“Huyền thoại góa phụ hành động” – LEE KRASNER (1908-1984)

Pollock-Krasner, Krasner-Pollock. Hai nghệ sĩ, một đôi vợ chồng- và một sự rập khuôn của lịch sử mỹ thuật khi đi quá xa trong việc đối xử công bằng với cả hai. Trước sự nghiệp của người chồng- Action Painter “Họa Sĩ Hành Động” Jackon Pollock, người đã qua đời trong tai nạn ôtô 11/8/1956 - Krasner đã đứng vững từ rất lâu trước khi có những đánh giá nghiêm chỉnh về tác phẩm của bà. Vào năm 1972, trong quyển sách Jackson Pollock: Energy Made Visible, nhà phê bình nghệ thuật B.H.Friedman đặt ra cụm từ để miêu tả Krasner và những nữ nghệ sĩ còn “sống sót” của Biểu hiện Trừu tượng- là “những góa phụ hành động”. Danh hiệu này đã bác bỏ sự ảnh hưởng của Krasner với thị trường nghệ thuật mà chỉ xem bà như một nhà quản lý di sản cho chồng và ám chỉ nghệ thuật của bà là phụ thuộc vào vị thần tượng của nghệ thuật trừu tượng Mỹ thời hậu chiến. Và danh hiệu này vẫn dính chặt đến ngày hôm nay, tới mức độ mà như không thể viết về Krasner mà không có viết về Pollock.

Huyền thoại Pollock đã xuất hiện từ khi ông còn sống và càng được tô điểm thêm sau khi ông qua đời nhanh như sự leo thang về giá tranh của ông, ông vua không ngai của New York School với cánh tay vẽ thả lỏng hoang dại bão táp của mình. Huyền thoại này có một ảnh hưởng bền vững tới những ý kiến phê bình tác phẩm của Krasner. Hơn thế nữa, sau khi Pollock qua đời đã có xu hướng xóa bỏ hoàn toàn vợ và tranh vẽ của bà ra khỏi tiểu sử của ông. Để thực thi công bằng cho thành tựu của Krasner, thì sẽ tiếp tục cần thiết phải tháo gỡ những liên quan đến sự tồn tại và sợi dây nghệ thuật mà họ cùng chia sẻ trong cuộc sống. Câu hỏi không phải là được hay không, mà thực hiện bằng cách nào. Đã không chỉ có duy nhất Krasner, họa sĩ và vợ của Pollock, mà còn họa sĩ Krasner tiền Pollock và nghệ sĩ Krasner hậu Pollock. Sớm như năm 1956, nhà phê bình nghệ thuật Clement Greenberg đã tuyên bố-đối lập với sự suy xét truyền thống- rằng “ ngay cả trước khi thành hôn cách nhìn và cách đánh giá của bà đã trở nên quan trọng trong tác phẩm của ông, và đã tiếp tục duy trì như thế”.

 
Không đề, 1949

Sinh ra tại New York trong một gia đình nhập cư từ Odessa, Krasner lớn lên trong truyền thống Do Thái Orthodox tại Brooklyn. Năm 1922, bà bắt đầu học mỹ thuật tại trường trung học Washington Ivrine, khám phá văn chương Nga và đọc Nietzsche và Schopenhauer. Sau đấy, bà học tại trường Mỹ Thuật của Nữ Giới tại Cooper Union và tham gia nhiều khóa học tại Art Students League, cũng như  tại Học Viện Thiết Kế Quốc Gia. Vào thời gian này, bà còn liên kết với “the White Russian emigré Igor Pantuhoff”, học tại City College of New York, và làm phục vụ bàn bán thời gian tại một quán rượu. Bà gặp gỡ nhà thơ và nhà phê bình Harold Rosenberg, người sau này nhanh chóng trở thành nhà phiên dịch chủ chốt của nền nghệ thuật Mỹ thời hậu chiến. Với ông, bà đã chia sẻ một tình bạn gắn bó suốt đời và nhiều sự liên quan trí tuệ.
Ảnh hưởng bởi Pittura Metafisca, đặc biệt bởi Giorgio de Chirico, vào thập niên 1930, Krasner sáng tác những tác phẩm như Gansevoort I, 1934 và Gansevoort II, 1935. Trong thời gian học Hans Hofmann tại trường Mỹ Thuật (từ 1937), bà đã học hỏi rất nhiều từ những nghệ sĩ người Đức về trào lưu tiên phong của nghệ thuật hiện đại quốc tế và tranh trừu tượng, bao gồm Matisse và Picasso (Không đề, 1938). Vào năm 1939, Krasner trở thành thành viên của nhóm nghệ sĩ Trừu tượng tiến bộ Mỹ, nơi bà đã đấu tranh cho ý tưởng của chủ nghĩa Mác. Những năm 1934 đến 1943 bà tham gia vào Works Progress Administration, dẫn đầu việc thiết kế tranh tường theo truyền thống Mexico, và trong năm 1941- theo một vài cách diễn đạt trừu tượng. Và cũng cuối năm đó cuộc chạm trán của bà với Pollock đã mang đến những quyết định quan trọng trong sự phát triển của cả hai. Bà từng gặp Pollock từ năm 1936, khi ấy Krasner đã nổi tiếng hơn nhiều so với nghệ sĩ trẻ 29 tuổi, người được bà gặp mặt để chuẩn bị cho triển lãm “Tranh của Pháp và Mỹ” tại New York cho năm 1942. Năm 1945, Pollock và Krasner thành hôn. Trong lúc ấy, bà đã giới thiệu ông với thế giới nghệ thuật New York.

Từ “Giai đoạn  đen tối”…

 
Mùa, 1957

Krasner từng gọi những năm 1943 đến 1946 là “giai đoạn đen tối”. Tranh của bà chứa đựng nhiều lớp và nhiều lớp của một phong cách vẽ riêng mà kết qủa là chủ yếu tranh có tông màu xám, có cái nhìn bề mặt như bị hóa thạch. Như người nghệ sĩ trong câu chuyện của Honơré de Balzac, “Le Chef d’Oeuvre Inconnu”, 1831, Krasner bị lôi kéo một cách vô ích vào cuộc tìm kiếm sự cân bằng giữa trực giác và duy lý như là nền tảng căn bản cho một tác phẩm hoàn hảo. Sự hiểu biết về ngữ cảnh phương Đông có thể tìm thấy lý do cho sự khủng hoảng này, trong gian đoạn mà Krasner làm việc như thể bị ám ảnh, trong nỗi khiếp sợ của Holocaust (nạn tàn sát người Do Thái dưới thời Hitler). Dưới con mắt của lịch sử nghệ thuật, bà nhận lời gợi ý từ  Newman và Rothko và cái hùng vĩ của truyền thống trừu tượng. Vào năm 1946 là muộn nhất, những sự ảnh hưởng chung lẫn nhau dần xuất hiện trong tác phẩm của Pollock và Krasner. Pollock bắt đầu với “tranh chảy nhỏ giọt” và, trong năm 1947-1949, xuất hiện “tranh đổ sơn”, như khi Krasner thực hiện loạt tác phẩm của Hình ảnh bé nhỏ, 1946-1949. Trừu tượng 2, 1946-1948, và Tranh No, 19, 1947/1948, chuyển đổi kỹ thuật của Pollock như ký hiệu, thực hiện- dấu hiệu, và đổ sơn thành dạng có tính thiên về công thức, nghệ thuật viết chữ và chữ tượng hình. Krasner vẽ những thể liên tục với một cách điều chế và nguyên tắc hơn, có thể phản chiếu cái hiện thời của bà với Siêu thực eùcriture automatique và hệ thống ngôn ngữ như Hebrew (tiếng Do Thái cổ) và Celtic. Cả Pollock và Krasner đều miễn trừ với những gợi ý từ thực tại, và cũng kìm nén/ngăn cản dấu hiệu trực tiếp từ bàn tay người nghệ sĩ. Và phương pháp của Krasner thì riêng rẽ hơn, ít phản chiếu tính cách của người nghệ sĩ và hướng vào sự lo lắng tinh thần nột tâm.


Màu trắng mát, 1959

...Hùng biện bằng chính tranh của mình
Sự khước từ của Kraner trong việc mô phỏng Pollock, sự cố gắng của bà để phát triển lời hùng biện bằng chính tranh của mình, trở nên rõ ràng hơn sau cái chết của Pollock, như Anne Wagner đã chỉ ra trong bài viết của cô “Vắng mặt Pollock, Hiện diện Krasner”.  Tranh của bà bây giờ thường được xây dựng theo cách xoay vòng, màu sắc xám xỉn, với sắc nhấn của màu trắng hay đỏ tươi- gần như là trái ngược với Hình ảnh bé nhỏ.  Từ Lời tiên tri khủng khiếp, bắt đầu trước tai nạn của Pollock, đến mãnh liệt Mùa, 1957; Ra đời, 1956 và Sự tán dương, 1957/1960, đến u sầu Cánh cổng, 1959,  khi cương lĩnh “Ta là Thiên nhiên” của Pollock được suy ngẫm thấu đáo và tiếp tục đi xa hơn cả tầm nhìn của ông, ở đó nổi bật lên những tác phẩm quan trọng sau này khi mà Krasner liên tục chất vấn phương pháp và định nghĩa lại bản sắc nghệ thuật của mình. Năm 1981, bà lâm bệnh nặng và ba năm sau đó, Krasner qua đời, để lại sự nghiệp 55 năm tồn tại trong nghệ thuật.       

 
Lê Hiền Minh biên dịch

Tác giả

(Visited 4 times, 1 visits today)