Như một làn khói
Hà nội là nơi sưu tập nhiều thứ cũ xưa, nay chẳng tìm thấy ở đâu. Trên phố Tràng Thi có một tiệm cắt tóc rộng rãi sáng sủa nghe nói là một tiệm quốc doanh thuộc loại lâu đời còn sót lại. Tiệm có đèn neon sáng lóa, bên trong anh chị thợ cắt đồng phục trắng tinh như cái bánh kem mẫu để mãi không cũ.
Tôi nghĩ thế nào cũng phải vào đó một lần cho biết, không hẳn vì tài nghệ của dao kéo mà phảng phất một nỗi lo rằng cái tiệm ấy rồi cũng như hòn đá xếp hàng, tem phiếu thời bao cấp…, đến một ngày biến mất rồi chỉ xuất hiện trở lại trong viện bảo tàng. Biết lo như vậy là thừa bởi cắt tóc là ngành nghề có nhu cầu bất tận, nhưng để giữ được thần thái là một chuyện khác. Vẫn tiệm ấy đấy, nếu một hôm thức thời bỏ đèn neon chuyển sang đèn vàng ấm cúng khách khứa tấp nập vào ra, thì không còn là tiệm ngày trước nữa rồi. Muốn nhớ phải lục tìm những postcard cũ. Như một postcard trắng đen tôi thích đây, rất có không khí, cảnh những người đàn ông đầu thế kỷ 20 to béo trần trùng trục, ngồi dạng chân nhổ lông vịt.
Giờ mà muốn tìm xem cảnh nhổ lông vịt ấy chắc phải về quê. Ở thành phố, trong các siêu thị gà vịt được phân loại rõ ràng. Một gói toàn đùi. Một gói toàn cánh. Một gói toàn ức béo ngậy. Nhìn những gói hàng tinh tươm kỷ luật ấy cũng có thể hình dung ra cảnh lũ gà vịt nay có bị thịt cũng đã được một cái chết đẹp, gọn gàng nhẹ nhàng khác xưa. Chết tự động và chính xác như máy, chứ không phải vươn cổ vặn vẹo mãi trong tay người. Ngày trước, mỗi lần ở nhà có đám giỗ là lũ trẻ con chúng tôi phải cong lưng ngồi làm lông vịt. Tay phồng lên vì nước sôi và ngón sưng vù vì nhổ lông non. Công việc ấy biến mất từ lúc nào không rõ. Nếu lúc ấy mà có thợ ảnh đi ngang không tiếc phim bấm cho một pô, thì nay xem lại cũng có thể nhìn hình dung không khí của một kiểu di sản đã mất.
Cảm giác và không khí là thứ mơ hồ khó gìn giữ, nhưng có những điều cụ thể hơn vẫn không giữ được. Mỗi hai tuần, trong 6.000 ngôn ngữ trên thế giới lại có một bị tuyệt chủng. Ngôn ngữ biến mất cũng là sự tuyệt chủng của một nền văn hóa. Khi mình đang sống cùng và nói một thứ tiếng trẻ khỏe như tiếng Việt, nghe một ngôn ngữ kể về sự biến mất của một ngôn ngữ khác thấy thờ ơ như một người trẻ đang nói về một người sắp qua đời. Có đọc những mẩu viết thế kỷ trước với văn phong ngượng nghịu, mới nhớ ra mới đây thôi tiếng Việt hãy còn ốm yếu, không như nay đích thị là một đứa trẻ đang lớn, ngày nào cũng đem đến sự ngạc nhiên. Hôm trước thấy tôi ngồi nhìn ra hồ, cô chủ quán bảo trông anh có vẻ buồn “sâu”. Từ này hình như mới xuất hiện. Nhiều người không thích, nghe bỗ bã thế nào. Nhưng thích hay không thì đó cũng là thứ ngôn ngữ đang đâm chồi nảy lộc. Thấy mình quả thật may mắn hơn nhiều cái ông Nudjulu ở miền xa xôi nước Úc. Ông ấy nay đã sáu mươi mà phải loay hoay bảo tồn thứ tiếng Mati Ke của dân tộc mình. Một dân tộc còn đúng mỗi ba người, kể cả hai chị em ông. Khốn khổ thay theo tập tục của bộ lạc, ông và người chị không bao giờ được trò chuyện cùng nhau một khi đã bước qua tuổi trưởng thành. Nhưng Nudjulu ấy vẫn còn tí teo hy vọng, vì thứ tiếng mà kẻ sau cùng biết nói ở một làng quê xa xôi của đất nước Venezuela tràn ngập hoa hậu chính là một con két, khi tất cả người dạy nó nói tiếng Atures đã chết từ lâu.
Dù sao thì chuyện người hay ngôn ngữ biến mất là hơi vĩ mô, nếu không bất ngờ thì cũng ngoài tầm tay một người. Những thứ khác gần gũi cũng lần lượt biến mất trước mắt ta đấy thôi. Mỗi lần ra Hà nội, tôi lại ở Dân Chủ. Trong tâm trí của người phương xa, khách sạn ấy gần như là một kiểu di tích lịch sử. Khách sạn Dân Chủ và kem Tràng Tiền hình thành nên hình ảnh huy hoàng một thời quốc doanh. Một lần Tí, đứa cháu mười ba tuổi của tôi ở Hà nội, thổ lộ mơ ước được vào đấy một lần cho biết. Mua kem Tràng Tiền, bỏ vào tủ lạnh Dân Chủ, ăn dần. Ước mơ của một đứa bé lúc nào cũng chờ đến cuối tuần được mẹ chở đi dạo phố. Xe đi ngang, mắt ngước nhìn, và trong đầu có muôn thứ tò mò biến thành ao ước vì không bao giờ được giải quyết. Một lần thấy cô phục vụ mắt đỏ hoe, mới biết mọi người được thông báo nghỉ việc vì khách sạn sắp bị đập bỏ, xây mới. Thế là hai chú cháu nửa đêm lấy máy ảnh đi chụp từng góc hành lang, từng hàng cột ngoài hiên, mái vòm, cửa… Tất cả lưu vào máy, xem đi xem lại. Cháu cười bảo sau này có thể kể rằng cái khách sạn ngày xưa ấy đẹp nhất là các phòng 102, 202, 302, 402 vì có cửa sổ quay xuống đường nhỏ. Máy lạnh của ngày xưa ấy rất lạnh. Lúc nào cũng có mùi thơm thơm của gỗ lát sàn cũ…
***
Khách sạn Dân Chủ ấy, nay đi ngang chỉ thấy một bãi đất trống, phẳng lì với mấy chiếc cần cẩu cao vọt lên. Không biết có phải là một thứ tâm lý bình thường không, khi trước đây tôi chỉ theo đuổi những gì mới nhất; CD Walkman, MP3, Ipod…, cũ thì hờ hững. Giờ thì nhìn đâu cũng có hơi hướm tiếc, như thể chỉ gặp được một lần cuối này. Đi đường vừa muốn thong dong ngắm, lại muốn vội hơn để được thấy nhiều. Tháng rồi, chiếc máy tính lưu đầy ảnh ấy cũng bị hỏng ổ cứng. Thế là hết. Tất cả những gì đã qua chỉ còn lại trong trí nhớ. Hình ảnh của trí nhớ ngày một nhạt nhòa theo tuổi tác, như làn khói mỏng bay ngược về sau, mỗi lúc một xa.
Giờ mà muốn tìm xem cảnh nhổ lông vịt ấy chắc phải về quê. Ở thành phố, trong các siêu thị gà vịt được phân loại rõ ràng. Một gói toàn đùi. Một gói toàn cánh. Một gói toàn ức béo ngậy. Nhìn những gói hàng tinh tươm kỷ luật ấy cũng có thể hình dung ra cảnh lũ gà vịt nay có bị thịt cũng đã được một cái chết đẹp, gọn gàng nhẹ nhàng khác xưa. Chết tự động và chính xác như máy, chứ không phải vươn cổ vặn vẹo mãi trong tay người. Ngày trước, mỗi lần ở nhà có đám giỗ là lũ trẻ con chúng tôi phải cong lưng ngồi làm lông vịt. Tay phồng lên vì nước sôi và ngón sưng vù vì nhổ lông non. Công việc ấy biến mất từ lúc nào không rõ. Nếu lúc ấy mà có thợ ảnh đi ngang không tiếc phim bấm cho một pô, thì nay xem lại cũng có thể nhìn hình dung không khí của một kiểu di sản đã mất.
Cảm giác và không khí là thứ mơ hồ khó gìn giữ, nhưng có những điều cụ thể hơn vẫn không giữ được. Mỗi hai tuần, trong 6.000 ngôn ngữ trên thế giới lại có một bị tuyệt chủng. Ngôn ngữ biến mất cũng là sự tuyệt chủng của một nền văn hóa. Khi mình đang sống cùng và nói một thứ tiếng trẻ khỏe như tiếng Việt, nghe một ngôn ngữ kể về sự biến mất của một ngôn ngữ khác thấy thờ ơ như một người trẻ đang nói về một người sắp qua đời. Có đọc những mẩu viết thế kỷ trước với văn phong ngượng nghịu, mới nhớ ra mới đây thôi tiếng Việt hãy còn ốm yếu, không như nay đích thị là một đứa trẻ đang lớn, ngày nào cũng đem đến sự ngạc nhiên. Hôm trước thấy tôi ngồi nhìn ra hồ, cô chủ quán bảo trông anh có vẻ buồn “sâu”. Từ này hình như mới xuất hiện. Nhiều người không thích, nghe bỗ bã thế nào. Nhưng thích hay không thì đó cũng là thứ ngôn ngữ đang đâm chồi nảy lộc. Thấy mình quả thật may mắn hơn nhiều cái ông Nudjulu ở miền xa xôi nước Úc. Ông ấy nay đã sáu mươi mà phải loay hoay bảo tồn thứ tiếng Mati Ke của dân tộc mình. Một dân tộc còn đúng mỗi ba người, kể cả hai chị em ông. Khốn khổ thay theo tập tục của bộ lạc, ông và người chị không bao giờ được trò chuyện cùng nhau một khi đã bước qua tuổi trưởng thành. Nhưng Nudjulu ấy vẫn còn tí teo hy vọng, vì thứ tiếng mà kẻ sau cùng biết nói ở một làng quê xa xôi của đất nước Venezuela tràn ngập hoa hậu chính là một con két, khi tất cả người dạy nó nói tiếng Atures đã chết từ lâu.
Dù sao thì chuyện người hay ngôn ngữ biến mất là hơi vĩ mô, nếu không bất ngờ thì cũng ngoài tầm tay một người. Những thứ khác gần gũi cũng lần lượt biến mất trước mắt ta đấy thôi. Mỗi lần ra Hà nội, tôi lại ở Dân Chủ. Trong tâm trí của người phương xa, khách sạn ấy gần như là một kiểu di tích lịch sử. Khách sạn Dân Chủ và kem Tràng Tiền hình thành nên hình ảnh huy hoàng một thời quốc doanh. Một lần Tí, đứa cháu mười ba tuổi của tôi ở Hà nội, thổ lộ mơ ước được vào đấy một lần cho biết. Mua kem Tràng Tiền, bỏ vào tủ lạnh Dân Chủ, ăn dần. Ước mơ của một đứa bé lúc nào cũng chờ đến cuối tuần được mẹ chở đi dạo phố. Xe đi ngang, mắt ngước nhìn, và trong đầu có muôn thứ tò mò biến thành ao ước vì không bao giờ được giải quyết. Một lần thấy cô phục vụ mắt đỏ hoe, mới biết mọi người được thông báo nghỉ việc vì khách sạn sắp bị đập bỏ, xây mới. Thế là hai chú cháu nửa đêm lấy máy ảnh đi chụp từng góc hành lang, từng hàng cột ngoài hiên, mái vòm, cửa… Tất cả lưu vào máy, xem đi xem lại. Cháu cười bảo sau này có thể kể rằng cái khách sạn ngày xưa ấy đẹp nhất là các phòng 102, 202, 302, 402 vì có cửa sổ quay xuống đường nhỏ. Máy lạnh của ngày xưa ấy rất lạnh. Lúc nào cũng có mùi thơm thơm của gỗ lát sàn cũ…
***
Khách sạn Dân Chủ ấy, nay đi ngang chỉ thấy một bãi đất trống, phẳng lì với mấy chiếc cần cẩu cao vọt lên. Không biết có phải là một thứ tâm lý bình thường không, khi trước đây tôi chỉ theo đuổi những gì mới nhất; CD Walkman, MP3, Ipod…, cũ thì hờ hững. Giờ thì nhìn đâu cũng có hơi hướm tiếc, như thể chỉ gặp được một lần cuối này. Đi đường vừa muốn thong dong ngắm, lại muốn vội hơn để được thấy nhiều. Tháng rồi, chiếc máy tính lưu đầy ảnh ấy cũng bị hỏng ổ cứng. Thế là hết. Tất cả những gì đã qua chỉ còn lại trong trí nhớ. Hình ảnh của trí nhớ ngày một nhạt nhòa theo tuổi tác, như làn khói mỏng bay ngược về sau, mỗi lúc một xa.
——-
CHÚ THÍCH ẢNH: Phố Khâm Thiên ngày Tết
Phan Triều Hải
(Visited 1 times, 1 visits today)