Làng xã trong vòng xoáy bạo lực của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX

Nhận diện vai trò của làng xã trong việc tạo ra bạo lực xã hội làm xói mòn quyền lực chính trị trung tâm ở miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ XIX là bài học hữu ích từ góc độ quản trị nhà nước trong ứng phó với thảm họa và các tình thế xã hội nguy cấp.


Những người nông dân Bắc Kỳ- 
Inguimberty Joseph, 1938. Ảnh: Flickr.

Mùa hè  năm 1834, quan Bố chính Bắc Ninh, Nguyễn Khắc Hài, đi khám đê Đông Ngàn (nay thuộc Từ Sơn), đến làng Long Tửu thì bị “giặc” chặn đánh. Ông cùng đoàn tùy tùng chạy vào làng Đông Xá xin cứu viện, nhưng dân làng chẳng những không cứu giúp mà còn đóng cổng không cho vào, kết quả là Nguyễn Khắc Hài và toàn bộ phái đoàn bị giết ngay bên ngoài cánh cổng làng đóng chặt.

Tin báo về Huế ngay lập tức làm cho vị hoàng đế trên ngai vàng, Minh Mệnh, “sửng sốt” và vô cùng giận dữ. Ngay giữa thanh thiên bạch nhật, dưới thiên hạ mà ông là thiên tử, một viên Bố chính (tương đương phó Chủ tịch tỉnh) do ông đích thân bổ nhiệm, bị giết hại ngay trước mắt, mà dân làm ngơ. Ngay lập tức một cuộc điều tra được tiến hành. 20 người gồm “giặc” và những người đóng cổng làng bị hành hình; 10 người khác bị đưa đi đày. (Đại Nam thực lục [DNTL], II, 127: 21a).

Đây là câu chuyện về làng xã nổi loạn và bạo lực xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trong thế giới mà cái chết của Nguyễn Khắc Hài chỉ là một chi tiết của bức tranh lớn bạo lực xã hội. Câu chuyện này đưa đến một hình ảnh khác của làng xã, và quản trị làng xã ở Việt Nam: đó là khi vùng nông thôn nổi loạn và tạo ra bạo lực xã hội ở quy mô lớn làm xói mòn quyền lực chính trị trung tâm. Điều này đã diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ XIX dưới xúc tác của thiên tai và dịch bệnh.

Các ngôi làng xuất hiện trong tâm trí người Việt là chốn bình yên với cây đa, bến nước, con đò, làn khói lam chiều. Niềm ao ước của người Việt xa xứ là được “úp mặt vào sông quê”. Khát khao của người “thành phố” là có một ngôi nhà nhỏ với vườn và ao cá ở nông thôn. Làng được coi là thành trì, cội rễ, sức mạnh của bản sắc, của cội rễ văn hóa dân tộc, là pháo đài chống quân xâm lăng…

Bài viết này không thách thức những điều trên đây. Tất cả những chi tiết trên đều đúng. Tôi cũng khát khao có một ngôi nhà ở quê. Bài viết này chỉ muốn chỉ ra rằng bên cạnh những lúc bình yên và các khung cảnh lãng mạn, đừng quên rằng làng xã còn là trung tâm của bạo lực xã hội, là nơi tạo ra bạo lực, thúc đẩy bạo lực. Dù bạo lực này có chiều hướng “tích cực” hay “tiêu cực”, là bạo lực nổi lên lật đổ triều đại suy tàn, đánh quân xâm lược, hay gây ra cát cứ.

Các ngôi làng chưa bao giờ đứng ngoài vòng xoáy bạo lực của xã hội Việt Nam.

Đầu thế kỷ XIX đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của cấu trúc quyền lực địa phương và hệ quả của chúng đối với nền quản trị quốc gia: khi làng xã nổi loạn chống lại nhà nước, lợi dụng sự suy yếu của nhà nước để gia tăng tự trị. Trước hết là các thế lực địa phương cát cứ, thổ hào, cường hào lợi dụng sự suy yếu quân sự của Huế để tranh giành nông dân, thống trị làng xã và chiếm đoạt tài nguyên tô thuế. Quá trình này thúc đẩy sự gia tăng của bạo lực xã hội ở quy mô chưa từng có và để lại hệ quả lớn đối với việc đoàn kết xã hội Việt Nam nhằm chống Pháp xâm lược ở giai đoạn lịch sử sau đó.


Chợ Kẻ Bưởi, Hà Nội cuối thế kỷ XIX. Ảnh: Flickr.
 

Thổ hào, cường hào và quân sự hóa làng xã

 

Mối quan hệ giữa làng với nước ở Việt Nam biến động liên tục trong lịch sử. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVI, sự phân hóa của làng xã và suy yếu của chính quyền Trung ương thúc đẩy một xu thế không thể đảo ngược: quan hệ ngày càng xa cách giữa các làng, chính quyền vùng với quyền lực trung tâm.

Thổ hào, cường hào là những khuôn mặt quen thuộc ở nông thôn, thế lực kiểm soát ruộng đất, thuế khóa. Các thế lực này là hệ quả của sự chuyển dịch kinh tế-xã hội ở Việt Nam từ thế kỷ XV. Sau thời đại Lý-Trần (thế kỷ XI-XIV) với điền trang thái ấp của quan lại, quý tộc, thế kỷ XV bắt đầu đánh dấu sự xác lập của làng xã với tư cách là các đơn vị hành chính hoàn chỉnh. Tuy nhiên, như gợi ý của sử gia Hàn Quốc Yu Insun, điều này cũng tạo ra cơ hội để các làng xã bắt đầu xác lập cơ chế tự trị riêng. Từ thế kỷ XVI-XVII, cấu trúc của các làng này bắt đầu bị phá vỡ với sự thay đổi của ruộng đất công-tư, và gia tăng sở hữu tư ruộng đất. Điều này làm cho bàn tay của nhà nước ngày càng suy yếu, đặc biệt là kiểm soát nhân khẩu, thuế khóa, và lao dịch.

Rất không may là các thể chế quyền lực trung tâm ở Việt Nam thế kỷ XVI-XIX phần lớn trong tình trạng chiến tranh phân tán. Điều này càng làm cho các làng trở thành những ‘pháo đài thực sự’ và đi xa khỏi quỹ đạo quyền lực nhà nước. Nó gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ổn định của xã hội Việt Nam bắt đầu từ quá trình quân sự hóa của các làng xã và dân chúng nổi dậy từ Đàng Ngoài tới Đàng Trong.

Đó là khởi đầu của “phép vua thua lệ làng”.

Từ năm 1684, các chúa Trịnh đã phải đối mặt với tình hình các viên cai huyện, cai tổng, cơ sát, tuần bộ… sở hữu nhiều súng và gây ra các hoạt động phi pháp (Lê triều chiếu lệnh thiện chính).

Hãy nhớ lại Hoàng Lê Nhất Thống chí mô tả phái đoàn của Nguyễn Nhạc ra Bắc năm 1786. Sau nhiều lần bị chặn đánh khi qua các làng, “Vua Tây Sơn cả sợ, từ đó, trên đường hành quân không dám vào ngủ trong nhà dân nữa; tối đâu giăng màn ra giữa đồng ruộng ở đó mà ngủ, còn các quân sĩ thì đều ngủ lộ thiên. Bởi vậy, khi tới kinh sư, đám quân chỉ là đoàn người mặt mũi hốc hác, coi không ra bộ quân của vua chúa.

Sử gia Mỹ George Dutton sử dụng tư liệu của giáo sĩ phương Tây cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa nhà nước và dân chúng ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII khi các đạo quân từ Trung ương luôn tìm cách bắt lính, thu lương thực và kim loại (để chế tạo vũ khí) từ các làng. Dân chúng đã bỏ trốn từ các đồn điền quân sự của chúa Nguyễn cho đến các công trường xây dựng của Tây Sơn (G. Dutton, Tayson Uprising, 2006).

Thực tế với sự sụp đổ của chính quyền họ Trịnh, vùng châu thổ sông Hồng đã bị chia tách thành một thế giới của các hào trưởng. Đó là lí do vua Lê đã không bao giờ có thể khôi phục lại vương triều và quyền lực chính trị Đàng Ngoài lại sụp đổ nhanh như thế. Và nhà Nguyễn sẽ kế thừa tất cả di sản này. Đó là khi các làng đã được quân sự hóa và có cái nhìn thù nghịch với nhà nước. Trong suốt thời kỳ cai trị của họ Nguyễn ở thế kỷ XIX, dù địa bạ được lập và Huế giữ đủ các loại sổ sách trong tay, các ngôi làng này là những chốn không bình yên với đủ loại hình thức bạo lực.


Báo cáo của Tổng trấn Bắc Thành về tổng số người chết trong đại dịch tả năm 1820 là 114.282 người. Nguồn: châu bản triều Minh Mệnh, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Trong các báo cáo của triều Nguyễn, có hai nhóm quân sự làng xã chủ yếu là “thổ phỉ” và ‘thổ hào’. Điểm khác nhau giữa thổ hào và thổ phỉ đó là nếu theo triều đình thì thành “thổ hào”, chống lại triều đình thì thành “thổ phỉ”. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai địa hạt này là mong manh. Có nhóm ban ngày làm thổ hào, đêm thành thổ phỉ. Có quan chức địa phương ‘thuê’ thổ phỉ nổi dậy, bắt cóc người, sau đó mang quân đi đánh đẹp để báo công. Việc nhà Nguyễn ngày càng dựa chặt vào các ‘thổ hào’ để chống lại ‘thổ phỉ’ càng làm cho tình trạng bạo lực trở nên nghiêm trọng vì từ ‘thổ hào’ đến ‘cường hào’ là một khoảng mong manh khác.

Khi viên quan cai quản Bắc Thành Nguyễn Hữu Thận vào chầu, đây là cuộc đối thoại giữa ông và Minh Mệnh:

Minh Mệnh: Sau khi giặc tan, kế đến nạn vỡ đê, triều đình hết sức cứu chữa, dân có biết ơn không?

Nguyễn Hữu Thận: Ơn vua đến nơi thì sắc mặt tươi lại, dân tình thực biết cảm vui. Vả lại dân Bắc Thành chỉ biết theo lệnh, rất là dễ trị, khó cảm hóa chỉ là bọn hương hào, tổng trưởng mà thôi. Bởi vì dân một làng chỉ do hào mục khu xử, chúng nó làm bậy thì dân cũng đều theo, cho nên khó cai trị. (Đại Nam thực lục).

Một viên quan khác lăn lộn ở các điểm nóng vùng châu thổ sông Hồng trong hàng thập kỷ là Nguyễn Công Trứ thì chỉ đích danh: “Từ trước đến nay, những người bàn việc đều đổ lỗi cho quan lại, mà không biết phần nhiều là tại hào cường. Cái hại quan lại là 1, 2 phần, cái hại hào cường đến 8, 9 phần, bởi vì quan lại chẳng qua là kiếm lợi nhỏ ở giấy tờ, đòi tiền ngoài lệ ở thuế khóa, cái hại gần và nhỏ, việc đã phát lộ, thì giáng cách ngay, rồi cũng biết hối. Còn cái hại hào cường, nó làm con người ta thành mồ côi, vợ người ta thành goá bụa, giết cả tính mạng của người ta, hết cả gia tài của người ta, mà việc không lộ, cho nên cứ công nhiên không kiêng sợ gì” (DNTL, II 54, 5a).

Những chuyển biến lớn khác ở vùng châu thổ sông Hồng đã làm cho bạo lực vượt xa tầm kiểm soát của nhà nước, bao gồm có việc chuyển cư và các nguồn vũ khí mới theo kiểu phương Tây. Vũ khí phương Tây, đặc biệt là súng đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy xu thế bạo lực đầu thế kỷ XIX. Súng điểu thương được triều đình nhà Nguyễn thu giữ với số lượng hàng nghìn sau mỗi chiến dịch quân sự. Cùng với đó là số lượng lớn thuốc súng. Sự gia tăng các loại súng này đến từ mạng lưới trao đổi vũ khí giữa châu thổ sông Hồng với vùng núi thượng Bắc Kỳ. Năm 1837, Minh Mệnh cấm việc trao đổi các loại súng tay, yêu cầu quan chức địa phương kiểm soát việc sản xuất vũ khí và hạn chế dòng người đi lại giữa miền ngược và miền xuôi. Cùng năm đó, Huế đã đóng cửa tất cả các mỏ lưu huỳnh và muối nitrat dọc theo biên giới Việt – Trung. Bất cứ ai sở hữu từ 1 cân (600 gram) sẽ chịu các hình phạt nặng.

 

Thiên tai, dịch bệnh và sự hỗn loạn của hệ thống quản trị làng xã

 

Trong bối cảnh đó, thiên tai, dịch bệnh đã góp thêm vào sự ‘đổ vỡ’ có hệ thống của quản trị nhà nước đối với vùng châu thổ này.

Sự mở rộng của hệ thống thuộc địa và giao thương Đông – Tây đã gây ra một hệ quả nghiêm trọng đối với các xã hội vùng châu Á gió mùa: dịch bệnh. Đậu mùa, tả, sốt rét, dịch hạch… là nguyên nhân gây ra khoảng 80 trận dịch lớn ở Việt Nam trong thế kỷ XIX. Trận dịch tả năm 1820 làm chết 206.835 người, trận dịch năm 1849 là 589. 460 người, trong bối cảnh dân số Việt Nam khoảng 7-10 triệu.

Cùng với đó là nạn hạn hán và lũ lụt diễn ra thường xuyên bất chấp các nỗ lực không mệt mỏi đến mất ăn mất ngủ của vua Minh Mệnh, Tự Đức… Chỉ tính riêng 26 năm đầu tiên thời Gia Long và Minh Mệnh (1802-1829), triều đại này đắp mới 144.5 km trong tổng số 952 km đê chính ở Bắc Bộ. Đổi lại, từ 1803 đến 1861, cả vùng hứng chịu 27 trận lụt lớn (Tessier Olivier 2011). Với tần suất hai năm một trận lụt, tỉ lệ này là gần như cao nhất trong gần 1.000 năm từ khi người Việt “tiếp quản” vùng châu thổ ở thế kỷ X, đồng thời là nguyên nhân của ít nhất 47 cuộc nổi dậy đầu thế kỷ XIX.

 

 

 

Bắc Thành

Nghệ An

Thanh Hóa

Ninh Bình

Hải Dương

Bắc Ninh

Sơn Tây

Hưng Yên

Nam Định

Quảng Yên

Sơn Nam

Thái Nguyễn

Hưng Hóa

1820

Dịch tả, số người chết toàn Việt Nam là 206. 835 người (Đại Nam thực lục)

Bắc thành: 114.282 (châu bản triều Minh Mệnh)

Giặc (2.000 tên)

 

1821

 

Cướp

 

 

 

 

Giặc

 

 

 

 

 

Giặc

1822

 

Giặc

Giặc

 

 

 

 

Giặc

 

 

Giặc (200 tên)

 

Giặc

(1.200 tên)

1823

Giá lúa cao

Giặc

(400 tên)

Nạn đói

Giặc , cướp biển

Nạn đói

Giặc (700 tên)

 

 

 

 

 

 

 

1824

Giặc

Giặc

Nạn đói

Thổ phỉ (500 tên)

Nạn đói

Nạn đói

Giặc

Giặc

Giặc

 

Nạn đói

 

 

Giặc

(800 tên)

Giặc

1825

 

Thổ phỉ

 

 

Hạn hán

 

 

 

Hạn hán

 

Giặc

(800 tên)

 

 

1826

Giặc

Giặc

 

Nạn đói

Dân xiêu tán, Giặc

(5.000 tên)

 

Thổ phỉ (600  tên)

Giặc

(100 tên)

Giặc

(2000  tên)

Giặc

Giặc

(400 tên)

 

 

 

1827

Nạn đói

Giặc

 

Giặc

 

Nạn đói

Giặc

Nạn đói

Giặc

(hàng nghìn tên)

Lụt

Nạn đói,

Giặc

(1000 tên)

Giặc

Lụt lội,

Nạn đói

Giặc (5000), dân li tán

Hải tặc

(50 thuyền)

Lụt lội

Giặc,

Dân li tán

 

Giặc

1828

Giặc

Hải tặc

Giặc,

Hải tặc

Giặc

 

 

 

 

 

Hải tặc,

Phỉ Trung Quốc (500 tên)

 

 

 

1829

 

Hải tặc Trung Quốc

 

 

Giặc

 

 

 

Hải tặc

(10 thuyền)

Giặc (500 tên)

 

 

1830

Giá gạo cao

 

 

 

Nạn đói

 

 

 

 

Hải tặc

(10 thuyền)

 

 

 

1832

 

Nổi dậy (200 quân)

Cướp biển

 

Giặc

Giặc

Giặc

Nạn đói

 

Hải tặc

 

 

 

1833

Lụt, nạn đói,

Dân lưu tán vào Thanh Hóa,

Lê Duy Lương nổi dậy

 

Hạn hán

Nạn đói,

10,000 dân đói đến, Dân nổi dậy theo nhà Lê

Nổi dậy theo nhà Lê

27,000 dân lưu tán Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Giặc cướp

(1000 tên

 

Giặc (1000+ 1000 tên)

Nạn đói

Nạn đói

 

 

 

Giặc (1000+2000)

1834

 

Xiêm xâm lược

Giặc

Giá gạo cao,

1.000 dân đói đến,

Giặc nổi dậy

Giá gạo cao,

Giặc

 

 

Giá gạo cao

 

 

 

Giặc

Giặc

1835

 

 

Giặc

 

 

Giặc

(800 tên)

Giặc

 

 

 

 

Giặc

Giặc

1836

 

 

Giặc (500+ 1000 tên)

Giặc

 

Nạn đói

Giặc

 

 

Giặc,

Cướp biển Trung Quốc

 

 

Giặc, Cướp biển Trung Quốc

1837

 

Giặc

Giặc

Bão,

Nạn đói

Giặc

 

Giặc

 

 

 

 

 

 

 

1838

 

 

Cướp biển Trung Quốc

Bão

 

 

 

 

 

Xung đột giáo dân

Cướp biển Trung Quốc

 

 

 

1839

Dịch tả

 

 

Giặc cướp

23.000 người chết dịch

21. 500 người chết vì dịch

4.900 người chết vì dịch

 

 

Cướp biển Trung Quốc

 

 

 

1840

Dịch tả, 2000 người chết

 

 

 

 

 

3.000 người chết dịch

200 người chết dịch

 

 

 

 

Bảng thống kê các sự kiện lớn về thiên tai, dịch bệnh và bạo lực xã hội dưới thời Minh Mệnh.

Lưu ý:  – Từ năm 1802 đến năm 1831, các đơn vị hành chính phía Bắc được quản lí bởi một đơn vị hành chính cấp trung gian là Bắc Thành.

– Tên gọi như “phỉ”, “tặc”… là dẫn nguyên văn từ chính sử vương triều Nguyễn.

Với dịch bệnh và thiên tai, nhà nước hầu như đã mất khả năng kiểm soát dòng di cư của dân chúng ở vùng châu thổ sông Hồng, đồng thời mất đi khả năng quản lí các vùng núi và trung du đóng vai trò giáp ranh và cửa ngõ vào vùng châu thổ này. Điều này là món quà đối với bạo lực xã hội.

Với các tỉnh vùng rốn lũ như Hải Dương thì tình trạng lưu tán là phổ biến. Năm 1827, tại đây có 108 làng có tình trạng dân lưu tán, bỏ hoang 12.700 mẫu ruộng. Không phải tình cờ mà 1827 cũng là đỉnh cao của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, nơi mà “người từ phía Bắc, người từ phía Đông, người Mường, người Man đều tụ về”. Tới mùa thu năm 1832, tỉnh thành Thanh Hóa báo cáo nhiều nhóm người đói từ phía Bắc tới kiếm ăn, “nhiều người chết dọc đường”. Tới mùa đông, con số này lên tới 10.000 người.

Điểm yếu nhất của quản trị nhà nước đối với vùng nông thôn là sự lúng túng khi cấu trúc xã hội tiểu nông (dựa trên sở hữu nhỏ ruộng đất của nông dân) bị phá vỡ. Thiên tai, dịch bệnh và tình trạng bạo lực đòi hỏi các phản ứng nhanh và hiệu quả. Trong khi đó sự lúng túng này dẫn đến các thất bại về dịch tễ, cứu trợ hay ổn định tình hình dân cư. Về mặt dài hạn, điều đó làm giảm hiệu lực của nhà nước trong việc duy trì hệ thống thuế khóa, kiểm soát nhân khẩu, quản lí dòng chảy dân cư, duy trì an ninh và quân sự.

Và đó là lúc làng xã nổi dậy: 1821, 1824, 1827, 1833, 1836, 1840.

Cuối cùng, bài viết này mong muốn dẫn ra một ví dụ về tính năng động của làng xã này, đặc biệt là sự can dự của nông thôn vào các diễn trình lịch sử lớn của người Việt. Điều này trái ngược với hình ảnh “làng”, “công xã nông thôn” mà thế giới phương Tây vẫn dùng để nhận thức về châu Á, nơi làng là trung tâm của thế giới trì trệ, rời rạc, “những củ khoai tây trong tải khoai tây”.

 

Nhận diện vai trò của làng xã trong việc tạo ra bạo lực xã hội làm xói mòn quyền lực chính trị trung tâm ở miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ XIX là bài học hữu ích từ góc độ quản trị nhà nước trong ứng phó với thảm họa và các tình thế xã hội nguy cấp.

—–

Tham khảo:

Vũ Đức Liêm, “Village Rebellion and Social Violence in Early Nineteenth Century Vietnam,” in A Global History of Early Modern Violence, ed. Peter H. Wilson, Marie Houllemare, and Erica Charters (Manchester: Manchester University Press, 2020), 52–70.

Vũ Đức Liêm, “‘Chơi Với Vua Như Đùa Với Hổ’: Nguyễn Công Trứ Trong Trật Tự Quyền Lực Của Minh Mệnh,” trong Nguyễn Công Trứ và Sự Nghiệp Lập Thân Kiến Quốc, biên tập: Nguyễn Công Lý et al. (Hà Nội: KHXH, 2018), 157–87.

Tác giả