Diễn biến phát triển của ngành giáo dục so sánh: NHỮNG THỬ THÁCH TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊM TÚC VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ XUYÊN VĂN HÓA
“Nói một cách lý tưởng thì một công trình nghiên cứu nên dùng nhiều hệ thống giá trị khác nhau làm cơ sở cho các lập luận và giả thuyết. Do nhiều nguyên nhân thực tế yêu cầu này thường chỉ được đáp ứng một phần rất nhỏ. Chúng ta không nên quên rằng những tiền đề giá trị sẽ quyết định toàn bộ cách tiếp cận vấn đề và có liên hệ chặt chẽ với việc định nghĩa các khái niệm, với việc lập thức các lý thuyết, với phương pháp quan sát và việc trình bày kết quả”. Gunnar Myrdal1 (1969)
Bối cảnh lịch sử
Giáo dục so sánh đã hình thành như một lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ một thế kỷ qua với những tác phẩm rất có giá trị của nhà thơ nổi tiếng thời Nữ hoàng Victoria, đồng thời là một học giả Anh, Matthew Arnold (1861, 1882, 1888, 1892).Ông đã công bố các kết quả nghiên cứu về giáo dục ở Pháp, Thụy Sĩ, Ha Lan và Đức. Vào khoảng năm 1854, Carl johan Fogh đã có một công trình nghiên cứu về các trường ở Đan Mạch dưới cách nhìn của người Mỹ và William Denison (1862) đã công bố một công trình nghiên cứu có tên là Về các Hệ thống Giáo dục.
Trong thế kỷ qua, đã có ba giai đoạn chính trong quá trình phát triển của lĩnh vực khoa học mới mẻ này. Bảng 1 cho thấy số lượng công bố khoa học về giáo dục so sánh theo từng thập kỷ. Số liệu này cho biết rằng lĩnh vực này đã phát triển nhảy vọt trong những năm 60 và đã có một loạt ấn phẩm lớn chưa từng có trước đây với hơn một ngàn đầu sách xuất bản trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Cũng có thể thấy rõ trong (Bảng 1), đã có một số đáng kể các công trình về giáo dục so sánh được xuất bản bằng những ngôn ngữ khác không phải là tiếng Anh. Trong thập kỷ gần đây đã có gần một ngàn đầu sách như thế. Gần một nửa số sách về giáo dục so sánh trên thế giới đã được viết không phải bằng tiếng Anh. Điều này phản ánh tầm quan trọng của việc biết những ngôn ngữ khác vì đó là một kỹ năng tìm hiểu thông tin quan trọng.
Giai đoạn đầu: So sánh Miêu tả Các Hệ thống Giáo dục
Lĩnh vực này hình thành với khá nhiều công trình nghiên cứu so sánh miêu tả về các hệ thống giáo dục. Những nghiên cứu này đưa ra nhiều thông tin và kiến thức bổ ích tuy rằng ý nghĩa lý luận và khái niệm mà nó mang lại thì còn hạn chế. Đồng thời những công trình nghiên cứu này cũng thường có khuynh hướng khô khan và chán ngắt.
Giai đoạn hai: Sự hình thành Phát triển Giáo dục Quốc tế
Trong giai đoạn tiếp theo về cơ bản được hình thành trong thập kỷ 60, các nhà khoa học về giáo dục so sánh đã đi xa hơn việc miêu tả để nhìn nhận và phân tích mối quan hệ giữa giáo dục với những bước phát triển về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Điều này dẫn đến kết quả là bắt đầu có các nhà nghiên cứu khoa học xã hội như các học giả về kinh tế học giáo dục chuyển sang nghiên cứu về giáo dục so sánh. Một ví dụ nổi bật là hai nhà kinh tế học Martin Carnoy và Hank Levin. Họ đã đóng góp rất tích cực cho sự phát triển liên ngành ở Trung tâm Giáo dục Phát triển Quốc tế Stanford. (SIDEC). Trong giai đoạn này trọng tâm cơ bản là những vấn đề ở cấp nhà nước và những thách thức của phát triển. Thời gian này đã có một sự nhấn mạnh ở cả những công trình lý thuyết và phân tích nhằm tìm hiểu sâu hơn vai trò của giáo dục và ảnh hưởng của giáo dục đối với con đường phát triển của quốc gia. Đồng thời cũng đã hình thành sự quan tâm lớn về vấn đề giáo dục ảnh hưởng như thế nào đối với tình trạng bất bình đẳng và có thể phục vụ như thế nào trong việc tái tạo một hệ thống phân tầng xã hội. Một ví dụ xuất sắc của những công trình ấy là nghiên cứu của giáo sư Donald Holsinger (cựu Học giả Fulbright tại Việt
Giai đoạn ba và là giai đoạn hiện nay: Toàn cầu hóa và vượt lên trên những vấn đề của nhà nước quốc gia
Hiện tượng toàn cầu hóa, với nhiều khả năng gây ra bất đồng, đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong hai thập kỷ vừa qua. Trọng tâm của các cuộc tranh luận phần lớn xoay quanh chủ đề những sức mạnh quyền lực hội tụ và phân kỳ của những giá trị cơ bản liên quan đến con đường phát triển. Một phần không thể thiếu của giai đoạn này là mối quan tâm ngày càng lớn đối với những lực lượng xuyên quốc gia và sự tăng trưởng ngoạn mục của chủ nghĩa phân quyền (subnationalism). Một ví dụ rất rõ của chủ nghĩa này là sự hình thành những chính thể mới trong hai thập kỷ vừa qua. Nhiều doanh nghiệp xuyên quốc gia giờ đây còn lớn hơn cả một nền kinh tế của một quốc gia cụ thể và đang gia tăng quyền lực cũng như ảnh hưởng trên toàn cầu (Korten, 1995). Có những vùng về mặt hành chính thì ở cấp độ dưới cấp độ quốc gia chẳng hạn như
Nhu cầu nghiên cứu về những công trình nghiên cứu thể hiện diễn biến phát triển của ngành
Gần đây nhiều nghiên cứu sinh của tôi (
Trong phần tiếp theo là tóm tắt các loại nghiên cứu so sánh và liên văn hóa
Các loại nghiên cứu so sánh và liên văn hóa
Những nghiên cứu liên văn hóa, xuyên văn hóa thực hiện trong phạm vi biên giới của một quốc gia
Về mặt thuật ngữ, nghiên cứu liên văn hóa (intercultural) và xuyên văn hóa (cross-cultural) sẽ được dùng hoán đổi cho nhau trong bài này. Cả hai đều được định nghĩa như quá trình thực hiện việc nghiên cứu về những cá nhân mà văn hóa của họ khác với văn hóa của người nghiên cứu. Nhà dân tộc học nổi tiếng người Ba Lan Malinowski thực hiện nghiên cứu về dân tộc Papua ở Tân Ghinê là một ví dụ cổ điển của những nghiên cứu như thế.
Loại thứ nhất là khi việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi biên giới của một nước mà người nghiên cứu là công dân của nước ấy. Chẳng hạn, một người Thái có thể thực hiện nghiên cứu về dân tộc Hmong sống ở vùng núi Phetchabun phía Bắc của Thái lan. Kasian (1994) đã biên soạn một hợp tuyển rất có giá trị về việc là một người Hoa ở Thái Lan thì có ý nghĩa như thế nào. Suchit (1987) đã viết một cuốn sách rất sắc sảo về người Hoa ở Thái Lan và cộng đồng người Lào, về việc họ đã pha trộn như thế nào để tác động đến văn hóa Thái hiện nay. Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội gần đây đã thực hiện một công trình nghiên cứu về người Hmông ở Việt nam bằng cách sử dụng những phương pháp đổi mới về tiếng nói hình ảnh. Họ cũng đã làm một công trình khái quát rất xuất sắc về 54 dân tộc đa dạng của Việt
Stanley Tambiah ở Đại học Harvard nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển ngoạn mục trong sự đa dạng văn hóa của cộng đồng người Do Thái trên thế giới và coi đó như một lĩnh vực nghiên cứu hết sức cốt yếu. Một ví dụ của xu hướng này là quyển sách vừa xuất bản, “Khi những cách sống va chạm: Chủ nghĩa đa văn hóa và sự bất bình ở
Trong thể loại thứ nhất này, một cựu giáo sư Somali ở Minnesota (vốn là Thủ tướng của nước này) và Gerald Fry đang có kế hoạch thực hiện một tổng tập trong đó có một số chương về những cộng đồng dân tộc ở Hoa Kỳ còn ít được nghiên cứu như người Việt, người Lebani, người Kurk, người Hmong, và cộng đồng người Somali. Những chương này sẽ do những người có hiểu biết rộng về từng cộng đồng dân tộc ấy nghiên cứu và viết.
Những nghiên cứu liên văn hóa thực hiện ở một nước khác
Trong thể loại thứ hai này, các nhà nghiên cứu đến một nước khác để thực hiện việc nghiên cứu. Một ví dụ cụ thể là nhà nghiên cứu giáo dục lỗi lạc người Nhật, Hidenori Fujita, bỏ ra một năm để nghiên cứu các trường trung học Hoa Kỳ ở vùng Philadelphia (Katz, Fujita, et al. 1989). Đây là kiểu phổ biến nhất của nghiên cứu so sánh và liên văn hóa. Công trình nghiên cứu xuất sắc của William Cummings (1980) và Rohlen’s (1983) về giáo dục Nhật Bản cũng là những ví dụ nổi bật của kiểu nghiên cứu này.
Thực sự “trở thành người khác”
Để nghiên cứu “người khác”, một số nhà nghiên cứu đã thực sự cố gắng “trở thành người khác” nhằm nỗ lực đạt được những hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa mà mình đang nghiên cứu. Nhà nhân loại học văn hóa Robert B. Textor đã trở thành một nhà sư như một cách để nghiên cứu sâu về đạo Phật ở Thái và văn hóa tinh thần của Thái Lan (Textor, 1973). Những nghiên cứu trước đó của ông về cải cách giáo dục Nhật Bản sau Thế Chiến Thứ hai đã dựa trên sự tham gia thực tế của ông vào quá trình này khi ông sống và làm việc ở Nhật thời kỳ sau chiến tranh (Textor, 1951).
Nhà nghiên cứu người Thái, Suleeman Naruemol Wongsuphab của Trường Đại học
“Nghiên cứu suông” về một nước hay một nền văn hóa khác
Ví dụ cổ điển của loại nghiên cứu này là nghiên cứu của Ruth Benedict về văn hóa Nhật (1946) và văn hóa Thái (1952) thực hiện khi bà đang ở Mỹ. Vì Hoa Kỳ lúc đó đang trong thời gian chiến tranh với các nước trục Berlin, Roma và Tokyo, bà không thể đến các nước này để thực hiện công trình nghiên cứu liên văn hóa của bà. Trớ trêu thay nghiên cứu suông của bà về Nhật bản và Thái lan còn có chất lượng tốt hơn so với một công trình nghiên cứu thực địa khác về Samoa do người yêu của bà, Margaret Mead thực hiện (xem Louis, 2003).
Nghiên cứu so sánh thực hiện ở nhiều quốc gia
Cho dù là đã có nhiều tạp chí nghiên cứu so sánh trên nhiều lĩnh vực, những công trình nghiên cứu so sánh thực sự có rất ít, như Harry Judge ở Đại học
Nghiên cứu so sánh ở cấp dưới quốc gia
Đây là sự kết hợp giữa thể loại thứ nhất và thứ ba. Trọng tâm là so sánh những cộng đồng bản xứ trong hai hoặc nhiều nước. Một ví dụ là công trình của Fry và Kempner (1996) về đông bắc
Nghiên cứu toàn cầu, xuyên quốc gia
Trong thể loại này, tư liệu sử dụng được thu thập từ nhiều nước trên thế giới. Một ví dụ cổ điển là nghiên cứu của Ted Gurr Tại sao Con người Nổi loạn (1970). Một ví dụ quan trọng khác là những nghiên cứu xuyên quốc gia về so sánh thành tựu giáo dục giữa các nước do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế (IEA) bảo trợ thực hiện (công trình TIMMS). Một lĩnh vực đầy thử thách gần đây hơn là những nghiên cứu xuyên quốc gia về hạnh phúc con người, một đề tài có phần đã được khơi gợi cảm hứng từ sự kiện Vương quốc Bhutan2 nhấn mạnh đến “tổng sản lượng hạnh phúc quốc gia” như một sự lựa chọn thay vì nhấn mạnh đến những chỉ số về thành tựu kinh tế như GNP hay GDP. Giáo sư Ruut Veenhoven tại Đại học
Những trở ngại chính hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục so sánh
Lẽ tự nhiên là sự hình thành những lĩnh vực nghiên cứu liên ngành và có định hướng giải quyết những khó khăn đang tồn tại sẽ phải trải qua những “nỗi đau trưởng thành”. Những trở ngại chính hiện nay có thể nêu tóm tắt như sau:
Lĩnh vực này hiện nay không thực sự là nghiên cứu so sánh
Như đã nêu ở phần trên, Harry Judge ở Đại học
Thiếu nền tảng vững vàng trong những công trình nghiên cứu khoa học xã hội nghiêm túc
Nghiên cứu về những mối quan hệ phức tạp giữa giáo dục và phát triển đòi hỏi một nền tảng vững vàng và nghiêm túc về các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội như toán kinh tế, đo nghiệm tâm lý, làm mô hình nhân quả và kiến thức dân tộc học. Những phương pháp hỗn hợp đặc biệt có sức mạnh trong việc tăng cường sự nghiêm ngặt trong việc nghiên cứu lĩnh vực này (Creswell, 2009; Thomas, 2003).
Thiếu khả năng “Hai kỹ năng trong một bộ óc”
Robert Ward (1987), một nhà khoa học chính trị ở Đại học Stanford người chuyên về Nhật Bản đã có một danh dự hiếm có vừa là Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Chính trị Hoa Kỳ, vừa là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu châu Á. Ward cho rằng có cả kỹ năng liên ngành lẫn kiến thức chuyên sâu một lĩnh vực là điều tối quan trọng. Các chuyên gia nghiên cứu sâu về một lãnh vực đôi khi thiếu kỹ năng liên ngành và những người mạnh về chuyên ngành khoa học thì lại có thể thiếu kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa địa phương. Các nhà nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực so sánh cần có cả hai hệ kỹ năng ấy.
Thiếu thời gian để thực hiện nghiên cứu
Thật không may là có quá nhiều công trình “mì ăn liền” trong lĩnh vực này. Điều rất quan trọng là phải dành nhiều thời gian hết mức có thể trong lãnh vực này để có điều kiện phát triển những kiến thức sâu về xã hội hay nền văn hóa cần nghiên cứu.
Nhiều hạn chế trong hợp tác khoa học trong nghiên cứu liên văn hóa
Quá nhiều công trình nghiên cứu so sánh theo kiểu “kỵ sĩ độc hành”. Vì nhiều lý do, hợp tác nghiên cứu giữa các học giả ở những nền văn hóa khác nhau khá là hiếm hoi. Hãng thông tấn Clio Press ở Oxford, England được nhiều người khen ngợi vì yêu cầu trong danh sách những tác phẩm viết về các nước trên thế giới, phải có ít nhất một tác giả là người của quốc gia được nghiên cứu. Cũng vậy, danh sách công trình tham khảo do
Thiếu quan tâm đến những tri thức và sự từng trải có tính chất địa phương
Như đã thấy trong bảng 1 trên đây, nhiều công trình về giáo dục so sánh đang được thực hiện bằng những thứ tiếng không phải là tiếng Anh. Điều quan trọng là đa dạng hóa các nguồn trích dẫn và bao gồm được những công trình nghiên cứu quan trọng của các học giả từ nhiều nước và được viết bằng nhiều ngôn ngữ (xem Hayhoe, 2006).
Quá ít những nghiên cứu theo chiều dọc hay có tính chất truy nguyên, quá nhấn mạnh đến những phân tích cắt ngang
Chủ yếu vì hạn chế về thời gian và kinh phí, nhiều công trình chỉ nghiên cứu thực hiện cắt ngang ở một thời điểm. Đây là một phương pháp nghiên cứu tương đối yếu so với những công trình nghiên cứu theo chiều dọc hay nghiên cứu lịch đại. Trong việc phân tích các chương trình đào tạo hay giáo dục, rất cần thực hiện những nghiên cứu truy nguyên nghiêm túc nhằm khảo sát ảnh hưởng của những chương trình như thế đối với các cá nhân (xem Tomita, Fry, & Seksin, 2000; Paige, et al, 2009).
Tình trạng rời rạc của ngành giáo dục so sánh: Hiện có ít những trung tâm hay viện nghiên cứu chuyên về giáo dục so sánh
Tuy rằng lĩnh vực giáo dục so sánh đang phát triển nhanh chóng, có tương đối ít những trung tâm hay viện nghiên cứu dành cho lĩnh vực học thuật này. Đối với những viện đang tồn tại, ít nơi thực hiện được những nghiên cứu có quy mô rộng lớn và có tính chất toàn diện.
Chiến lược và kinh nghiệm tốt nhất trong việc thực hiện những nghiên cứu so sánh và liên văn hóa nghiêm túc
Đương đầu với sự khủng hoảng về hình tượng biểu trưng
Một vấn đề chính của ngành giáo dục so sánh có liên quan tới cái được gọi là “cuộc khủng hoảng về hình tượng biểu trưng”. Thuật ngữ này dùng để chỉ hiện tượng có những nghiên cứu bóp méo, xuyên tạc hay miêu tả sai về “người khác”. Về cơ bản nhà nghiên cứu đã nắm bắt một hình ảnh sai về đối tượng. Các tác giả Edward Said (1978, 1993) và Linda Tuhiwai Smith (1999) đã phê phán nặng nề các học giả phương Tây vì đã miêu tả không đúng về những dân tộc bản xứ và những người không phải là người phương Tây. Trong văn học so sánh có vô số ví dụ về kiểu bóp méo hay xuyên tạc này. Các nhà nghiên cứu so sánh cần phải nỗ lực làm giảm những sự bóp méo và trình bày sai về đối tượng như thế.
Dùng những thuật ngữ nhạy cảm một cách có văn hóa và đúng đắn, xác đáng
Thật không may là trong nghiên cứu so sánh và trong khoa học xã hội nói chung thường có nhiều trở ngại trong việc sử dụng những thuật ngữ thiếu xác đáng và/hoặc mang tính vị chủng. Trong một công trình nghiên cứu có giá trị về định kiến dân tộc trong việc lựa chọn từ ngữ, Herbst (1997) đưa ra những thông tin chi tiết về nhiều thuật ngữ liên quan đến việc viết về những nhóm dân tộc đa dạng theo những cách khá nhạy cảm về mặt văn hóa. Một chiến lược cơ bản là hỏi trực tiếp mọi người xem họ muốn được gọi và được miêu tả như thế nào. Một số thuật ngữ có vấn đề vì không bao hàm đủ nội dung. Chẳng hạn, thuật ngữ “vòng cung Thái Bình Dương (“The Pacific Rim”), đã loại trừ nhiều đảo lớn ở Thái Bình Dương. Thuật ngữ “Đông Dương” là một thuật ngữ thời thực dân nay không còn có ý nghĩa với bất cứ thực thể chính trị hiện tại nào nữa. Thuật ngữ được dùng khá phổ biến “miền Viễn Tây” vừa không xác đáng vừa thiên vị châu Âu. Nhiều bản đồ hiện nay cũng rất vị chủng và/hoặc không xác đáng. Chẳng hạn, nhiều bản đồ thế giới thường đánh giá rất không đúng mức kích thước của biển Thái Bình Dương. Về mặt thuật ngữ và thuyết trình, cũng rất cần viết một cách rõ ràng và gãy gọn, súc tích theo cách có thể hiểu được đủ rõ để có thể đưa vào các bảng danh mục (xem Sokal & Bricmont, 1998).
Trình bày hiển ngôn và minh bạch về các tiền đề giá trị
Một giả định khá phổ biến và không được chứng minh về nghiên cứu “khoa học” xã hội hiện đại khiến người ta sai lạc là ý tưởng cho rằng những nghiên cứu ấy có tính chất “khách quan”. Tác giả được giải thưởng Nobel, Gunnar Myrdal (1969) đã nói rằng khoa học xã hội không thể không bị chi phối bởi các giá trị và các học giả cần phải nói rõ một cách hiển ngôn về các tiền đề giá trị cơ bản đã có thể ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và bài viết của họ.
Phát triển “hai kỹ năng trong một bộ óc”
Robert Ward, một chuyên gia người Nhật ở Đại học Stanford, người có vinh dự là Chủ tịch của cả Hiệp hội Khoa học Chính trị Hoa Kỳ lẫn Hiệp hội Nghiên cứu về châu Á đã nêu một yêu cầu khẩn thiết về “hai kỹ năng trong một bộ óc”. Bằng thuật ngữ này ông muốn nói rằng các nhà nghiên cứu cần có những kỹ năng vững chắc về các phương pháp nghiên cứu như toán kinh tế, đo lường tâm lý, hay phân tích chính sách, nhưng đồng thời cũng cần những kỹ năng liên văn hóa thích hợp. Bởi vậy, đối với các nhà nghiên cứu so sánh, rất cần xây dựng năng lực, trí thông minh và sự nhạy cảm về văn hóa để bổ sung cho những kỹ năng về kỹ thuật nghiên cứu rất quan trọng của họ.
Xác định nhiều quan điểm, nhiều cách diễn giải và giải thích
Một điều rất quan trọng là tinh thần cởi mở đối với những nguồn tư liệu khác nhau và những cách diễn giải khác nhau. Nhiều người nhìn vào cùng một hiện tượng nhưng mỗi người sẽ thấy những thứ khác nhau. Điều này được gọi là tác động Rashomon, dựa trên phim truyện nổi tiếng của đạo diễn Nhật Akira Kurosawa, vốn được khơi gợi cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết của Ryūnosuke Akutagawa.
Một trường hợp ở Thái Lan liên quan tới các nhà sư khất thực. Nhiều người phương Tây đã diễn giải hiện tượng này và miêu tả nó như là hành động ăn xin. Các nhà sư không ăn xin. Người Thái nhìn hành động này như một cơ hội mà các nhà sư đem đến cho mọi người để họ thể hiện tinh thần Phật giáo. Một học giả nữ có thể quan sát hiện tượng này và nhấn mạnh rằng tất cả các nhà sư khất thực đều là nam giới và cho rằng điều này nói lên sự kỳ thị đối với nữ giới. Cuối cùng, một người làm cho hãng giày Nike có thể quan sát các nhà sư đang khất thực và nhận thấy rằng họ đã tập thể dục với cường độ đáng kể hằng ngày với đôi chân trần mà chẳng có lấy một đôi giày thích hợp.
Cởi mở đối với những nguồn tư liệu khác nhau thường được gọi là “phép đạc tam giác” (triangulation). Thực ra nó không nhất thiết có nghĩa là ba nguồn dữ liệu, mà là nhiều nguồn dữ liệu. Tuy nhiên, có một quy tắc phổ biến (tương tự như trong lãnh vực báo chí), là mỗi người cần có ba nguồn tư liệu độc lập với nhau để chứng minh một yêu cầu nhận thức có khả năng gây tranh cãi hoặc bất đồng. Ví dụ về một nguồn dữ liệu đặc biệt và quan trọng ở Thái là hàng ngàn bản điếu văn được in và phân phát trong lễ tang của những người Thái lỗi lạc. Những bản điếu văn đó có khả năng là một nguồn tư liệu độc lập xuất sắc có thể bổ sung để tăng cường phép đạc tam giác.
Thu hút nguồn lực trí tuệ địa phương
Một phần của hiện tượng mà Philip Altbach miêu tả như chủ nghĩa đế quốc trong khoa học, là xu hướng làm ngơ trước những công trình quan trọng của các học giả ở những nước đang phát triển. Có một xu hướng dành đặc quyền đặc lợi cho công trình của những học giả được xuất bản ở Bắc Mỹ hay châu Âu. Đây là một lý do chính khiến việc nắm được kỹ năng đọc nhiều ngôn ngữ khác nhau là một phần quan trọng trong yêu cầu về năng lực đối với những người làm nghiên cứu so sánh.
Thiết lập sự tín nhiệm, tính hợp lệ và đáng tin cậy trong những bối cảnh xuyên văn hóa
Cần thận trọng trong việc sử dụng một cách máy móc những công cụ đã được tạo ra ở phương Tây. Những công cụ như thế cần được điều chỉnh theo bối cảnh văn hóa mà nó được đem ra sử dụng. Những kỹ thuật như “dịch ngược trở lại”(back translation)3 cần được dùng để bảo đảm khả năng có thể so sánh được của những phiếu điều tra phỏng vấn quốc tế trong ngôn ngữ địa phương (Brislin, et al.1973). Kiểm tra thành viên (member checking) cũng làm tăng thêm sự tín nhiệm4. Legacé (1970) đã xây dựng một bộ tiêu chí nhằm tối ưu hóa sự minh bạch liên quan tới kiểm tra chất lượng thông tin tư liệu.
Loại trừ sự bất lực về ngôn ngữ (tình cảnh tuyệt vọng của “trí thức
Trong tác phẩm “Người Mỹ trầm lặng”, Thượng nghị sĩ Paul Simon (1980) của bang
“Tiêu chuẩn vàng” bình thường là một năm trong lĩnh vực nghiên cứu này. Vì nhiều lý do, các nhà nghiên cứu ngày càng khó đạt tiêu chuẩn này. Đây là vấn đề chính trong đề tài nghiên cứu rất dễ gây tranh luận của Margaret Mead và trong quyển sách của bà công bố kết quả nghiên cứu ấy về văn hóa (xem Freeman, 1983).
Tiếp xúc với nhiều bên liên quan khác nhau
Robert Chambers (1994), (xem
Pha trộn một cách sáng tạo giữa cách tiếp cận chức năng và tiếp cận chất liệu trong nghiên cứu 5
Khi nghĩ về những chiến lược nâng cao chất lượng và sự nghiêm ngặt của những công trình nghiên cứu liên văn hóa, điều hết sức quan trọng là thảo luận về sự khác biệt giữa cách tiếp cận chức năng (emic) và cách tiếp cận chất liệu (etic). Khái niệm này có nguồn gốc từ ngôn ngữ học và do học giả Kenneth Pike (Headland, Pike, & Harris 1990) đề xướng. Tác phẩm của Pike trong lĩnh vực này đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của khoa học xã hội. Etic vốn là thuật ngữ của ngữ âm học và emic vốn là thuật ngữ của âm vị học. Các nhà ngôn ngữ học đã tạo ra những biểu tượng đặc biệt để đại diện cho những phổ niệm âm thanh có trong hầu hết ngôn ngữ loài người. Tuy nhiên, một chữ bắt đầu bằng “ng” như trong tiếng Thái hay tiếng Việt không có trong hầu hết các thứ tiếng phương Tây. Một ví dụ là từ “ngan” trong tiếng Thái vừa có nghĩa là công việc vừa có nghĩa là đảng xã hội. Bởi vậy, etic tiêu biểu cho các phổ niệm, còn emic tiêu biểu cho các khái niệm hay thực thể duy nhất đối với một nền văn hóa nhưng không phải là một phổ niệm toàn cầu. Đôi khi khái niệm này được diễn giải như là quan điểm của người trong cuộc (emic) đối lập với quan điểm của người ngoài cuộc (etic).
Các nhà nghiên cứu phương Tây, thường thiên về lối suy nghĩ theo nguyên tắc nhị phân, có thể nghĩ về những điều này như là sự cạnh tranh giữa các thực thể và mô hình. Thực ra cả hai cách tiếp cận chức năng và tiếp cận chất liệu đều quan trọng và bài viết này chỉ nhấn mạnh việc hai quan điểm này bổ sung và làm phong phú cho nhau như thế nào. Trong thực tế quan điểm của cách tiếp cận chất liệu là tâm điểm của khoa học hiện đại và thực sự đã đem lại một cách phân tích rất mạnh đáp ứng nhu cầu của những nghiên cứu có tính chất quốc tế và liên văn hóa. Mục tiêu của khoa học là khám phá và khẳng định những nguyên tắc xác nhận quy luật được công nhận không phụ thuộc không gian và thời gian. Ví dụ, giả sử các nhà nghiên cứu xây dựng một lý thuyết để giải thích hiện tượng bạo hành trẻ em. Dùng dữ liệu từ nhiều vùng ở Hoa Kỳ, họ khẳng định tính chất hợp lệ của mô hình mà họ đưa ra. Tuy nhiên, để nâng cao mức ủng hộ đối với lý thuyết ấy, như những tri thức khái quát, thì điều cần thiết và quan trọng phải làm là kiểm tra những mô hình này trong những bối cảnh văn hóa bên ngoài nước Mỹ.
Một ví dụ khác có thể dẫn ra từ nghiên cứu của Mark Blaug, một nhà kinh tế học giáo dục lỗi lạc người Anh. Blaug (1971) được Quỹ Ford giao nhiệm vụ lãnh đạo một công trình nghiên cứu trọng yếu về tỷ lệ hoàn vốn của các loại hình giáo dục khác nhau ở Thái Lan. Điều quan trọng đối với nghiên cứu này là phân biệt trường công trong tương quan so sánh với trường tư. Tuy có vẻ như một thực thể khách quan, trong thực tế, sự phân biệt này khác nhau một cách đáng kể giữa Hoa Kỳ, Anh và Thái lan. Một lần nữa cách tiếp cận chất liệu phổ niệm che giấu những tham số địa phương rất quan trọng. Giáo dục nhà trường công và tư là một tham số quan trọng trong công trình nghiên cứu của Blaug, dù rằng ở Thái Lan có một mức độ biến đổi vô cùng lớn về chất lượng ở cả trường công lẫn trường tư. Do vậy, sự phân biệt này ở Thái đã không mang lại kết quả cụ thể. Có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều là những thực thể chức năng có tính chất địa phương, rongrian mii chuu (trường học với một cái tên) như đã được phát hiện trong một nghiên cứu của tác giả bài này về giáo dục và cơ hội ở Thái Lan (Fry, 1980).
Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận chức năng phải có một sự gắn bó thực sự và sâu sắc để có thể hiểu được sự việc theo quan điểm của người khác. Chẳng hạn, nếu nghiên cứu về văn hóa Việt
Một hoạt động chủ yếu của các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận chức năng là hành trình khám phá để soạn ra một danh sách những thực thể chức năng chủ yếu liên quan tới lãnh vực đang nghiên cứu. Một vũ đài khác nơi mà hai cách tiếp cận (chức năng và chất liệu) tương tự nhau, cả trong khoa học lẫn trong phân tích theo cách tiếp cận chức năng, là việc xây dựng hệ thống các loại hình đều cực kỳ quan trọng. Quá trình khám phá và phát hiện những phạm trù chức năng chủ yếu diễn ra như thế nào? Có hai cách tiếp cận chính. Một biện pháp kỹ thuật là gắn quốc gia địa phương với những cuộc thảo luận rộng lớn, thường có tính chất không chính thức, thông qua quá trình này để khám phá những giới hạn chức năng chủ yếu. Cách tiếp cận thứ hai là phân tích những tư liệu liên quan (hư cấu và không hư cấu) trong ngôn ngữ bản địa.
Những khó khăn thử thách của nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận chức năng
Nghiên cứu chất liệu tự nó không đòi hỏi kiến thức về một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên nghiên cứu chức năng sẽ được nâng cao chất lượng đáng kể nếu tận tâm học hỏi ngôn ngữ của những người đang được nghiên cứu. Phần lớn các thực thể chức năng này là những thứ không thể dịch sang tiếng Anh một cách dễ dàng. Bởi vậy, một nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận chức năng bắt buộc phải học ngôn ngữ của nền văn hóa mà mình nghiên cứu càng nhiều càng tốt. Điều này phần nào giải thích tại sao có rất ít công trình nghiên cứu so sánh thực thụ. Học nhiều ngoại ngữ nói lên một sự cống hiến khổng lồ về thời gian và nỗ lực. Đồng thời một nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận chức năng cũng phải có ý muốn dành một thời gian đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu này. Không có cách nào trở thành một nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận chức năng với những công trình “mì ăn liền” khi người nghiên cứu chỉ dành một khoảng thời gian tối thiểu để sống trong nền văn hóa ấy.
Những nghiên cứu theo cách tiếp cận chức năng có thể làm mạnh thêm những nghiên cứu theo cách tiếp cận chất liệu như thế nào?
Chúng ta hãy thử cho rằng các nhà nghiên cứu muốn kiểm tra thử mô hình theo cách tiếp cận chất liệu trong một nền văn hóa và một xã hội khác và họ có một bảng câu hỏi cơ bản đã được xây dựng trong nền văn hóa của họ. Nếu họ thực hiện một phân tích sâu theo cách tiếp cận chức năng trước khi tiến hành việc kiểm tra, họ có thể điều chỉnh và nâng cao chất lượng bảng câu hỏi. Có thể nêu một ví dụ cụ thể như sau: tôi đã thử kiểm tra mô hình Blau-Duncan về việc đạt được một nghề nghiệp, bằng việc dùng tư liệu ở Thái Lan (Fry, 1980). Trước khi hoàn thiện công cụ điều tra của mình, tôi đã dành ra ba tháng để làm công việc phân tích theo cách tiếp cận chức năng nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng của bảng hỏi. Một ví dụ về một khái niệm theo cách tiếp cận chức năng được khám phá trong quá trình này và được sử dụng sau đó là khái niệm ‘chup dua’, một danh ngữ Thái có nghĩa là đạt được một uy tín xã hội văn hóa bằng việc học tập ở nước ngoài. Đây là một ví dụ về việc cách tiếp cận chức năng có thể làm mạnh thêm cách tiếp cận chất liệu như thế nào.
Có một thực thể chức năng của Thái rất thú vị đối với những nhà nghiên cứu không theo cách tiếp cận chức năng. Nó được gọi là nakrop nai hongair, nghĩa đen là “những chiến sĩ trong văn phòng máy lạnh”, để chỉ những nhà nghiên cứu không muốn bẩn tay khi phải nói chuyện với những người dân thường trong lĩnh vực nghiên cứu của họ. Thay vào đó họ thích nói chuyện với giới tinh hoa trong những khung cảnh tiện nghi, những thứ hiển nhiên có thể dẫn tới những hiểu lầm, diễn giải sai lạc hay bóp méo nghiêm trọng. Thật thú vị là những thực thể theo cách tiếp cận chức năng của Thái lại có thể có nguồn gốc từ những nhà nghiên cứu “bàn giấy” ở phương Tây theo cách tiếp cận chất liệu.
Có vô số ví dụ về những nhà nghiên cứu không theo cách tiếp cận chức năng như thế. Tác phẩm được nhiều người biết của Naisbett (1996), Những xu hướng lớn ở châu Á, cơ bản dựa trên những mẩu cắt xén từ báo chí trong vùng và nội dung phỏng vấn của tác giả với giới tinh hoa ở các thủ đô châu Á.
Hợp tác liên văn hóa với các nhà nghiên cứu, các tác giả và các trí thức địa phương
Hợp tác nghiên cứu xuyên văn hóa là cách để nâng cao chất lượng lẫn sự nghiêm nhặt của việc nghiên cứu. Trên đường sự nghiệp, tôi hết sức may mắn đã có dịp làm việc chung và có sách xuất bản với nhiều tác giả khác nhau trong vùng châu Á Thái Bình Dương như Tereshi Tomita, Pham Lan Huong, Supang Chantavanich, Rufino Mauricio, Misao Makino, và nhiều người khác.
Tích cực tham gia vào cộng đồng hay hệ thống đang được nghiên cứu
Quan sát với tư cách của người tham gia là một phương tiện mạnh mẽ để nghiên cứu những xã hội hay những nền văn hóa khác. Clifford Geertz trong tác phẩm của ông về
Lắng nghe tiếng nói của “người khác” thành thật với cả tấm lòng
Trong việc thực hiện nghiên cứu về những xã hội và nền văn hóa khác, có lẽ không có kỹ năng nào quan trọng hơn là lắng nghe với tất cả tấm lòng và trở thành một người nghe xuất sắc. Điều quan trọng là có thể xây dựng mối quan hệ hòa hợp và tôn trọng với những gì đang được nghiên cứu, những thứ khiến người ta thấy thoải mái trong việc chia sẻ với nhà nghiên cứu những câu chuyện, ý nghĩ và quan điểm của họ một cách thành thật. Tác phẩm của Robert Coles (1997) là một ví dụ xuất sắc về điều này.
Tránh sự cám dỗ lãng mạn hóa
Lúc này hay lúc khác sẽ có những cám dỗ đối với người ngoài trong việc lãng mạn hóa “người khác” hay lờ đi những thực tiễn khó chịu. Điều này là cả một vấn đề trong những nghiên cứu của phương Tây về những cộng đồng không phải là người phương Tây. Họ có xu hướng quá tích cực hay quá thụ động. Cả hai quan điểm cực đoan này đều không nắm bắt được thực tiễn phức tạp. Học giả David Adams đã phê phán công trình nghiên cứu về Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào về việc lãng mạn hóa và tích cực quá mức đối với họ.
Chú ý những vấn đề đạo đức
Đạo đức là một vấn đề quan trọng nhưng khá là lôi thôi trong những nghiên cứu so sánh xuyên văn hóa. Về mặt này, tuyển tập nghiên cứu của Robin’s (2004) về các trường hợp điển hình trong vấn đề đạo đức nghiên cứu là một đóng góp rất có giá trị. (xem Wiener, 2005). Loạt bài rất dễ gây tranh luận của Patrick Tierney (2000), Bóng tối ở El Dorado, về các nhà nghiên cứu phương Tây ở Amazon cũng gây chú ý về tầm quan trọng của vấn đề đạo đức trong nghiên cứu so sánh xuyên văn hóa. Tác phẩm Hồi ký của một Geisha của tác giả Arthur Golden đã đặt ra rất nhiều mối quan ngại nghiêm trọng về mặt đạo đức nghiên cứu. Người cung cấp thông tin chủ yếu của Arthur Golden, Iwasaki (2002), đã vô cùng phật ý về quyển sách này và về hình ảnh của người geisha được thể hiện trong đó.
Thiếu những tư liệu thành văn về Phương pháp Nghiên cứu Xuyên văn hóa
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và sự tiếp xúc liên văn hóa đang tăng lên vô cùng nhanh chóng, nhu cầu về những công trình nghiên cứu so sánh xuyên văn hóa nghiêm ngặt cũng đang lớn lên từng ngày. Thật đáng ngạc nhiên là những tài liệu về phương pháp nghiên cứu xuyên văn hóa lại rất hiếm hoi. Có một loạt sách có giá trị xuất bản vào thập kỷ 70 của các tác giả Brislin, Lonner, and Thorndike (1973), nhưng đó đã là 30 năm trước. Hầu hết các tuyển tập trong lãnh vực này tập trung vào một lãnh vực hay một chuyên ngành cụ thể như quản lý (Graves, 1973; Punnett and Schenker 2004), hay truyền thông (Gudykunst & Kim 1984). Những tác phẩm khác tập trung vào một nhân tố cụ thể của công việc nghiên cứu xuyên văn hóa chẳng hạn phương pháp điền dã thực địa (Lonner and Berry 1986) hay khảo sát điều tra (Harkness, van de Vijver, & Mohler 2003). Gần như không có một công trình toàn diện nào gần đây về phương pháp nghiên cứu so sánh và liên văn hóa, xuyên văn hóa, mặc dù Ember & Ember (2001) đã đưa ra một hợp tuyển các tác phẩm viết về những vấn đề trong việc nghiên cứu xuyên văn hóa. Dùng WorldCat để kiểm tra số lượng những tác phẩm về phương pháp nghiên cứu so sánh, sẽ thấy chỉ có tám đầu sách và phần lớn đã được Warwick & Osherson (1973) xuất bản cách đây gần 40 năm.
Tương lai của ngành Giáo dục So sánh
Không có cách nào nhìn được trong bóng tối. Tuy vậy, phản ánh về những con đường có thể trong tương lai của lĩnh vực giáo dục so sánh cũng là một điều quan trọng. Paul Morris, nguyên Viện trưởng Viện Giáo dục HongKong, nhấn mạnh nhu cầu phải có nhiều hơn những công trình nghiên cứu so sánh về xây dựng chính sách giáo dục và về việc những chính sách ấy chịu ảnh hưởng của các lực lượng bên ngoài như thế nào. Những quan điểm chính trị liên quan về vấn đề giáo dục cũng đang được đặt ra cực kỳ đúng lúc (Steiner-Khamsi, 2004; Phillips & Ochs, 2004; Phillips, 2008). Trong phong trào cải cách giáo dục ở Thái Lan, người Thái nghiên cứu rất cẩn thận kinh nghiệm của các nước khác chẳng hạn như New Zealand, Trung Quốc, Việt Nam, và Pháp. Họ xuất bản hàng loạt sách về giáo dục và cải cách giáo dục ở các nước và đưa những tư liệu ấy lên web. Một vấn đề trọng yếu được đặt ra là liệu những lực lượng toàn cầu hóa có dẫn đến một sự hội tụ về thực tiễn chính sách giáo dục, hay sẽ khiến sự phân kỳ càng thêm phổ biến.
Với bộ máy lãnh đạo mới ở Hoa Kỳ, hiện nay đang có tiềm năng cho một sự phân chia hòa bình. Lưỡng đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ đều ủng hộ Luật Simon về Học tập ở Nước ngoài, hợp pháp hóa việc đa dạng hóa và dân chủ hóa việc học tập tại nước ngoài. Tổng thống Obama đã nói về việc tăng gấp đôi quy mô của Lực lượng Hòa bình. Những người tham dự các hội thảo gần đây của Hội Nghiên cứu Giáo dục Quốc tế và So sánh Hoa Kỳ đã tăng rất đáng kể. Với hiện tượng nhập cư xuyên biên giới, các nước trên thế giới ngày càng trở nên đa dạng về văn hóa. Đây là điềm tốt cho ngành giáo dục so sánh và cho thấy nhu cầu ngày càng lớn cần có các nhà giáo dục, các học giả biết tận dụng giáo dục so sánh và những quan điểm liên văn hóa trong việc nghiên cứu và vận dụng.
Phạm Thị Ly dịch
Nguồn: “The Evolution of Comparative Education: The Challenges of Conducting Rigorous Comparative and Intercultural Research” by Gerald W. Fry. Paper presented at The Third Conference in Comparative Education in
2 Bhuttan là một quốc gia đã từng được coi là bị cô lập nhất thế giới do vị trí địa lý của nó: phía đông giáp dãy Hy mã lạp sơn, đông bắc giáp Ấn độ và bắc giáp Trung Quốc. Nghiên cứu năm 2006 của Đại học
3 “Back translation”: một phương pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng của bản dịch. Một phiếu điều tra được soạn bằng tiếng Anh, sau đó được dịch ra tiếng Việt chẳng hạn để lấy ý kiến của các đối tượng người Việt. Bản dịch tiếng Việt này cần được bên thứ ba dịch ngược trở lại tiếng Anh, để phát hiện những sai biệt quá lớn về ý tưởng so với bản tiếng Anh gốc, nếu có (Chú thích của người dịch).
4 “Member checking”: một kỹ thuật được sử dụng trong các nghiên cứu định tính nhằm nâng cao sự chính xác và đáng tin cậy của tư liệu, trong đó sự diễn giải hay báo cáo của người nghiên cứu được cung cấp cho người đưa ra thông tin (thành viên của mẫu nghiên cứu) nhằm kiểm tra tính chất xác thực của công việc nghiên cứu, thông qua ý kiến bình luận của người này (Chú thích của người dịch).
5 Hai thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là emic và etic. Có thể xem giải thích hai thuật ngữ này tại http://en.wikipedia.org/wiki/Emic. Thuật ngữ tiếng Việt “cách tiếp cận chức năng” và “cách tiếp cận chất liệu” dựa vào từ điển Thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu, Cao Xuân Hạo và Hoàng Dũng, NXB KHXH, 2005. (Chú thích của người dịch)
Tư liệu tham khảo
Almond, G & Verba, S. 1965, The civic culture: political attitudes and democracy in five nations,
Amrung C., Supang, C., & Fry, G. 1990, Evaluating primary education: Qualitative and quantitative policy studies in
Anderson, B 1991, Imagined communities: Reflections on the origin and spread of nationalism,
Arnold, M 1882, Higher schools & universities in
Reprinted by the Education Reform League.
Benedict, R 1946, The chrysanthemum and the sword: patterns of Japanese culture, Boston, Houghton Mifflin Company.
Benedict, R 1952, Thai culture and behavior: an unpublished war-time study dated September, 1943, Ithaca, N.Y., Southeast Asia Program, Department of Far Eastern Studies, Cornell University,
Berlinski, M. 2007. Fieldwork.
Blaug, M 1971, The rate of return to investment in education in
Brislin, R, Lonner, W & Thorndike, R 1973. Cross-cultural research methods.
Chambers, R 1994, Paradigm shifts and the practice of participatory research and development,
Cogan, J & Derricott, R 1998, Citizenship education: Citizenship for the 21st century: An international perspective on education,
Cogan, J, Morris, P, & Print M, 2002, Civic education in the Asia-Pacific region: Case studies across six societies.
Coles, R 1997, The moral intelligence of children.
Creswell, J 2009, Research design: Qualitative, quantitative, and mixed methods approaches.
Cummings, W K 1980, Education and equality in
Dalby, L 1983, Geisha, Berkeley,
Ember, C & M 2001, Cross-cultural research methods,
Ðo Phu’o’ng 1997,
Fogh, C J 1854, Et par ard om friskoleni Amerik og en dansker folkeskole. Kjøbenhavn: P. G. Philipsen.
Freeman, D 1983, Margaret Mead and
Golden, A. 1997, Memoirs of a geisha: a novel,
Gudykunst, W & Kim, Y 1984, Methods for intercultural communication research,
Fry, G 1980, ‘Education and success: a case study of the Thai public service’, Comparative Education Review, vol. 24,no. 1, pp. 21-34.
Fry, G & Kempner, K 1996, ‘A subnational paradigm for comparative research: education and development in Northeast Brazil and
Harkness, J, Vijver, Fons J & Mohler, P 2003, Cross-cultural survey methods,
Golden, A 1997, Memoirs of a geisha: a novel,
Graves, D 1973, Management research: A cross-cultural perspective,
Gurr, T 1970, Why men rebel, Princeton, N.J., The Center of International Studies, Princeton University Press.
Hayhoe, R 2006, Portraits of influential Chinese educators,
Headland, T, Pike, K, & Harris, M 1990, Emics and etics: The insider/outsider debate,
Herbst, P 1997, The color of words: An encylopaedic dictionary of ethnic bias in the
Iwasaki, M with Brown, R 2002. Geisha: A life,
Kasian T(ed.) 1994 Læ lot lai mangkon: ruam khokhian waduai khwampen Chin nai Sayam [Looking through the dragon design: selected writings on Chineseness in
Katz, M, Fujita, H, Sogawa, M, & Ito, A 1989, Kaikyu kanryosei to gakko: Amerika kyoiku shakaishi nyumon [Bureaucratic social stratification and schools: Introduction to the sociology of American education],
Levinson, D & Christenson,K 2002, Encyclopedia of modern Asia,
Levinson,D & Christenson, K 2007, Global perspectives on the
Klein, J T 1990, Interdisciplinarity: History, theory, and practice.
Klein, J T & Doty, W G 1994, Interdisciplinary studies today.
Kline, S J 1995, Conceptual foundations for multidisciplinary thinking. Stanford:
Korten, D C 1995, When corporations rule the world.
Legacé, R 1970, ‘The HRAF data quality control schedule’, Behavior Science Notes, vol. 5, pp. 125-132.
Levinson, D & Christensen, K 2007, Global perspectives on the
Lonner, W & Berry, J 1986, Field methods in cross-cultural research,
Louis, L 1992, Butterflies of the night: Mama-sans, geisha, strippers, and the Japanese men they serve,
Louis W 2003, Intertwined lives: Margaret Mead, Ruth Benedict, and their circle,
Lynn, R & Vanhanen, T 2002, IQ and the wealth of nations, Westport, Conn, Praeger.
Manaster, G & Havighurst, R 1972. Cross-national research: Social-psychological methods and problems,
Martinson, B, Anderson, M, & De Vries, R 2005, ‘Scientists behaving badly’, Nature, vol. 435, pp. 737-738.
Matsumoto, D 1994, Cultural influences on research methods and statistics,
Mead, M & Métraux, R 1953, The study of culture at a distance. Chicago,
Moussavi, F, 1982, Guide to the Hanna Collection and related archival materials at the Hoover Institute of War, Revolution, and Peace on the role of education in twentieth century society, Stanford: Hoover Institution Press.
Myrdal, G 1969, Objectivity in social research,
Naisbett, J. 1996, Megatrends Asia,
Nha Xuat Ban Thang Tan 2008, 54 dan toc
Odzer, C 1994, Patpong sisters: an American woman’s view of the
Ohmae, K 1995, The end of the nation state: The rise of regional economies,
Paige, R M et al. 2009, Study abroad for global engagement: The long-term impact of mobility experiences, forthcoming in a special issue of the Journal of Intercultural Education.
Panitee S 2008, Transational motherhood: Caring from a distance. Proceedings of the 10th International Conference onThai Studies, January 9-12,
Phillips, D. 2008. Comparative inquiry and educational policy making.
Phillips, D. & Ochs, K. 2004. Educational policy borrowing: Historical perspectives. Didcot: Symposium.
Punnett, B & Shenkar, O. 2004, Handbook for international management research,
Robin, R T 2004. Scandals and scoundrels: Seven cases that shook the academy.
Rohlen, T 1983,
Said, E 1978, Orientalism,
Said, E 1993, Culture and imperialism,
Scott, J 1985, Weapons of the weak: Everyday forms of peasant resistance,
Scott, J 1998, Seeing like a state: How certain schemes to improve the human condition have failed,
Simon, P 1980. The tongue-tied American: Confronting the foreign language crisis,
Smith, L 1999, Decolonizing methodologies,
Sniderman, P & Hagendoorn, A 2007, When ways of life collide:
multiculturalism and its discontents in the
Sokal, A & Bricmont, J 1998, Fashionable nonsense: Postmodern intellectuals’ abuse of science,
Steiner-Khamsi, G 2004, Global politics of educational borrowing and lending,
Suchit W 1987, Chek pon Lao [Chinese mixed with Lao],
Suliman N 1994, Nangngam tukrachok: kansu’ksa krabuan kanklai pen monuat Thai [Beauties on display: a study of the process of entering prostitution in
Supang C, et al. 2001, The migration of Thai women to
Textor, R 1951, Failure in
Textor, R 1973, Patterns of worship: a formal analysis of the supernatural in a Thai village,
Thomas, R M 2003, Blending qualitative and quantitative research methods in theses and dissertations,
Tierney, P. 2000. Darkness in El Dorado: How scientists and journalists devastated the Amazon.
Vijver, F & Leung, K 1997, Methods and data analysis for cross-cultural research, Thousand Oaks: Sage Publications.
Ward, R & Sakamoto, Y 1987, Democratizing
Warwick, D P, compiler & Osherson, S 1973, Comparative research methods, Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall.
Wiener, J 2005, Historians in trouble: Plagiarism, fraud, and politics in the ivory tower.