Một cánh cửa vào thế giới cà phê

Trên thế giới, có rất nhiều bảo tàng cà phê được thành lập ở các quốc gia như Brazil, Colombia, Ethiopia, Đức, Anh, Nhật Bản… nhưng Bảo tàng Cà phê thế giới khánh thành đầu năm tới ở Việt Nam sẽ là bảo tàng sống lớn nhất, độc đáo nhất, đặc sắc nhất và là một phần nhỏ trong tổng thể của “Thủ phủ cà phê toàn cầu” đang được nỗ lực hiện thực hóa tại Buôn Ma Thuột.

Cuối tuần qua, Công ty cổ phần Trung Nguyên đã tổ chức họp báo và giới thiệu triển lãm một số hiện vật tiêu biểu của “Bảo tàng Cà phê thế giới” tại Hội quán Thanh niên Sáng tạo Trung Nguyên (Số 7 Nguyễn Văn Chiêm, Quận 1).

Ý tưởng hình thành về một bảo tàng văn hóa cà phê toàn cầu của Việt Nam đã được hình thành ngay từ những ngày ban đầu của ý tưởng dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” và đã được rất nhiều chuyên gia về bảo tàng trong và ngoài nước trăn trở, xây dựng và đóng góp hoàn thiện cùng với Trung Nguyên.

Theo GS Nguyễn Văn Huy – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – một trong những chuyên gia về bảo tàng hàng đầu của Đông Nam Á – chia sẻ: “Tôi may mắn được chia sẻ ý tưởng về một bảo tàng văn hóa cà phê thế giới ngay từ những ngày đầu và thực sự bị cuốn hút vì tính độc đáo và đặc sắc của ý tưởng. Điều ấn tượng nhất là bản thân bảo tàng này cũng đủ để hấp dẫn với thế giới nhưng đây chỉ là một phần của Thủ phủ cà phê toàn cầu tại Việt Nam. Tôi và ông Ama Galla – Phó Chủ tịch Bảo tàng Cà phê thế giới, đều bị cuốn hút bởi ý tưởng một bảo tàng sống về cà phê”.

Trên thế giới, có rất nhiều bảo tàng cà phê được thành lập ở các quốc gia như Brazil, Colombia, Ethiopia, Đức, Anh, Nhật Bản… nhưng Bảo tàng Cà phê thế giới ở Việt Nam là bảo tàng sống lớn nhất, độc đáo nhất, đặc sắc nhất và là một phần nhỏ trong tổng thể của “Thủ phủ cà phê toàn cầu” đang được nỗ lực hiện thực hóa tại Buôn Ma Thuột.

Bảo tàng Cà phê thế giới được định hình trên nền tảng xây dựng hướng đến là bảo tàng di sản văn hóa cà phê toàn cầu, điểm khác biệt và đặc sắc của bảo tàng chính là một bảo tàng sống về văn hóa cà phê toàn cầu và một bảo tàng ảo thu thập mới nhất những thông tin hình ảnh về cà phê của thế giới. Trong nhiều năm làm việc với các chuyên gia bảo tàng quốc tế và Việt Nam, tất cả đều thống nhất mô hình bảo tàng cà phê thế giới phải là một mô hình bảo tàng chưa có trong tiền lệ trên thế giới; mang tính thời đại và kết hợp hài hòa với tính bản địa đặc sắc, đủ sức quyến rũ với thế giới; mang tính độc đáo của yếu tố Phương Đông nên chọn phong cách thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Bản là Atara Isozaki để làm chủ đạo cho kiến trúc bảo tàng với thiết kế mang điểm nhấn địa phương và vật liệu địa phương.

Bảo tàng Cà phê thế giới thể hiện những nội dung sưu tập của lịch sử cà phê, địa lý cà phê, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ của cà phê trên thế giới và văn hóa cà phê toàn cầu – trong đó Bảo tàng Jenn Burg (Đức) với hơn 10.000 hiện vật là một phần trong nội dung sưu tầm của Bảo tàng Cà phê thế giới. Bên cạnh đó còn có những nội dung bổ sung của bảo tàng: bảo tàng đất và đá toàn cầu; bảo tàng về các hạt, cây, giống cà phê trên toàn cầu; bộ sưu tập văn hóa Tây Nguyên lớn nhất Việt Nam với trên 60 năm lịch sử.

Cũng chính vì những ý tưởng nêu trên của bảo tàng mà trong quá trình tìm kiếm và chuẩn bị xây dựng Bảo tàng, Trung Nguyên đã nhận được sự đồng cảm và chia sẻ về những ý tưởng xây dựng bảo tàng của ông chủ bảo tàng cà phê lớn nhất thế giới là Jens Burg. Ông nói: “Tôi hoàn toàn tin tưởng khi chuyển giao lại đứa con của mình cho Trung Nguyên vì tôi muốn đóng góp một phần của mình vào việc xây dựng và hình thành nên một Thủ phủ cà phê toàn cầu được xây dựng tại Việt Nam. Đây là sự đóng góp thiết thực và ý nghĩa nhất của tôi vào cuối cuộc đời của mình.”


Máy rang cà phê.

Trong chương trình triển lãm đầu tiên kéo dài một tháng (4/12/2010 – 4/1/2011), Trung Nguyên chỉ trưng bày khoảng 100 hiện vật tiêu biểu của bảo tàng cà phê thế giới với ý tưởng triển lãm, giới thiệu qui trình để tạo nên một ly cà phê từ khâu đầu đến khâu cuối thông qua các hiện vật có sự độc đáo, khác biệt về hình dáng, kích thước qua mỗi thời kỳ và tại mỗi quốc gia trên thế giới. Còn Bảo tàng Cà phê thế giới sẽ chính thức mở cửa đón khách vào tháng 3/2011, vào dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (10 – 14/3/2011) tại Làng cà phê Trung Nguyên với đầy đủ các hiện vật.

Bảo tàng cà phê được thành lập tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia là cường quốc về cà phê: trồng, chế biến cà phê và tiêu thụ cà phê.

1.    Cường quốc trồng và chế biến cà phê

–    Brazil, cường quốc số 1 về cà phê của thế giới: Bảo tàng đặt tại Santos là bảo tàng quốc gia, khánh thành năm 1988. Có khoảng 3.000 hiện vật cà phê trưng bày. Nơi đây khách tham quan có thể tìm hiểu về các quá trình lịch sử cà phê trở thành nguồn lực kinh tế quan trọng nhất của Brazil.

–    Ethiopia, quê hương đầu tiên của cà phê: Bảo tàng cà phê đang được chính phủ xây dựng và dự kiến khánh thành vào năm 2011 – tại Kafa. Dự kiến bảo tàng tại quê hương đầu tiên của cà phê sẽ là một trung tâm nghiên cứu về cà phê arabica và hướng dẫn những người đam mê cà phê khám phá thế giới cà phê.

2.    Cường quốc tiêu thụ cà phê

–    Đức: Quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ cà phê nổi tiếng của thế giới với Bảo tàng Jacobs là cổng thông tin về cà phê, có thể nói là “tất cả về cà phê và không phải là lời đồn.”

–    Vương quốc Anh với Bảo tàng Bramah Tea and Coffee tại London được mở bởi Edward Bramah vào năm 1992, 40 năm sau khi ông đầu tiên đã có ý tưởng. Bảo tàng có thư viện với 3.500 đầu sách cổ có giá trị, nhiều bộ sưu tập tranh vẽ liên quan đến cà phê.

–    Nhật Bản: Bảo tàng cà phê UCC Ở Kobe. Ngày 01/10/1987, “Ngày Cà phê”, Bảo tàng cà phê UCC được mở cửa với khoảng 2.000 hiện vật. Đặc biệt, Bảo tàng cà phê UCC là một hình ảnh của thiết kế hiện đại với bên ngoài như nhà thờ Hồi giáo bởi đối với người Hồi giáo, cà phê được coi là thức uống cà phê có giá trị động lực thúc đẩy sự kết nối.

 

Tác giả