Truyền thần
Truyền thần là một thể loại hội hoạ độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Rất nhiều thứ của Việt Nam có xuất xứ từ Tàu, từ Nhật, từ Pháp, Mỹ nhưng truyền thần thì không.
Hoạ sỹ truyền thần Bảo Sinh có lần nói với tôi. Cứ cho là mỗi tuần tôi vẽ 5 bức, một tháng là 20 bức, một năm là 240 bức, tôi hành nghề 25 năm là gần 6000 bức. Truyền thần sáu nghìn cái mặt già trẻ trai gái, đủ loại thành phần, những khuôn mặt của những người đã chết. Chết già, chết trẻ, chết bệnh, chết oan, chết trận (là nhiều nhất). Nhưng gì thì gì, tôi cứ nghĩ những khuôn mặt đó vẫn có một điểm chung, vẫn cứ giống nhau. Tất cả đều nghiêm nghị, mắt nhìn thẳng, tất cả đều u uẩn, buồn bã, phần đông đều vọng ra sự nghèo nghèo, khổ khổ, tự ti, nhưng tất cả đều có một điều gì đó kiểu giấy rách giữ lấy lề, đói cho sạch rách cho thơm. Điều đó chỉ có trong một giai đoạn lịch sử nhất định, và sẽ không bao giờ lặp lại. Khi mà mọi số phận, mọi sắc thái tình cảm, suy nghĩ, khát vọng, hành động của bất kể người nào đều vì cái chung. Đó là thời không có cái riêng, không có cá tính, không có mốt tóc, mốt quần mốt áo. Thế mới thấy truyền thần là khó, vẽ họ khác nhau mà vẫn phải toát lên cái gì đó giống nhau. Vẽ họ để thấy họ chứ không vẽ họ để thấy mình.
Thời đi học vẽ, chúng tôi cứ hồn nhiên nghĩ giống nhau và nghĩ giống thầy giáo (tất nhiên nghĩ khác thì cũng không được phép): Chỉ có nghệ thuật tạo hình mới là sáng tạo, truyền thần là chép, là vẽ bằng tay không có tình cảm. Thế rồi khi đủ lớn khôn mới thấy rằng, từ ảnh biến thành tranh là sáng tạo rồi. Như họa sỹ Bảo Sinh, 25 năm ngồi đối diện với những khuôn mặt người đã chết thì phải có tình lắm chứ.
Truyền thần là một thể loại hội hoạ độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Rất nhiều thứ của Việt Nam có xuất xứ từ Tàu, từ Nhật, từ Pháp, Mỹ nhưng truyền thần thì không.
Khi mà nhiếp ảnh còn là trò xa xỉ, không phải ai cũng có tiền để phóng to một bức ảnh. Khi mà đời sống còn nghèo khó, khi mà chiến tranh liên miên, khi mà người chết nhiều quá, người chết nhiều hơn người sống, ở một đất nước mà việc thờ cúng những người đã khuất là một thứ đạo. Thì đó chính là những lý do để truyền thần ra đời.
Nghề nào hình thành cũng xuất phát từ nhu cầu đời sống. Khi cuộc sống không cần nữa thì nó sẽ chết. Chiến tranh hết thì người ta sẽ không cần tranh truyền thần với ý nghĩa là tranh thờ cũng như không cần súng nữa. Tranh truyền thần không phải là hàng hoá. Nó là nghệ thuật. Chẳng có cuộc sống nào không cần nghệ thuật cả.
Năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, đất nước trở lại hoà bình. Rồi đến thời đổi mới, kinh tế khá dần, nhiếp ảnh phổ biến hơn thì cũng là lúc cái chức năng “tranh thờ” của truyền thần thu hẹp lại. Trước thời điểm này, đây là chức năng duy nhất của truyền thần, chính vậy mà người ta chỉ truyền thần ảnh của những người đã mất.
Bắt đầu từ đây, tranh truyền thần có một ý nghĩa mới, một bước ngoặt, cả những người sống cũng mang ảnh của mình đến cửa hàng truyền thần để truyền. Lúc đầu là người nước ngoài. Các bức tranh truyền thần ông tây bà đầm, mắt xanh mũi lõ râu lò xo bên cạnh nhau, hai đứa con, một trai một gái ở giữa là loại bố cục được ưa thích. Ảnh thì đã đành nhưng họ coi đó là tranh. Với họ truyền thần là đặc sản của hội hoạ Việt Nam. Các cửa hàng truyền thần trên phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường rất đông khách, khách Liên Xô, khách Thụy Điển, khách Pháp đến đặt vẽ những bức truyền thần gia đình như vậy để lưu niệm.
Một nhánh nữa của truyền thần là chân dung các tài tử điện ảnh, các ngôi sao ca nhạc, thể thao, từ M.Monroe, A. Delon, C. Gable đến Chevara, Ricky Martin, D. Beckham… Các việt kiều ở các xứ thuộc Pháp thì ưa chuộng tranh truyền thần chân dung Nam Phương hoàng hậu, vua Bảo Đại hoặc các cô gái Bắc Kỳ vẽ từ bưu ảnh cũ. Cách đây vài năm, ở đối diện gò Đống Đa, có một cửa hàng tranh truyền thần treo chân dung các người nổi tiếng như Tạ Bích Loan, Đan Trường, Huỳnh Đức, Long Vũ, Xuân Hinh, Minh Vượng. Những bức chân dung này có bán được hay không? Chưa bàn vội nhưng rõ ràng chơi chiêu này để quảng cáo tay nghề thì rất thuyết phục. Truyền thần đã ngang hàng với hội hoạ, bình đẳng với hội hoạ khi nó cũng là những bức tranh để treo trong nhà. Truyền thần đứng giữa hội hoạ và đồ họa vì nó vừa đa bản vừa đơn bản.
Gần đây có những đôi uyên ương còn mang ảnh cưới, chú rể comple caravát cười toe toét (lần đầu tiên tranh truyền thần có nụ cười), cô dâu áo dài trắng đứng cạnh chữ song hỷ và đôi chim bồ câu đến để truyền thần. Ảnh không làm họ thoả mãn chăng? Ảnh không phải là tranh.
Truyền thần là nghệ thuật. Chiến tranh có thể chết nhưng truyền thần sẽ không bao giờ chết*.
——————–
* Triển lãm diễn ra từ ngày 22 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 2008 tại Gallery 39A Lý Quốc Sư- Hà Nội. Triển lãm bao gồm khoảng 30 bức tranh trong đó một số tranh được trích trong bộ sưu tập của Gallery 39.
Thời đi học vẽ, chúng tôi cứ hồn nhiên nghĩ giống nhau và nghĩ giống thầy giáo (tất nhiên nghĩ khác thì cũng không được phép): Chỉ có nghệ thuật tạo hình mới là sáng tạo, truyền thần là chép, là vẽ bằng tay không có tình cảm. Thế rồi khi đủ lớn khôn mới thấy rằng, từ ảnh biến thành tranh là sáng tạo rồi. Như họa sỹ Bảo Sinh, 25 năm ngồi đối diện với những khuôn mặt người đã chết thì phải có tình lắm chứ.
Truyền thần là một thể loại hội hoạ độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Rất nhiều thứ của Việt Nam có xuất xứ từ Tàu, từ Nhật, từ Pháp, Mỹ nhưng truyền thần thì không.
Khi mà nhiếp ảnh còn là trò xa xỉ, không phải ai cũng có tiền để phóng to một bức ảnh. Khi mà đời sống còn nghèo khó, khi mà chiến tranh liên miên, khi mà người chết nhiều quá, người chết nhiều hơn người sống, ở một đất nước mà việc thờ cúng những người đã khuất là một thứ đạo. Thì đó chính là những lý do để truyền thần ra đời.
Nghề nào hình thành cũng xuất phát từ nhu cầu đời sống. Khi cuộc sống không cần nữa thì nó sẽ chết. Chiến tranh hết thì người ta sẽ không cần tranh truyền thần với ý nghĩa là tranh thờ cũng như không cần súng nữa. Tranh truyền thần không phải là hàng hoá. Nó là nghệ thuật. Chẳng có cuộc sống nào không cần nghệ thuật cả.
Năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, đất nước trở lại hoà bình. Rồi đến thời đổi mới, kinh tế khá dần, nhiếp ảnh phổ biến hơn thì cũng là lúc cái chức năng “tranh thờ” của truyền thần thu hẹp lại. Trước thời điểm này, đây là chức năng duy nhất của truyền thần, chính vậy mà người ta chỉ truyền thần ảnh của những người đã mất.
Bắt đầu từ đây, tranh truyền thần có một ý nghĩa mới, một bước ngoặt, cả những người sống cũng mang ảnh của mình đến cửa hàng truyền thần để truyền. Lúc đầu là người nước ngoài. Các bức tranh truyền thần ông tây bà đầm, mắt xanh mũi lõ râu lò xo bên cạnh nhau, hai đứa con, một trai một gái ở giữa là loại bố cục được ưa thích. Ảnh thì đã đành nhưng họ coi đó là tranh. Với họ truyền thần là đặc sản của hội hoạ Việt Nam. Các cửa hàng truyền thần trên phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường rất đông khách, khách Liên Xô, khách Thụy Điển, khách Pháp đến đặt vẽ những bức truyền thần gia đình như vậy để lưu niệm.
Một nhánh nữa của truyền thần là chân dung các tài tử điện ảnh, các ngôi sao ca nhạc, thể thao, từ M.Monroe, A. Delon, C. Gable đến Chevara, Ricky Martin, D. Beckham… Các việt kiều ở các xứ thuộc Pháp thì ưa chuộng tranh truyền thần chân dung Nam Phương hoàng hậu, vua Bảo Đại hoặc các cô gái Bắc Kỳ vẽ từ bưu ảnh cũ. Cách đây vài năm, ở đối diện gò Đống Đa, có một cửa hàng tranh truyền thần treo chân dung các người nổi tiếng như Tạ Bích Loan, Đan Trường, Huỳnh Đức, Long Vũ, Xuân Hinh, Minh Vượng. Những bức chân dung này có bán được hay không? Chưa bàn vội nhưng rõ ràng chơi chiêu này để quảng cáo tay nghề thì rất thuyết phục. Truyền thần đã ngang hàng với hội hoạ, bình đẳng với hội hoạ khi nó cũng là những bức tranh để treo trong nhà. Truyền thần đứng giữa hội hoạ và đồ họa vì nó vừa đa bản vừa đơn bản.
Gần đây có những đôi uyên ương còn mang ảnh cưới, chú rể comple caravát cười toe toét (lần đầu tiên tranh truyền thần có nụ cười), cô dâu áo dài trắng đứng cạnh chữ song hỷ và đôi chim bồ câu đến để truyền thần. Ảnh không làm họ thoả mãn chăng? Ảnh không phải là tranh.
Truyền thần là nghệ thuật. Chiến tranh có thể chết nhưng truyền thần sẽ không bao giờ chết*.
——————–
* Triển lãm diễn ra từ ngày 22 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 2008 tại Gallery 39A Lý Quốc Sư- Hà Nội. Triển lãm bao gồm khoảng 30 bức tranh trong đó một số tranh được trích trong bộ sưu tập của Gallery 39.
Lê Thiết Cương
(Visited 1 times, 1 visits today)