Từ nội tâm hướng ra bên ngoài (Tiếp theo kỳ trước)

Hãy để cho qua Nếu nói cho mình, thì tôi không biết kể chuyện vui như thế nào, nhưng nếu tôi gặp một người nào đang khóc, tôi sẽ không bỏ rơi người đó cho đến khi thấy anh ta hay cô ta mỉm cười. Tôi không cần làm gì hết, chỉ cần đem lại sự bình tĩnh và lòng thương yêu cho con người đó. Từ trong nội tâm, tôi cảm nhận, họ chỉ bám vào những chuyện nhỏ nhoi, khiến họ chạy quanh với bộ mặt sầu não. Nhưng họ lại làm cho những người khác lo âu và sợ hãi, không biết có cái gì xảy ra trong tâm thức họ.

Người ta đau khổ vì người ta bám vào các tình huống. Họ không biết là những tình huống đó xảy ra ở bên ngoài họ. Chỉ cần để cho chúng qua đi. Làm được như vậy, họ sẽ trở nên vui tươi và bình tĩnh trở lại, và bắt đầu mỉm cười. Đã bao nhiêu lần chúng ta nhìn lại một vài chuyện bối rối cũ, và ngạc nhiên vì sao phải ồn ào đến thế.
Nghệ thuật sống hướng từ trong ra ngoài giúp chúng ta bỏ qua những chuyện ở bên ngoài chúng ta, mà nó còn tạo ra sức mạnh giúp chúng ta tránh, không bị vướng mắc vào những chuyện đó.
Bạn cũng vậy, khi bỏ qua những chuyện xảy ra ở bên ngoài của bạn, các bạn sẽ được tự do, các bạn bắt đầu cảm nhận một tình trạng ổn định tràn đầy hạnh phúc đến mức dù có chuyện gì xảy ra, bạn cũng không thể đánh mất sự ổn định đó. Hạnh phúc có sức mạnh của sự bình tĩnh và tình thương hòa lẫn ở trong đó. Nơi nào có sự bình tĩnh và tình thương, nơi đó bạn cảm nhận mình như là một đế vương. Bạn có lòng tự trọng, và cảm thấy mình rất mạnh mẽ, không như đứa trẻ con dễ dàng bị chao đảo và sợ hãi.
Bạn cần chú ý tới chất lượng những suy nghĩ, tới tâm thức của bạn. Bạn chỉ cần mẫn cảm với những suy nghĩ đó. Vì đó là tâm thức của bạn. Những suy nghĩ đó phải thanh tịnh, cao thượng và kiên quyết, và bạn sẽ thấy kết quả ngay. Bạn sẽ thực nghiệm sự bình tĩnh của tâm thức, mà không cần có nghi lễ, thế ngồi và tụng niệm.
Hãy hỏi trái tim bạn. Tôi có được những cảm xúc thanh tịnh, tích cực đối với mọi người hay không, kể cả đối với bản thân tôi? Tôi có chú ý tới vấn đề này hay không, xem đó là vấn đề ưu tiên, trong cuộc sống đang diễn biến của tôi. Những cảm xúc đó tạo ra một năng lượng, tuôn chảy một cách tự nhiên ra bên ngoài, bảo vệ tôi khỏi mọi ảnh hưởng tiêu cực.
Nếu bạn chú ý, bạn sẽ không phạm lỗi lầm. Bạn sẽ không cảm thấy buồn khổ, bạn cũng không tạo cơ hội để người khác nghĩ ngợi về tâm trạng đau khổ của bạn. Nếu không, mọi người khác sẽ chú ý tới bạn, chú ý tới con người khốn khổ đang gặp khó khăn, và bạn cảm thấy mình thấp kém. Điều này không tốt gì cho bạn cũng không giúp gì cho người khác.
Trong cuộc sống của mình, tôi có phát lời nguyện như sau: không cảm giác buồn khổ hay lo âu bất cứ về ai hay về một chuyện gì. Tôi cũng không để một người nào khác có cảm giác đó với tôi. Tôi không sợ hãi một người nào khác, và cũng không làm ai sợ hãi. Tôi hợp tác với mọi người trong tình thương và giúp đỡ người khác, khi cần thiết.
Ngay khi một người nào đó không yêu thương tôi, tôi cũng không cần chịu thiệt thòi gì để không yêu thương họ. Người khác có thể không tôn trọng tôi, nhưng sao tôi lại phải bỏ đức hạnh của tôi là tôn trọng người khác? Sẽ là điều không tốt đối với tôi, nếu tôi có ý nghĩ không tôn trọng một người đã tôn trọng tôi, hay đã là một trở ngại đối với tôi.
Tôi đang ở trong một cuộc hành trình tâm linh, và các tình huống sẽ đến với tôi. Bổn phận của tôi là tiến theo con đường của mình, và không làm trở ngại những người khác.
Khi đi máy bay, và máy bay gặp phải đám mây, viên phi công không thể hỏi tại sao, anh ta chỉ biết là anh ta phải vượt qua đám mây. Tổ lái thông báo hành khách phải xiết chặt dây an toàn, do máy bay chao đảo. Nhưng bạn không được tạo ra chao đảo trong tâm bạn, nếu lo máy bay có thể rơi, một tình huống mà bạn không cảm nhận. Bạn phải gửi niềm tin ở tổ lái và người lái, bạn phải tỏ ra bình tĩnh và tỏ ra hợp tác. Phi hành đoàn sẽ cám ơn bạn, vì bạn không tạo ra một bầu không khí sợ hãi, có thể lan tràn đến các hành khách khác.
Với sự bình tĩnh và lòng tin, hãy tạo ra một bầu không khí yêu thương, khiến cho dù việc gì xảy ra thì cũng qua đi mà thôi. Đó là sự minh triết của những nhà kể chuyện cổ tích, khi họ viết: “Thế rồi, mọi việc trôi qua…”
Cái gì tạo ra sự ổn định đó? Chắc là bạn đã thấy một cái tháp. Để có một chiều cao như vậy, cái tháp phải có cái nền chôn sâu dưới đất. Bạn cũng cần sống hướng nội, đi sâu vào nội tâm, trở thành mạnh mẽ đến mức, nếu cả thế giới này rung chuyển, bạn vẫn đứng vững.
Sức mạnh đó đến từ bên trong, từ con người nội tại của bạn. Khi các động cơ của bạn đều trong sáng và tích cực, dực trên lòng thương yêu và chân lý, thì bạn sẽ có sức mạnh của sự bình tĩnh.
Chân lý có phạm vi rộng hơn những thông tin mà bạn có thể tư duy, nói, đọc hay là viết về nó. Nó có nghĩa là sức mạnh giữ im lặng và an tịnh. Thậm chí cũng không tư duy nữa. Cũng không phải nghe nhiều, mà chỉ duy trì bản chất con người thật của bạn, những đức tính nhân bản của bạn, trong tri thức và sự tỉnh giác của bạn. Hòa đồng vào tất cả mọi cái xảy ra, từ bên trong hay là từ bên ngoài, như đại dương tiếp thu các con sông, mà vẫn bình lặng.
Trạng thái chân lý là một trạng thái trong đó, bất cứ sức mạnh nào bạn cần để cho bạn và những người khác giữ được bình tĩnh, sức mạnh đó luôn luôn hiện hữu bất cứ lúc nào. Tôi có thể đang nói, nhưng trong nội tâm tôi vẫn bình tĩnh. Hơi thở của tôi, ý nghĩ của tôi và thời gian đều thẩm thấu khắp sự bình tĩnh và ổn định, đến mức nếu ai đó đến gặp tôi, đều thấy tôi là người có ích, và sự bình tĩnh lan tràn khắp nơi. Và rồi tôi cũng có ích cho bản thân tôi.
Không cần thiết phải nhớ lại và nói về những chuyện buồn của thế giới đã xảy ra trong quá khứ.
Cũng như vậy, phát tán tin tức về những sự cố đang xảy ra trên thế giới, khiến mọi người sợ hãi và bức xúc, cũng sẽ không có ích gì. Nếu bản thân tôi sợ hãi, tôi sẽ không làm được việc gì có ích cả.
(Xin xem tiếp kì sau: Hướng nội) 

Nguyễn Huy Cương – Sinh viên K47 khoa Văn học Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội
Rõ ràng khi xã hội ngày càng phát triển, con người buộc phải sống nhanh hơn, những mối quan hệ càng trở nên phức tạp hơn, chồng chéo hơn. Chính trong hoàn cảnh sống ấy, con người đôi khi cảm thấy mệt mỏi, họ thấy thiếu thời gian để quan tâm lẫn nhau. Stress càng nặng nề thì con người càng khổ đau. Có thể nhìn thấy tình trạng này ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình nhất là Nhật Bản, chuyện những người vì sức ép quá độ đã tự tử hay cô đơn cực độ đến mức tự giam mình trong phòng kín hàng năm trời ròng rã không tiếp xúc với bất cứ ai. Đây có thể coi là mặt trái của xã hội công nghiệp thời hiện đại.
Từ thực trạng đó, bà Dadi Janki quan niệm rằng cần phải tìm thấy sự giải thoát trong chính bản thân chúng ta, sống tự tại để không bị cuốn theo bất cứ những mối quan hệ nào ngoài xã hội, không bó buộc mình vào chúng để rồi thất vọng hay khổ đau. Xuất phát từ tình yêu thương và sự tự tại, tĩnh tại của bản thân, con người có thể cho đi rất nhiều thứ, có thể đem lại cho mọi người sự giải thoát trong khi chính bản thân mình không bị cuốn vào vòng đau khổ của xã hội bên ngoài. Và rõ ràng, những nỗ lực trong mọi hoạt động của bà Dadi đều xuất phát từ tình yêu thương con người sâu sắc và thật đáng trân trọng.
Rõ ràng khi xã hội ngày càng phát triển, con người buộc phải sống nhanh hơn, những mối quan hệ càng trở nên phức tạp hơn, chồng chéo hơn. Chính trong hoàn cảnh sống ấy, con người đôi khi cảm thấy mệt mỏi, họ thấy thiếu thời gian để quan tâm lẫn nhau. Stress càng nặng nề thì con người càng khổ đau. Có thể nhìn thấy tình trạng này ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình nhất là Nhật Bản, chuyện những người vì sức ép quá độ đã tự tử hay cô đơn cực độ đến mức tự giam mình trong phòng kín hàng năm trời ròng rã không tiếp xúc với bất cứ ai. Đây có thể coi là mặt trái của xã hội công nghiệp thời hiện đại.Từ thực trạng đó, bà Dadi Janki quan niệm rằng cần phải tìm thấy sự giải thoát trong chính bản thân chúng ta, sống tự tại để không bị cuốn theo bất cứ những mối quan hệ nào ngoài xã hội, không bó buộc mình vào chúng để rồi thất vọng hay khổ đau. Xuất phát từ tình yêu thương và sự tự tại, tĩnh tại của bản thân, con người có thể cho đi rất nhiều thứ, có thể đem lại cho mọi người sự giải thoát trong khi chính bản thân mình không bị cuốn vào vòng đau khổ của xã hội bên ngoài. Và rõ ràng, những nỗ lực trong mọi hoạt động của bà Dadi đều xuất phát từ tình yêu thương con người sâu sắc và thật đáng trân trọng.

Đoàn Thị The – Sinh viên K53 khoa Vật lý Trường ĐH Sư phạm HN.
Quả là cuộc sống này sẽ mất hết ý nghĩa, mất hết thi vị khi mà người ta sống mà không có tình yêu thương. Chính tình thương là “liều thuốc” có thể kéo con người ta ra khỏi những cạm bẫy, những cám dỗ, những lúc “xuống dốc” của tâm hồn. Tình yêu thương làm cho người ta nhìn nhận cuộc sống thân ái và nhân hậu hơn, thi vị hơn.
Tình thương giúp con người có thể thoát ra khỏi đau khổ.Vậy đau khổ là gì, do đâu mà có? Đau khổ không phải là thuộc tính tại tâm chúng ta, nó xuất hiện do bản thân chúng ta cảm thấy chưa được thỏa mãn những điều mà ta mong muốn. Như vậy chúng ta có thể loại trừ nó, và chỉ chính bản thân chúng ta mới có thể tự cứu vãn mình ra khỏi đau khổ.
Bài viết cho người đọc thấy được sức mạnh của tình thương yêu và của sự an tịnh trong tâm hồn. Chỉ có giữ cho tâm hồn không bị vướng vào những ham muốn vật chất tầm thường, vào những tính toán ích kỉ, thì mới giữ được cho tâm hồn luôn mát lành, cuộc sống của bạn sẽ tươi đẹp biết bao.
Nhưng chấp nhận những gì xảy ra không có nghĩa là mặc cho nó qua đi, mà phải thực sự bình tĩnh để tìm cách giải quyết những vướng mắc gặp phải. Đồng thời bạn vẫn phải vươn lên tìm đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, để bạn phát triển không ngừng, tìm hiểu thế giới xung quanh để hiểu và cải thiện nó. Tức là bạn luôn tạo ra mục đích sống lành mạnh cho bản thân mình. Bởi vì chính cuộc sống nhạt nhẽo, nhàm chán, nghèo nàn cảm xúc là nguyên nhân đưa bạn đến với sự chán chường và bào mòn tư duy của bạn. Nhưng nếu vì để đạt được mục đích sống mà bạn bất chấp tất cả thì đó lại là nguyên nhân của những cơn stress vô cùng nguy hiểm cho tâm hồn của bạn.
Hạnh phúc là như ai đó đã nói “có một việc gì đó để làm, có một ai đó để yêu thương, và có một mục tiêu mà mình hướng tới”. Như vậy để hạnh phúc thì bạn phải biết yêu thương, san sẻ, biết hi vọng và phải biết “hài lòng” với những gì mình có. Nếu bạn làm được điều đó thì cuộc sống của bạn sẽ vô cùng tươi đẹp, hạnh phúc và tình yêu thương sẽ luôn ngập tràn.

Dadi Janki

Tác giả

(Visited 10 times, 1 visits today)