Phê bình: Là ai và muốn gì
Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học (LLPB) lần thứ ba do Hội Nhà văn Việt Nam (HNV) tổ chức tiến hành trong hai ngày 4-5/6 tại thị trấn Tam Đảo là một sự kiện văn học nổi bật, mà về mặt hình ảnh, có thể khiến người ta nhớ đến chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”: khi câu thần chú “khắc nhập” vang lên, một đội ngũ hơn một trăm nhà chuyên môn hầu hết đều danh tiếng, đã nhóm họp, với sáu mươi bản tham luận cùng những lời biện bác ứng khẩu trên diễn đàn cho thấy một khung cảnh lớn của khu rừng văn chương và LLPB; thế rồi đến lúc khẩu quyết là “khắc xuất”, thì chỉ còn cảnh rừng, không thấy cái cây đâu nữa.
Và ở đó cất lên lời kêu ca, rằng phê bình không bao quát được thực tế sáng tác – một lời chỉ trích đã không mới mẻ gì từ nhiều năm nay và khá xa với thực tế văn học: phê bình bao giờ chẳng cố nắm bắt văn chương trong toàn bộ viễn cảnh và truyền thống – điều chỉ cần đọc những bài bình thơ trên báo cũng đủ thấy, cho dẫu lâu nay nó vẫn phải gánh lấy sự ngờ vực của nhiều người viết văn làm thơ.
Tuy nhiên, cũng có một phần là thực khi truyền thông chứng kiến cuộc tụ hội của giới LLPB mà nhận xét của một nhà thơ nêu lên từ Hội nghị LLPB lần thứ nhất, tháng 10/2003, đến nay vẫn đúng, nói rằng số bài dạy nhau cách viết phê bình lắm lúc nhiều gấp bội số bài phê bình văn học.
Trong gần sáu mươi tham luận được lưu hành bằng văn bản tại Hội nghị, có chưa đến năm bản nói cụ thể về công việc phê bình đương thời; và thực tế nhất trong số đó là của nhà phê bình lão thành Ngô Thảo. Còn lại đều tung hoành trên các khía cạnh lý thuyết và lý luận có quan hệ đến phê bình một cách lý thuyết – diệu vợi đến nỗi, chẳng hạn, nếu có đề cập vấn đề thẩm mỹ của phê bình thì cũng chỉ dừng ở thuật ngữ chung chung “mỹ học”.
Câu hỏi dường như vẫn còn treo đó, mà trong một tham luận đầy khẩu khí, nhà văn Văn Chinh lại tung lên: “Nhà phê bình – anh là ai?” (Cũng xin được lưu ý: thời nay, khi hô hoán với số đông như thế, đừng quên sự hiện diện quyền năng của “Giới tính thứ hai”!)
Đằng sau câu hỏi có thực nhưng đã thành ra tu từ mòn sáo này, là cái vấn đề mà “Cây tre trăm đốt” LLPB của chúng ta chưa bao giờ xác quyết: phê bình văn học làm gì? Hay, nó muốn gì và người ta muốn gì ở nó? Bởi một mặt, khá nhiều dịp, người ta sẵn lòng gọi hầu như bất cứ tay bút nào tham gia bình luận văn chương là “nhà phê bình văn học”; mặt khác thì, cũng mỗi khi thấy cần, như trên diễn đàn này, người ta lại viện đến sự phân loại của Albert Thibaudet, chia giới phê bình làm ba loại, gọi là phê bình hàn lâm (hay đại học), phê bình của tác giả, và phê bình báo chí.
Sự phân loại đó, đã thành một nét học thuật “phàm là”, tiếp tục ngự trị cái nhìn của các nhà chuyên môn già và trẻ trong Hội nghị này, mà tiện ích dễ thấy nhất của nó biểu hiện trong những lời chê trách nặng nhẹ tùy theo đối với “phê bình báo chí”, gây ấn tượng phê bình đó gánh hết mọi thói tật lâu nay của những “phê bình quyền uy, phê bình cánh hẩu, tâng bốc, cảm tính” v.v. hoặc nữa, thiếu suy tư về văn học, thiếu nền tảng về phương pháp và lý thuyết hay lý luận văn học. Và như thế, khá ngược lại, phê bình văn học của báo chí, vì bị hầu hết các diễn giả đá đụng, đã thành ra nhân vật phụ-trung tâm.
Nhìn vào phía “Núi” của sự phân loại ấy, hai tham luận của giảng viên Đại học Huế Phan Tuấn Anh và của GS Trần Đình Sử cho một lát cắt điển hình: trong giảng đường đại học thì “Sự phối hợp, ứng dụng lý luận” vào phê bình chưa tốt, việc “thực hành nghiên cứu phê bình còn hạn chế”, “tương tác giữa người học với thực tiễn đời sống văn học còn lạc lõng”, và khi thành “Phê bình trường, viện và đề tài được cấp kinh phí” thì “hiện diện trong không gian hẹp, được cấp tiền hoặc đào tạo theo kế hoạch,… Nhưng với mục đích trước mắt không nhằm công bố (phần lớn các loại đề tài hiện nay làm xong để vào kho lưu trữ), thời gian câu thúc nên khó tránh khỏi làm vội, chất lượng chưa cao, nhiều khi tùy tiện.”
Chẳng cần cao rao nhà phê bình là ai (?), bởi ai quan tâm cũng biết các tên tuổi phê bình “hàn lâm” của chúng ta đều từng hoặc vẫn là những tác giả được săn đón trên các trang mục báo chí văn nghệ chủ yếu của đất nước. Và khi họ vắng, đã có những nhà báo xuất thân văn học đảm nhiệm việc phê bình theo yêu cầu. Báo chí, hơn đâu khác, vẫn đang là cái hiện tại sống động của phê bình, là nơi trình hiện những suy tư đương hiện về văn học và của văn chương Việt Nam.
Tuy nhiên, những lời phàn nàn về phê bình văn học trên báo chí không phải là việc múc nước đổ lá khoai. Đằng sau kêu ca đó có một nỗi băn khoăn xa rộng và thật sự về thực tại văn học nước nhà, dù có thể khác nhau ở mỗi người, và đòi phê bình phải làm gì đó. Nhà phê bình Phong Lê, chẳng hạn, coi cuộc trình diễn “Bay cùng Vili” ở Nhà hát Lớn giới thiệu sách và thơ của Vi Thùy Linh, các hội thảo của Viện Văn học về Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Quang Thiều, và cuộc giới thiệu sách của Đặng Thân mới đây với những lời ngợi khen của Trần Ngọc Vương, La Khắc Hòa hay Đặng Anh Đào, là những sự kiện đáng chú ý trong đời sống phê bình; và rồi ông kêu lên trên diễn đàn, rằng có những sự hoành tráng và khen ngợi chưa từng thấy khiến ông hoang mang,…
Hội nghị cười ồ. Nhưng điều nhà phê bình lão thành này nêu ra chính là một vấn đề nằm sâu trong trung tâm luận bàn của diễn đàn này. Như nhà phê bình Ngô Thảo đã gọi tên minh bạch: “Phê bình văn học khi tác phẩm là hàng hóa trong nền kinh tế thị trường”.
Ông muốn nói đến tính chi phối của quy luật giá trị, trong khi không quên nhắc đến vai trò định hướng của HNV đối với phê bình, sự định hướng hàm ngụ nền tảng giá trị phi-thị trường của thẩm mỹ theo quan điểm Marxism, tư tưởng Hồ Chí Minh và văn học dân tộc truyền thống.
Phê bình sẽ phải thực thi ý nguyện ấy, trong một thực tại văn chương mà GS Trần Đình Sử đã khái quát: “văn học sau 1975 có khuynh hướng phi sử thi hóa, thế sự hóa và đời tư hóa… gắn với quan niệm về sự giải thiêng, giải huyền thoại, khuynh hướng thế tục hóa văn học, khuynh hướng biểu hiện chấn thương tinh thần.”
Thế lưỡng phân mà phê bình phải đối mặt không quá mới mẻ (Đỗ Lai Thúy: “Phê bình, con vật lưỡng thê ấy” đấy!). Phê bình vốn dĩ chú trọng ở bộ phận tinh hoa của văn chương, trong khi phải đọc toàn bộ các bản thảo đến tay, bao quát hết các tác phẩm đương thời. Chừng nào còn là một người phê bình, nó luôn trước hết là một người đọc tinh thông, cần mẫn và tỉnh táo. Trong một hình ảnh khá thô, phê bình là như một cái máy quét, scanning thực tại biến chuyển của văn chương nước nhà. Trong cái phía cao vọng của nó, ước mong noi gương lập thuyết, thì theo một nhận xét của Cao Việt Dũng, các bậc thầy lý thuyết văn chương thời những năm 1970 ở Pháp sau rồi đều chuyển dần sang mỹ học hay gì đó, không làm phê bình nữa.
Tất nhiên, phê bình thì vẫn còn ở đó. Nó chẳng đi đâu được. Thách thức mới của nó bây giờ là phải sống sót khi không gian ảo ngày càng choán chỗ, ảo hóa cả báo chí và sách. Nếu vẫn cứ làm một “Cây tre trăm đốt” thì LLPB khó bề đi vào các “xa lộ thông tin” để mà thực thi chức năng là những “gói thông tin” gây tác động định hướng, như người ta muốn nó là như vậy.
Tuy nhiên, cũng có một phần là thực khi truyền thông chứng kiến cuộc tụ hội của giới LLPB mà nhận xét của một nhà thơ nêu lên từ Hội nghị LLPB lần thứ nhất, tháng 10/2003, đến nay vẫn đúng, nói rằng số bài dạy nhau cách viết phê bình lắm lúc nhiều gấp bội số bài phê bình văn học.
Trong gần sáu mươi tham luận được lưu hành bằng văn bản tại Hội nghị, có chưa đến năm bản nói cụ thể về công việc phê bình đương thời; và thực tế nhất trong số đó là của nhà phê bình lão thành Ngô Thảo. Còn lại đều tung hoành trên các khía cạnh lý thuyết và lý luận có quan hệ đến phê bình một cách lý thuyết – diệu vợi đến nỗi, chẳng hạn, nếu có đề cập vấn đề thẩm mỹ của phê bình thì cũng chỉ dừng ở thuật ngữ chung chung “mỹ học”.
Câu hỏi dường như vẫn còn treo đó, mà trong một tham luận đầy khẩu khí, nhà văn Văn Chinh lại tung lên: “Nhà phê bình – anh là ai?” (Cũng xin được lưu ý: thời nay, khi hô hoán với số đông như thế, đừng quên sự hiện diện quyền năng của “Giới tính thứ hai”!)
Đằng sau câu hỏi có thực nhưng đã thành ra tu từ mòn sáo này, là cái vấn đề mà “Cây tre trăm đốt” LLPB của chúng ta chưa bao giờ xác quyết: phê bình văn học làm gì? Hay, nó muốn gì và người ta muốn gì ở nó? Bởi một mặt, khá nhiều dịp, người ta sẵn lòng gọi hầu như bất cứ tay bút nào tham gia bình luận văn chương là “nhà phê bình văn học”; mặt khác thì, cũng mỗi khi thấy cần, như trên diễn đàn này, người ta lại viện đến sự phân loại của Albert Thibaudet, chia giới phê bình làm ba loại, gọi là phê bình hàn lâm (hay đại học), phê bình của tác giả, và phê bình báo chí.
Sự phân loại đó, đã thành một nét học thuật “phàm là”, tiếp tục ngự trị cái nhìn của các nhà chuyên môn già và trẻ trong Hội nghị này, mà tiện ích dễ thấy nhất của nó biểu hiện trong những lời chê trách nặng nhẹ tùy theo đối với “phê bình báo chí”, gây ấn tượng phê bình đó gánh hết mọi thói tật lâu nay của những “phê bình quyền uy, phê bình cánh hẩu, tâng bốc, cảm tính” v.v. hoặc nữa, thiếu suy tư về văn học, thiếu nền tảng về phương pháp và lý thuyết hay lý luận văn học. Và như thế, khá ngược lại, phê bình văn học của báo chí, vì bị hầu hết các diễn giả đá đụng, đã thành ra nhân vật phụ-trung tâm.
Nhìn vào phía “Núi” của sự phân loại ấy, hai tham luận của giảng viên Đại học Huế Phan Tuấn Anh và của GS Trần Đình Sử cho một lát cắt điển hình: trong giảng đường đại học thì “Sự phối hợp, ứng dụng lý luận” vào phê bình chưa tốt, việc “thực hành nghiên cứu phê bình còn hạn chế”, “tương tác giữa người học với thực tiễn đời sống văn học còn lạc lõng”, và khi thành “Phê bình trường, viện và đề tài được cấp kinh phí” thì “hiện diện trong không gian hẹp, được cấp tiền hoặc đào tạo theo kế hoạch,… Nhưng với mục đích trước mắt không nhằm công bố (phần lớn các loại đề tài hiện nay làm xong để vào kho lưu trữ), thời gian câu thúc nên khó tránh khỏi làm vội, chất lượng chưa cao, nhiều khi tùy tiện.”
Chẳng cần cao rao nhà phê bình là ai (?), bởi ai quan tâm cũng biết các tên tuổi phê bình “hàn lâm” của chúng ta đều từng hoặc vẫn là những tác giả được săn đón trên các trang mục báo chí văn nghệ chủ yếu của đất nước. Và khi họ vắng, đã có những nhà báo xuất thân văn học đảm nhiệm việc phê bình theo yêu cầu. Báo chí, hơn đâu khác, vẫn đang là cái hiện tại sống động của phê bình, là nơi trình hiện những suy tư đương hiện về văn học và của văn chương Việt Nam.
Tuy nhiên, những lời phàn nàn về phê bình văn học trên báo chí không phải là việc múc nước đổ lá khoai. Đằng sau kêu ca đó có một nỗi băn khoăn xa rộng và thật sự về thực tại văn học nước nhà, dù có thể khác nhau ở mỗi người, và đòi phê bình phải làm gì đó. Nhà phê bình Phong Lê, chẳng hạn, coi cuộc trình diễn “Bay cùng Vili” ở Nhà hát Lớn giới thiệu sách và thơ của Vi Thùy Linh, các hội thảo của Viện Văn học về Nguyễn Xuân Khánh và Nguyễn Quang Thiều, và cuộc giới thiệu sách của Đặng Thân mới đây với những lời ngợi khen của Trần Ngọc Vương, La Khắc Hòa hay Đặng Anh Đào, là những sự kiện đáng chú ý trong đời sống phê bình; và rồi ông kêu lên trên diễn đàn, rằng có những sự hoành tráng và khen ngợi chưa từng thấy khiến ông hoang mang,…
Hội nghị cười ồ. Nhưng điều nhà phê bình lão thành này nêu ra chính là một vấn đề nằm sâu trong trung tâm luận bàn của diễn đàn này. Như nhà phê bình Ngô Thảo đã gọi tên minh bạch: “Phê bình văn học khi tác phẩm là hàng hóa trong nền kinh tế thị trường”.
Ông muốn nói đến tính chi phối của quy luật giá trị, trong khi không quên nhắc đến vai trò định hướng của HNV đối với phê bình, sự định hướng hàm ngụ nền tảng giá trị phi-thị trường của thẩm mỹ theo quan điểm Marxism, tư tưởng Hồ Chí Minh và văn học dân tộc truyền thống.
Phê bình sẽ phải thực thi ý nguyện ấy, trong một thực tại văn chương mà GS Trần Đình Sử đã khái quát: “văn học sau 1975 có khuynh hướng phi sử thi hóa, thế sự hóa và đời tư hóa… gắn với quan niệm về sự giải thiêng, giải huyền thoại, khuynh hướng thế tục hóa văn học, khuynh hướng biểu hiện chấn thương tinh thần.”
Thế lưỡng phân mà phê bình phải đối mặt không quá mới mẻ (Đỗ Lai Thúy: “Phê bình, con vật lưỡng thê ấy” đấy!). Phê bình vốn dĩ chú trọng ở bộ phận tinh hoa của văn chương, trong khi phải đọc toàn bộ các bản thảo đến tay, bao quát hết các tác phẩm đương thời. Chừng nào còn là một người phê bình, nó luôn trước hết là một người đọc tinh thông, cần mẫn và tỉnh táo. Trong một hình ảnh khá thô, phê bình là như một cái máy quét, scanning thực tại biến chuyển của văn chương nước nhà. Trong cái phía cao vọng của nó, ước mong noi gương lập thuyết, thì theo một nhận xét của Cao Việt Dũng, các bậc thầy lý thuyết văn chương thời những năm 1970 ở Pháp sau rồi đều chuyển dần sang mỹ học hay gì đó, không làm phê bình nữa.
Tất nhiên, phê bình thì vẫn còn ở đó. Nó chẳng đi đâu được. Thách thức mới của nó bây giờ là phải sống sót khi không gian ảo ngày càng choán chỗ, ảo hóa cả báo chí và sách. Nếu vẫn cứ làm một “Cây tre trăm đốt” thì LLPB khó bề đi vào các “xa lộ thông tin” để mà thực thi chức năng là những “gói thông tin” gây tác động định hướng, như người ta muốn nó là như vậy.
(Visited 1 times, 1 visits today)