“De Materia Medica”: Văn bản cổ xưa làm thay đổi thế giới

Có một niềm thu hút và vui thích lớn lao trong việc đọc những văn bản cổ xưa bởi nó có thể kích thích trí tò mò của chúng ra về trải nghiệm của con người. Các trang viết về thảo dược cũng không ngoại lệ, vì nó đem lại cho chúng ta một cảm giác về đời sống của tổ tiên chúng ta: chống chịu, sống sót và tương tác với thế giới tự nhiên xung quanh họ.

De Materia Medica, nghĩa là Về vật liệu thuốc, là một văn bản sống sót từ thế kỷ đầu tiên do Pedanius Dioscorides (c. 40-90 CE), một bác sĩ, nhà thực vật học, dược học người Hi Lạp gốc Tiểu Á phục vụ trong quân đội La Mã. Bản thảo năm tập của ông miêu tả xấp xỉ 600 loài cây được dùng trong hơn 1.000 phương thuốc truyền thống. Hàng thế kỷ sau khi được viết, cuốn sách của Dioscorides được hậu thế ca ngợi như một nguồn tham chiếu quan trọng về thảo dược và trở thành nền tảng cho dược điển của châu Âu và thế giới phương Tây.

Truyền bá hiểu biết về thảo dược

Trong vai trò là một bác sĩ quân đội, Dioscorides đã hành quân qua nhiều nơi trong thế giới cổ đại và quan sát, thu thập và ứng dụng hàng trăm loài cây vào thực hành y khoa của mình. Do phương thuốc từ cây cỏ của ông được miêu tả chi tiết, Dioscorides đã trở thành một nguồn xác tín về hiểu biết được ứng dụng ở nhiều nơi. Cuốn sách của ông, nguyên bản được viết bằng tiếng Hi Lạp cổ đại với tên Περὶ ὕλης ἰατρικῆς, đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác, phần lớn là nhờ công của các nhà tu hành tôn giáo, sang tiếng Latin, Ả rập, Italy, Đức, Tây Ban Nha và Pháp… và ngày trở nên phổ biến hơn trong khắp châu Âu và châu Phi. Lần đầu tiên trong lịch sử, thông tin về thảo dược và các phương thuốc đã được ghi lại và phân phối khắp các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Cuốn De Materia Medica của ông, được chép lại bằng tay và in ấn không biết bao lần, ngày một trở thành tài liệu tham chiếu của các bác sĩ và những người trồng/bán thảo dược trong 1.500 năm sau.

Dioscorides trong một bức họa cổ. Ông ngồi ngoài cùng hàng dưới, bên trái bức họa. Ông đang kiểm tra một bông hoa trong khi ghi chép lại đặc điểm của nó. (“Medicine in the Middle Ages” (1906), by Veloso Salgado) NOVA Medical School, Public Domain.

Bản thảo đầu tiên được viết trong khoảng hai nghìn năm trước và chưa bao giờ được tìm thấy; tuy nhiên, văn bản sao chép lâu đời nhất dưới tên gọi Vienna Dioscorides hoặc Codex Vindobonensis Medicus Graecus 1 (ca. 512 CE), hiện được cất giữ tại Thư viện quốc gia Áo ở Vienna. Ấn bản đặc biệt này được viết bằng tiếng Hi Lạp và trang trí bằng những hình họa vẽ tay tuyệt đẹp. Nó được tạo  ra như một món quà hoàng gia cho công chúa đế quốc La Mã Juliana Anicia, một nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng. Bản thảo này, “một kiệt tác về nghệ thuật làm sách”, được UNESCO ghi nhận là một trong những Di sản tư liệu thế giới bởi “là một nguồn dược phẩm quan trọng bậc nhất trong thế giới cổ đại”.

Một minh họa san hô trong “De Materia Medica” từ phiên bản “Vienna Dioscurides” (Public Domain).

Những ấn bản được biết đến khác thuộc về các bảo tàng quốc gia Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy, Pháp, và Anh cũng như trong tàng thư thiêng liêng ở núi Athos, Hy Lạp, và Thư viện và Bảo tàng Morgan ở New York, có được qua một cuộc bán đấu giá vào những năm 1920. Những trang đơn từ các bản thảo cũng được thấy ở nhiều bảo tàng, nhiều nơi đã số hóa để sẵn sàng cho người xem thưởng lãm trực tuyến, bao gồm Viện Smithsonian, Bảo tàng Harvard, MET, Bảo tàng nghệ thuật Walters Art Museum… cung nhiều nơi khác.

Với những người đọc bằng tiếng Anh, ấn bản đầu tiên được dịch từ nguyên bản sang tiếng Anh lại muộn hơn, vào năm 1655. Ấn bản này gồm hơn 4.000 trang, do John Goodyer, một nhà thực vật học người Anh nổi tiếng, mất gần ba năm để hoàn thành, trong suốt thời gian đó ông đã tham khảo ít nhất 18 ấn bản khác nhau của cuốn sách này. Một phiên bản của thời Trung Cổ Anh của Goodyer đã được hoàn thành muộn hơn, trong năm 1933, do R.T. Gunther, người thành lập Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Oxford biên tập.

Danh tiếng của De Materia Medica

Điều khiến De Materia Medica nổi bật trong lịch sử y học chính là được tham chiếu rộng rãi bởi các nhà thực hành y khoa và người trồng/bán thảo dược trong nhiều thế kỷ và trong những ngôn ngữ khác nhau. Không nghi ngờ gì nữa, các văn bản y khoa cổ đại từ Trung Quốc, Vệ Đà, truyền thống Ả Rậpđều đóng góp những hiểu biết vô giá. Với thảo dược học phương Tây và châu Âu, De Materia Medica đã giúp đào tạo các nhà thực hành lâm sàng về thảo dược và nâng cao giá trị quan trọng của việc dùng các cây cỏ bản địa ở châu Âu và Địa Trung Hải trong việc chữa lành nhiều chứng bệnh tật. Cả hiểu biết và cây cỏ đã trở nên dễ dàng tiếp nhận hơn trước.

Dioscorides ghi lại tất cả những gì ông học hỏi được về cây cỏ, động vật, khoáng chất từ những chuyến hành quân của mình. Để hệ thống hóa thông tin của mình, ông đã phân chia cuốn sách của mình thành năm phần khác nhau:

Chương I: Các chất thơm

Chương II: Động vật đến thảo dượcAnimals to herbs

Chương III: Rễ củ, hạt và thảo dược

Chương IV: Rễ củ và thảo dược

Chương V: Nho, rượu vang và khoáng chất

Mỗi phần lại cung cấp một lượng thông tin lớn về nơi thảo dược phân bố, cách sử dụng và các phần được dùng làm dược liệu, và nhiều thông tin chi tiết lí thú khác mà chúng ta có thể sử dụng để suy luận ra về đời sống trong thời đại cổ xưa. Từ những phần sử dụng của cây mandrake (Mandragora officinarum, một loại của chi thực vật Mandragora trong họ cây bìm bịp Solanaceae) và hellebore (hay còn gọi là cây thiết khoái tử, cây trị điên, cây lê lư – một chi thực vật có hoa thuộc họ Mao lương) đến những loại thảo dược “hiệu quả chống lại những thứ làm đen đồng tử” (Dioscorides, Osbaldeston, & Wood, 2000, p. 319) là một vài điều ghi lại cho thấy cách ứng dụng độc nhất vô nhị và một số thứ có thể ứng dụng trong dược điển Phương Tây. Một số mẩu thông tin từ cuốn De Materia Medica nghìn trang được Osbaldeston và Wood dịch:

– Celandine (tiếng Hy Lạp: Chelidonion mikron, tiếng La Mã Chelidonia minor) “có ở khắp những nơi có nước và đầm lầy. Nó sắc giống cỏ chân ngỗng, có thể làm lở loét da”. Các phương thuốc đề xuất bao gồm dịch chiết từ rễ và “trộn với mật ong để bơm vào lỗ mũi để thanh trùng đầu óc. Tương tự, việc sắc nước súc miệng với mật ong cũng thanh trùng đầu óc và thanh trùng mọi thứ bẩn khỏi lồng ngực” (Dioscorides, Osbaldeston, & Wood, 2000, trang 355).

– Tỏi (tiếng Hy Lạp Skorodon), trong số rất nhiều công dụng của nó, được “thoa để trị rụng tóc nhưng khi đó phải được sử dụng dạng thuốc mỡ”. Nó cũng có thể được kết hợp “với muối và dầu [để] chữa lành các loại mụn” ( Dioscorides, Osbaldeston, & Wood, 2000, trang 319)

– Cây bài hương (tiếng Hy Lạp Ussopos, tiếng Latin: Hyssopus hortensis, Hyssopus officinalis, Origanum syriacum) “đun sôi dùng với quả vả, nước, mật ong và cây cửu lý hương thành một loại nước có thể giúp chữa viêm phổi, hen suyễn, ho trong, đàm nhớt, và bệnh liệt phổi [loại bệnh hen suyễn], và giết sâu (Dioscorides, Osbaldeston, & Wood, 2000, p. 399).

– Ngải cứu (tiếng Hy Lạp Apsinthion, tiếng Latin: Absinthium vulgare hoặc Seriphium absinthium, hoặc Artemisia absinthium), từng bị cấm ở Mỹ cho đến năm  2007 bởi đặc tính gây nghiện của nó, đã được biết đến từ thời cổ đại, với loại tốt nhất mọc ở Pontus và núi Taurus ở Cappadocia (hiện nay là miền nam Thổ Nhĩ Kỳ). “Nó làm ấm, se da và giúp tiêu hóa, và đồng thời làm sạch dịch trong dạ dày và ruột” (Dioscorides, Osbaldeston, & Wood, 2000, p. 392).

Cho đến ngày nay, có những loài thảo dược từ thế giới cổ đại mà chúng ta vẫn còn có thể nhận diện, bao gồm cây kế (tiếng Hy lạp Akanthion), hạt cây có một khối sợi mềm trên đỉnh, có tính chất tương tự như lụa nên có thể se thành sợi. Lá và rễ của nó có thể sắc uống để giúp làm giảm chứng đau cổ (Dioscorides, Osbaldeston, & Wood, 2000, trang 384).

Thật may mắn, có nhiều trang trong De Materia Medica có thể đem lại cho chúng ta cái nhìn thấu vào thực hành sử dụng thảo dược của chúng ta. Thêm vào đó, di sản được tiếp nối để đem lại một nguồn tư liệu toàn diện và hấp dẫn không chỉ cho những nhà thực hành quan tâm đến truyền thống và kiến thức dân tộc học trong việc sử dụng cây cỏ mà còn cho cả các nhà thực vật, các nhà môi trường, khảo cổ, lịch sử và những người có tổ tiên truyền thụ những thực hành đó trong phạm vi gia đình. Vẻ đẹp của những trang viết đó và những thứ có thể khai thác không bao giờ lụi tắt.

Nguyễn Nhàn tổng hợp

Nguồn: https://theherbalacademy.com/de-materia-medica/

https://www.loc.gov/item/2021666851/

Tác giả

(Visited 43 times, 1 visits today)