Những vòng tròn
Chiều mùa đông rét đậm, tôi nổi hứng đạp xe lang thang. Hà Nội bây giờ nhiều ô tô, nhiều xe máy, chen lấn nhau ngoài đường.
Chiếc xe đạp của tôi hiệu Mifa do Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) sản xuất từ những năm 1980, đã vài tháng nay bận bịu không ngó ngàng đến, bụi bám đầy. Tôi dắt xe ra đầu ngõ nhờ cậu nhỏ xịt nước rửa qua, bơm tròn hai lốp, rồi lên đường.
Cách đây không lâu, khoảng mươi mười lăm năm, có được một xe đạp loại mới như chiếc… tôi đang đi đây, hay hàng hiệu Eska hoặc Favorites do Tiệp Khắc (cũ) sản xuất, hoặc ít nhất cũng là đi mua phụ tùng về nhà tự lắp ráp, ngày đó gọi là “gióng” một “con” xe, bằng chính đôi tay và mồ hôi công sức của mình, đem ra đạp vài vòng quanh Bờ Hồ, đi dọc đường Thanh Niên, rồi một đôi khi, nhờ số trời may mắn, lại được chở theo cô bạn gái nữa, thì đã vô cùng mãn nguyện…
Cũng thời gian ấy, tôi và mấy cậu bạn, thay vì bỏ tiền bỏ công tìm kiếm phụ tùng về lắp ráp xe đạp thì lại tốn nhiều thời gian loay hoay “dựng” những bộ máy nghe nhạc, rất đơn giản, thoạt đầu chỉ là mua lại những cái đài Melodia của Liên Xô (cũ) loại có đầu quay đĩa, radio, ampli và loa sẵn bên trong. Chúng đã từng bị thải rồi bày chất đống ở chợ Trời vì cả vạn lý do: loa rè, kim đĩa quá mòn, radio hỏng, chập tụ, cháy bóng đèn..; chúng tôi thì góp tiền (phải chung tiền tuy giá rất rẻ) mua về, mở tung ra, tìm cách chữa, thay tụ hỏng, thay bóng đèn, nối dây loa, gắn mặt loa bị rách.., tóm lại làm đủ mọi cách cho nó kêu lên. Một cậu bạn đã tìm được cách thay cục công suất, một cậu khác kỳ công nhờ mua kim đĩa tận trong Saigon, có hôm tôi xin được hai cái loa cao (steep) đem về gắn vào bộ Melodia, phải mất cả tháng sau để đấu nối cho nó kêu lên được, rồi cả chiều hôm đó thực sự là bữa liên hoan: âm thanh nghe mạnh hơn, rộng hơn, hay hơn hẳn
Gần đây tôi lắp truyền hình cáp nhân tiện nối luôn internet tốc độ cao, những tối rảnh rỗi ngồi nhà bấm hết kênh này sang kênh kia, có lúc chợt gặp một chương trình của dân chơi xe-máy trên kênh Discovery, họ tự mua đồ, máy móc, động cơ, tự thiết kế, lắp ráp, và hoàn chỉnh chiếc xe với niềm đam mê, kiên trì, chăm chỉ, và đầy khám phá. Thời gian hoàn thành một xe có khi dài tới hàng năm vì chỉ có thể lắp những lúc rảnh rỗi hoặc sau giờ làm việc, mỗi chiếc thực sự là một công trình, một tác phẩm của sự sáng tạo.
Mấy hôm trước, tôi tình cờ tìm được một trang web của dân audiophile (người chơi âm thanh) rồi lang thang trong đó đến gần sáng, mê quá, vì không chỉ được nghe, được xem, được đọc về những thành quả mới nhất trong quá trình thiết kế, xây dựng, và khám phá âm thanh của bạn bè khắp nơi, mà còn được chiêm ngưỡng (tất nhiên chỉ trên màn hình) ảnh chụp và video quay lại một căn phòng hi-end (âm thanh cao cấp) của một tay người Nhật. Căn phòng chỉ rộng 12m hình chữ nhật, không bàn ghế, không cửa sổ, toàn bộ tường, trần, sàn đều được thiết kế và lắp ráp bởi những mẩu gỗ, kim loại, thậm chí bằng xốp và vải đủ loại, từ cửa phòng nhìn vào thấy hai cái màng loa mỗi cái đường kính cỡ 35cm gắn luôn vào hai góc tường, dưới sàn nhà và trên trần là những hệ thống thoát âm đủ loại trầm, trung, cao khá phức tạp. Chắc hẳn tay audiophile này mê nhạc lắm, và cũng thay vì bỏ thời gian đi mua đồ lắp xe-máy như mấy nhóm trên kênh Discovery kia, thì hắn lại mày mò tự thiết kế và “dựng” nguyên một căn phòng chỉ để chơi âm thanh, quả là độc đáo.
Đi xa hơn nữa, không chỉ chơi âm thanh, một nhóm người Úc đang tìm cách chế tạo ra những loại nhạc cụ mới, họ lập riêng một trang web vừa để quảng bá vừa tạo mối liên kết với những người chung sở thích trên khắp thế giới. Bộ sưu tầm nhạc cụ tự tạo của họ khá đa dạng, có những cây kèn chỉ đơn giản là một miếng nhôm quấn lại, bộ sáo khoét từ ống plastics, hay một dàn trống làm bằng thùng đựng sơn úp ngược, được cắt gọt và khoan lỗ để xác định cao độ. Nước Úc rộng lớn nhưng thưa người, cuối năm 2003 tôi có đến Perth nằm ở miền tây trong chuyến công tác dài hơn một tháng, cả thành phố rộng gần gấp ba lần Hà Nội chỉ vỏn vẹn có 2 triệu dân sinh sống. Studio của một người bạn nhạc sĩ nằm ở ngoại ô rộng như khu xưởng máy. Ngoài phòng âm thanh, nghe nhạc, anh bạn còn đam mê chế tác nhạc cụ, thường đem những cây “đàn” vừa hoàn thành hoặc đang làm dở ra ngoài đồng cỏ, giữa thảo nguyên, vừa chơi thử vừa thưởng thức tiếng nhạc hòa trong không gian…
Mải miết đạp xe, tôi đã dạo mấy vòng quanh hồ Trúc Bạch. Trời rét vậy mà vẫn có người câu cá. Ở ven bờ, xa hơn một chút có mấy cậu nhỏ đang thi nhau quăng những viên sỏi bé xíu xuống mặt hồ xem ai ném dài hơn. Tiếng sỏi chạm mặt nước lõm bõm, từ khoảng trung tâm nơi viên sỏi rơi xuống, xuất hiện những vòng tròn lan rộng dần, viên sỏi càng lớn thì gờ sóng càng cao và lan xa. Âm thanh truyền trong không khí cũng cùng nguyên lý như vậy, đẳng hướng, và tai mỗi người chỉ nhận được một phần trong vòng tròn âm thanh đang lan tỏa thôi. Một phần vừa đầy đủ vừa khác biệt, bằng chứng là trong cùng một không gian với một nguồn phát âm, những người ở các vị trí khác nhau sẽ cảm nhận được (một phần đầy đủ – đối với người đó, nhưng giữa người này với người khi thì sự thu nhận) âm thanh (lại) khác nhau. Những vòng tròn đó được gọi là “sóng âm”, và khoảng cách giữa vòng tròn này với vòng tròn kia gọi là “bước sóng”. Tuy vậy, các sóng âm và bước sóng lại phụ thuộc khá nhiều vào vị trí của nguồn phát âm, của không gian xung quanh, của nhiệt độ môi trường và thời tiết. Hơn nữa, sự khác biệt giữa các hệ thống thu và phát âm thanh, sự tương thích và đồng bộ trong từng cụm “dàn máy”, rồi tâm lý của người nghe nữa, tất cả đều ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng (cảm nhận) âm thanh…
Chơi âm nhạc và âm thanh là vô cùng khó, đòi hỏi nhiều tiền bạc, thời gian, chi tiết, sự tinh tế, niềm đam mê.., là một người trong nghề, tôi cảm phục dân audiophile, những người dành trọn sự yêu thích và say mê của mình cho việc chế tạo và tận hưởng những con “sóng” âm thanh, những vòng tròn thi vị nhưng vô hình ấy…
Cách đây không lâu, khoảng mươi mười lăm năm, có được một xe đạp loại mới như chiếc… tôi đang đi đây, hay hàng hiệu Eska hoặc Favorites do Tiệp Khắc (cũ) sản xuất, hoặc ít nhất cũng là đi mua phụ tùng về nhà tự lắp ráp, ngày đó gọi là “gióng” một “con” xe, bằng chính đôi tay và mồ hôi công sức của mình, đem ra đạp vài vòng quanh Bờ Hồ, đi dọc đường Thanh Niên, rồi một đôi khi, nhờ số trời may mắn, lại được chở theo cô bạn gái nữa, thì đã vô cùng mãn nguyện…
Cũng thời gian ấy, tôi và mấy cậu bạn, thay vì bỏ tiền bỏ công tìm kiếm phụ tùng về lắp ráp xe đạp thì lại tốn nhiều thời gian loay hoay “dựng” những bộ máy nghe nhạc, rất đơn giản, thoạt đầu chỉ là mua lại những cái đài Melodia của Liên Xô (cũ) loại có đầu quay đĩa, radio, ampli và loa sẵn bên trong. Chúng đã từng bị thải rồi bày chất đống ở chợ Trời vì cả vạn lý do: loa rè, kim đĩa quá mòn, radio hỏng, chập tụ, cháy bóng đèn..; chúng tôi thì góp tiền (phải chung tiền tuy giá rất rẻ) mua về, mở tung ra, tìm cách chữa, thay tụ hỏng, thay bóng đèn, nối dây loa, gắn mặt loa bị rách.., tóm lại làm đủ mọi cách cho nó kêu lên. Một cậu bạn đã tìm được cách thay cục công suất, một cậu khác kỳ công nhờ mua kim đĩa tận trong Saigon, có hôm tôi xin được hai cái loa cao (steep) đem về gắn vào bộ Melodia, phải mất cả tháng sau để đấu nối cho nó kêu lên được, rồi cả chiều hôm đó thực sự là bữa liên hoan: âm thanh nghe mạnh hơn, rộng hơn, hay hơn hẳn
Gần đây tôi lắp truyền hình cáp nhân tiện nối luôn internet tốc độ cao, những tối rảnh rỗi ngồi nhà bấm hết kênh này sang kênh kia, có lúc chợt gặp một chương trình của dân chơi xe-máy trên kênh Discovery, họ tự mua đồ, máy móc, động cơ, tự thiết kế, lắp ráp, và hoàn chỉnh chiếc xe với niềm đam mê, kiên trì, chăm chỉ, và đầy khám phá. Thời gian hoàn thành một xe có khi dài tới hàng năm vì chỉ có thể lắp những lúc rảnh rỗi hoặc sau giờ làm việc, mỗi chiếc thực sự là một công trình, một tác phẩm của sự sáng tạo.
Mấy hôm trước, tôi tình cờ tìm được một trang web của dân audiophile (người chơi âm thanh) rồi lang thang trong đó đến gần sáng, mê quá, vì không chỉ được nghe, được xem, được đọc về những thành quả mới nhất trong quá trình thiết kế, xây dựng, và khám phá âm thanh của bạn bè khắp nơi, mà còn được chiêm ngưỡng (tất nhiên chỉ trên màn hình) ảnh chụp và video quay lại một căn phòng hi-end (âm thanh cao cấp) của một tay người Nhật. Căn phòng chỉ rộng 12m hình chữ nhật, không bàn ghế, không cửa sổ, toàn bộ tường, trần, sàn đều được thiết kế và lắp ráp bởi những mẩu gỗ, kim loại, thậm chí bằng xốp và vải đủ loại, từ cửa phòng nhìn vào thấy hai cái màng loa mỗi cái đường kính cỡ 35cm gắn luôn vào hai góc tường, dưới sàn nhà và trên trần là những hệ thống thoát âm đủ loại trầm, trung, cao khá phức tạp. Chắc hẳn tay audiophile này mê nhạc lắm, và cũng thay vì bỏ thời gian đi mua đồ lắp xe-máy như mấy nhóm trên kênh Discovery kia, thì hắn lại mày mò tự thiết kế và “dựng” nguyên một căn phòng chỉ để chơi âm thanh, quả là độc đáo.
Đi xa hơn nữa, không chỉ chơi âm thanh, một nhóm người Úc đang tìm cách chế tạo ra những loại nhạc cụ mới, họ lập riêng một trang web vừa để quảng bá vừa tạo mối liên kết với những người chung sở thích trên khắp thế giới. Bộ sưu tầm nhạc cụ tự tạo của họ khá đa dạng, có những cây kèn chỉ đơn giản là một miếng nhôm quấn lại, bộ sáo khoét từ ống plastics, hay một dàn trống làm bằng thùng đựng sơn úp ngược, được cắt gọt và khoan lỗ để xác định cao độ. Nước Úc rộng lớn nhưng thưa người, cuối năm 2003 tôi có đến Perth nằm ở miền tây trong chuyến công tác dài hơn một tháng, cả thành phố rộng gần gấp ba lần Hà Nội chỉ vỏn vẹn có 2 triệu dân sinh sống. Studio của một người bạn nhạc sĩ nằm ở ngoại ô rộng như khu xưởng máy. Ngoài phòng âm thanh, nghe nhạc, anh bạn còn đam mê chế tác nhạc cụ, thường đem những cây “đàn” vừa hoàn thành hoặc đang làm dở ra ngoài đồng cỏ, giữa thảo nguyên, vừa chơi thử vừa thưởng thức tiếng nhạc hòa trong không gian…
Mải miết đạp xe, tôi đã dạo mấy vòng quanh hồ Trúc Bạch. Trời rét vậy mà vẫn có người câu cá. Ở ven bờ, xa hơn một chút có mấy cậu nhỏ đang thi nhau quăng những viên sỏi bé xíu xuống mặt hồ xem ai ném dài hơn. Tiếng sỏi chạm mặt nước lõm bõm, từ khoảng trung tâm nơi viên sỏi rơi xuống, xuất hiện những vòng tròn lan rộng dần, viên sỏi càng lớn thì gờ sóng càng cao và lan xa. Âm thanh truyền trong không khí cũng cùng nguyên lý như vậy, đẳng hướng, và tai mỗi người chỉ nhận được một phần trong vòng tròn âm thanh đang lan tỏa thôi. Một phần vừa đầy đủ vừa khác biệt, bằng chứng là trong cùng một không gian với một nguồn phát âm, những người ở các vị trí khác nhau sẽ cảm nhận được (một phần đầy đủ – đối với người đó, nhưng giữa người này với người khi thì sự thu nhận) âm thanh (lại) khác nhau. Những vòng tròn đó được gọi là “sóng âm”, và khoảng cách giữa vòng tròn này với vòng tròn kia gọi là “bước sóng”. Tuy vậy, các sóng âm và bước sóng lại phụ thuộc khá nhiều vào vị trí của nguồn phát âm, của không gian xung quanh, của nhiệt độ môi trường và thời tiết. Hơn nữa, sự khác biệt giữa các hệ thống thu và phát âm thanh, sự tương thích và đồng bộ trong từng cụm “dàn máy”, rồi tâm lý của người nghe nữa, tất cả đều ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng (cảm nhận) âm thanh…
Chơi âm nhạc và âm thanh là vô cùng khó, đòi hỏi nhiều tiền bạc, thời gian, chi tiết, sự tinh tế, niềm đam mê.., là một người trong nghề, tôi cảm phục dân audiophile, những người dành trọn sự yêu thích và say mê của mình cho việc chế tạo và tận hưởng những con “sóng” âm thanh, những vòng tròn thi vị nhưng vô hình ấy…
Vũ Nhật Tân
Nguồn tin: Tia Sáng
Nguồn tin: Tia Sáng
(Visited 1 times, 1 visits today)