Lẽ sống và Sức sống của nền giáo dục hiện đại
Lẽ sống là sự sống tinh thần dưới hình thức như lý tưởng, đạo lý, triết lý... Sức sống đo bằng năng lượng vật chất cấp cho sự sống trần thế để tồn tại và phát triển. Thể thống nhất Lẽ sống – Sức sống làm nên Cuộc sống thực (từ Cuộc sống thực của nhân loại, của mỗi cộng đồng lớn nhỏ, đến Cuộc sống thực của mỗi gia đình, của mỗi cá nhân).
Cuộc sống thực mỗi thời theo một nguyên lý. Có nguyên lý tồn tại trong hàng chục thế kỷ. Có thế kỷ mở ra một thời mới, như thế kỷ XVIII – thời đại công nghiệp.
Em sinh năm 2001, năm đầu tiên thế kỷ XXI. Em đến trường học lớp Một năm học 2007-2008 và hưởng trọn vẹn nền giáo dục thế kỷ XXI.
Đến thời em, thế kỷ XX ra đi như một kẻ đột tử, buộc thế kỷ XXI ngay lập tức phải tự lo lấy thân mình. May sao, đi qua thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Cuộc sống thực như chạy trên đường băng, sắp cất cánh. Và ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, con tàu cuộc sống ấy đã rời đường băng trên đất liền, vĩnh viễn để lại thế kỷ XX cho thời đã qua. Với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”, con tàu – Cuộc sống thực thế kỷ XXI một mình bay vào không gian bao la, tự xoay xở lấy, sống theo đúng Lẽ sống và Sức sống của chính mình, và ngay lập tức bộc lộ ba đặc điểm này: Một, nền kinh tế thị trường ngày càng đi theo hướng toàn cầu hóa cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hai, nhu cầu dân chủ ngày càng trở nên thiết thân trong đời sống xã hội. Ba, phạm trù cá nhân ngày càng xứng danh là “anh hùng thời đại”.
Từ xa xưa, Cuộc sống thực đã đưa lên hàng đầu triết lý này: Muốn gì thì muốn, trước hết phải sống đã !
Sống, hiểu theo nghĩa gốc nguyên thuỷ, theo nghĩa đen sát sạt là phải ăn, ở, đi lại, quan hệ đàn ông – đàn bà.
Từ một chuyện ăn, có thể thấy các bước phát triển của phạm trù người: từ chỗ thụ động hưởng cái có sẵn (bằng đánh bắt, hái lượm) đến chỗ chủ động tạo ra nguồn sống thường trực (bằng chăn nuôi, trồng trọt). Tính chủ động này sinh ra và nuôi lớn trí khôn người.
Mỗi bước phát triển của trí khôn đặc trưng bởi một nguyên lý tư duy và hành động. Lấy việc đi lại làm ví dụ. Hàng triệu triệu năm, người cũng như mọi loài chỉ biết độc một cách đi là đi bộ, và đinh ninh đó là cách đi duy nhất. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, gần đây thôi, trí khôn mới đủ khôn để dám làm chuyện “ngông cuồng” – dám nghi ngờ, rồi đánh đổ thế độc tôn đi bộ: Sáng chế ra xe đạp. Sau bước đột phát này, trí khôn được thể, ngày càng táo tợn hơn. Chỉ trong vòng vài mươi năm đầu thế kỷ XX, các vụ “đánh đổ” ngoạn mực liên tiếp xẩy ra: xe máy – ô tô – máy bay – con tàu vũ trụ.
Hegel nói đúng, trí khôn vừa mạnh lại vừa mưu. Mạnh vì có mưu. Cái mưu đầu tiên là lấy một hòn đá sắc cạnh chặt một cành cây làm gậy khều, để kéo dài tầm thước tự nhiên của cơ thể trời cho. Cái mưu ấy chính là cái mầm khái niệm mới: Lao động cùng với sức lao động thực thi, mà mãi sau này khi mầm kia thành cành thì phân đôi thành sức lao động chân tay và sức lao động trí óc.
Chỉ vì cần đến sức lao động trí óc, hơn hai ngàn năm trước, Thầy Khổng Tử mở trường, khai sinh giáo dục nhà trường.
Giáo dục nhà trường và nền sản xuất cùng thời đều mang dòng máu của cuộc sống thực đương thời, cả lý thuyết lẫn kỹ thuật, có thể nhìn thấy một cách trực quan, ví dụ, việc làm nhà.
Ngày xưa, để dựng cung vua trăm gian thì chỉ cần triệu về kinh bác thợ cả giàu kinh nghiệm làm nhà năm gian ở quê. Cũng thế thôi, dù trăm ngàn hay năm ba gian thì các gian nhà ấy đều thấp một “tầm trệt” như nhau. Kỹ thuật kia khó gì đem các gian ấy đặt cạnh nhau, kéo dài ngôi nhà ra.
Trong giáo dục nhà trường, kỹ thuật thực thi có từ thời Thầy Khổng Tử, được thâu tóm vào một công thức:
Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ.
Một công thức quá hiển nhiên, hiển nhiên như đã đi thì là đi bộ, đã làm nhà thì là làm nhà trệt. Cũng như đi bộ và nhà trệt, công thức ấy dùng nhất loạt cho tất thảy các hạng học trò, cho kẻ học với Thầy đồ ở làng, cho người vác lều chõng về kinh thi hội, thi đình. Cho đến tận ngày nay, công thức ấy vẫn còn dùng nhất loạt cho tiểu học, cho trung học, cho đại học, cho sau đại học…
Kỹ thuật là một nhân tố vật chất với bản tính thụ động, nhưng lại là một hình thái của trí khôn. Có hai loại trí khôn. Trí khôn lâu đời nhất đúc bằng kinh nghiệm nhặt nhạnh trong cuộc sống thường ngày gọi là trí khôn kinh nghiệm chủ nghĩa. Trí khôn loại này chỉ biết một cách hoàn thiện kỹ thuật (do đó, cũng hoàn thiện bản thân mình) bằng phương thức cải tiến (trong giáo dục ngày nay, người ta gọi chệch đi là cải cách, đổi mới…).
Phương thức cải tiến, về bản chất, là bảo thủ. Chỉ chăm chăm vào cải tiến, trí khôn kinh nghiệm chủ nghĩa mặc nhiên thừa nhận cái đang có như “chân lý tuyệt đối”, là độc tôn. Đã là nhà thì là nhà trệt, cải tiến để nhà dài ra hơn. Thế nhưng từ Cuộc sống thực cùng thời đã nảy nòi kẻ “ngông cuồng” dám nghĩ đến chuyện dựng đứng ngôi nhà trệt, đem các gian chồng lên nhau, – thì đời mới có nhà năm tầng, nhà trăm tầng. Muộn hơn nhiều, nhưng rồi cũng đến lượt, trong giáo dục nhà trường, từ thập niên 70 thế kỷ XX, đã có kẻ dám hỗn, hỏi các Thầy: Nếu Thầy không giảng giải thì chuyện gì sẽ xảy ra?
– Một công thức mới, lạ hoắc, kỳ cục, ra đời:
Thầy thiết kế – Trò thi công.
Công thức cũ so với công thức mới như sức lao động chân tay so với sức lao động trí óc, như trí khôn kinh nghiệm chủ nghĩa so với trí khôn khoa học – công nghệ.
Sức lao động chân tay cũng như đi bộ không bao giờ bị vứt bỏ (bị phủ định sạch trơn) mà chỉ bị vượt bỏ thôi! Vượt bỏ là nói về triết học, về lý thuyết, về nguyên lý. Còn trong lịch sử hiện thực, những kẻ bị vượt bỏ vẫn tiếp tục tồn tại với nguyên giá trị tuyệt đối, chỉ riêng giá trị tương đối thì giảm đi nhiều, mà dù giảm nhiều đến mấy, Cuộc sống thực vẫn cần. Đi bộ vẫn cần cho việc đi lại hiện đại đấy chứ. (Chẳng có chiếc ô tô nào chở người ta vào tận giường ngủ).
Xưa nay, dù sống ở thời nào, ai cũng phải cần đến sức lao động chân tay như cần không khí, cần cơm ăn nước uống… Sống ở thời nào cũng vậy, để có sức lao động chân tay, trẻ em phải học từ bé, thậm chí từ lúc mới lọt lòng, học tại nhà, học với người lớn, học bằng bắt chước, bằng tích luỹ kinh nghiệm, không cần đến giáo dục nhà trường. Thời ấy, 95% dân cư mù chữ mà họ vẫn sống bình thường. Dễ hiểu thôi, trong nền sản xuất thời ấy, sức lao động chân tay và kinh nghiệm ấy đủ để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh nuôi sống mình.
Ngày nay, thế kỷ XXI, không một sản phẩm vật chất nào chỉ do một sức lao động chân tay làm ra. Phần tri thức (hiểu là trí khôn khoa học – công nghệ) ngày càng chiếm một tỷ lệ cao hơn trong mỗi sản phẩm. Sức mạnh tri thức ấy từng bước một đẩy sức lao động chân tay lùi xuống, lùi xuống mãi, thế là từ địa vị độc tôn đầy quyền uy thời nào, nay sức lao động chân tay tụt xuống làm kẻ sai việc cho sức lao động trí óc.
Sức lao động trí óc lên ngôi, trở thành nhân vật số 1 của Cuộc sống thực thế kỷ XXI. Và ngay lập tức, sức lao đông trí óc là mục tiêu bắt buộc phải đạt đến của nền giáo dục thế kỷ XXI: Sức lao động trí óc là sức mạnh vật chất làm nên lẽ sống và sức sống của mỗi cá nhân hiện đại.
Trong cuộc sống thực tự nhiên, từ thuở nảo nao, giáo dục gia đình đã dùng 5 – 6 năm đầu tiên để huấn luyện cho trẻ các thao tác tay chân làm nên sức lao động chân tay. Ngày nay, chỉ có bấy nhiêu sức lao động chân tay thì không thể sống bình thường trong xã hội hiện đại. Các vật dụng thường ngày trong cuộc sống bình thường hiện đại chẳng qua là những hình thái khác của sức lao động trí óc hiện đại: Tivi, điện thoại, xe máy, Email, Internet… Điều quan trọng hơn là sức lao động trí óc hiện đại lại có tầm cỡ toàn cầu. Sức lao động chân tay chỉ có thể loanh quanh trong làng, trong nhà máy, nghĩa là bị hoàn cảnh địa lý khống chế. Trong khi đó, sức lao đông trí óc hiện đại coi đại dương như ao nhà, coi chuyện đẩu đâu trên thế giới như chuyện hàng xóm… Điều còn quan trọng hơn nữa, là mỗi cá nhân hiện đại có thể là một chủ thể kinh tế, mà là chủ thể có tính toàn cầu. Dù y sinh sống ở bất cứ đâu, đều có thể dùng sức lao động trí óc của mình làm việc cho mình hoặc cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này.
Vân vân.
Cuộc sống thực hiện đại với ba đặc điểm: kkinh tế thị trường, dân chủ, phạm trù cá nhân chứa trong bản thân mình những vấn đề lý thuyết và kỹ thuật thực thi của giáo dục hiện đại nhà trường hiện đại.
Công thức Thầy thiết kế – Trò thi công không đơn thuần là một vấn đề “kỹ thuật”, mà nếu có phần “kỹ thuật” thì là kỹ thuật của một lý thuyết.
Thi công tức là làm. Làm để học. Học là học làm. Làm là làm ra sản phẩm có thể cân đo đong đếm, ít ra cũng cảm nhận được một cách cảm tính. Sản phẩm làm ra trong đời, trong Cuộc sống thực, khác hẳn với sản phẩm ghi nhớ lời thầy giảng. Trong nền văn minh hiện đại, lời Thầy giảng nhiều lắm như lời chỉ đường (Khổng Tử gọi là đạo), thì Trò phải tự mình đi lấy từ đầu này đến tận cuối kia. Nào có ích gì sự nhớ thuộc lòng lời thầy mà cứ đứng yên một chỗ, không đi, không làm.
Học là học làm, nhưng không phải làm tuỳ tiện, may rủi, lúc được lúc chăng. Phải làm theo thiết kế, như ca sĩ hát theo bản nhạc (của nhạc sĩ).
Thầy thiết kế sao cho bất cứ học sinh bình thường nào (không bị thiểu năng), ai cũng làm được, cũng làm ra sản phẩm mong muốn, – phải làm ra bằng được sản phẩm mong muốn như đã thiết kế.
Học sinh thế kỷ XXI đến trường học là học làm, tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Ai làm nhiều có nhiều. Ai làm ít có ít. Ai không làm gì thì không có gì.
Đã có một luận điểm này của Hegel và Mác, nói từ thế kỷ XIX, rằng loài người tự sinh ra mình bằng lao động, thì đến thế kỷ XXI, chẳng có gì mới, nếu nói rằng mỗi cá nhân hiện đại tự sinh ra mình bằng việc học, do đó, chẳng có gì quá đáng, nếu nói rằng toàn bộ sự nghiệp giáo dục hiện đại thâu tóm vào một việc học của học sinh.
Cuộc sống thực thế kỷ XXI ừ thì vẫn tiếp tục triết lý cũ như tiếp tục đi bộ: Muốn gì thì muốn, trước hết phải sống đã! Thế nhưng triết lý đặc trưng cho Cuộc sống thực thế kỷ XXI là Phải sống tốt hơn! Ngày mai phải sống tốt hơn hôm nay.
Sống hòa hợp với tính năng động của Cuộc sống thuộc thế kỷ XXI “một ngày bằng hai mươi năm”, mỗi cá nhân phải học, hôm nay học, ngày mai học, luôn luôn học, thường xuyên học, mà bước vào lớp Một đã bắt đầu học cách làm việc trí óc. Nhu cầu học ngày càng trở nên phổ biến, cả 100% dân cư đều có nhu cầu được học. Nhà nước lấy đó làm một nhiệm vụ xã hội – chính trị bất khả kháng đặt ra cho giáo dục nhà trường hiện đại. Vậy về mặt nghiệp vụ thực thi, giáo dục nhà trường liệu có đảm bảo cho cả 100% học sinh đều học được?
– Ai được học thì học được! Câu trả lời này đảm bảo bởi công thức
Thầy thiết kế – Trò thi công.
Em sinh năm 2001, năm đầu tiên thế kỷ XXI. Em đến trường học lớp Một năm học 2007-2008 và hưởng trọn vẹn nền giáo dục thế kỷ XXI.
Đến thời em, thế kỷ XX ra đi như một kẻ đột tử, buộc thế kỷ XXI ngay lập tức phải tự lo lấy thân mình. May sao, đi qua thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Cuộc sống thực như chạy trên đường băng, sắp cất cánh. Và ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, con tàu cuộc sống ấy đã rời đường băng trên đất liền, vĩnh viễn để lại thế kỷ XX cho thời đã qua. Với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”, con tàu – Cuộc sống thực thế kỷ XXI một mình bay vào không gian bao la, tự xoay xở lấy, sống theo đúng Lẽ sống và Sức sống của chính mình, và ngay lập tức bộc lộ ba đặc điểm này: Một, nền kinh tế thị trường ngày càng đi theo hướng toàn cầu hóa cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hai, nhu cầu dân chủ ngày càng trở nên thiết thân trong đời sống xã hội. Ba, phạm trù cá nhân ngày càng xứng danh là “anh hùng thời đại”.
Từ xa xưa, Cuộc sống thực đã đưa lên hàng đầu triết lý này: Muốn gì thì muốn, trước hết phải sống đã !
Sống, hiểu theo nghĩa gốc nguyên thuỷ, theo nghĩa đen sát sạt là phải ăn, ở, đi lại, quan hệ đàn ông – đàn bà.
Từ một chuyện ăn, có thể thấy các bước phát triển của phạm trù người: từ chỗ thụ động hưởng cái có sẵn (bằng đánh bắt, hái lượm) đến chỗ chủ động tạo ra nguồn sống thường trực (bằng chăn nuôi, trồng trọt). Tính chủ động này sinh ra và nuôi lớn trí khôn người.
Mỗi bước phát triển của trí khôn đặc trưng bởi một nguyên lý tư duy và hành động. Lấy việc đi lại làm ví dụ. Hàng triệu triệu năm, người cũng như mọi loài chỉ biết độc một cách đi là đi bộ, và đinh ninh đó là cách đi duy nhất. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, gần đây thôi, trí khôn mới đủ khôn để dám làm chuyện “ngông cuồng” – dám nghi ngờ, rồi đánh đổ thế độc tôn đi bộ: Sáng chế ra xe đạp. Sau bước đột phát này, trí khôn được thể, ngày càng táo tợn hơn. Chỉ trong vòng vài mươi năm đầu thế kỷ XX, các vụ “đánh đổ” ngoạn mực liên tiếp xẩy ra: xe máy – ô tô – máy bay – con tàu vũ trụ.
Hegel nói đúng, trí khôn vừa mạnh lại vừa mưu. Mạnh vì có mưu. Cái mưu đầu tiên là lấy một hòn đá sắc cạnh chặt một cành cây làm gậy khều, để kéo dài tầm thước tự nhiên của cơ thể trời cho. Cái mưu ấy chính là cái mầm khái niệm mới: Lao động cùng với sức lao động thực thi, mà mãi sau này khi mầm kia thành cành thì phân đôi thành sức lao động chân tay và sức lao động trí óc.
Chỉ vì cần đến sức lao động trí óc, hơn hai ngàn năm trước, Thầy Khổng Tử mở trường, khai sinh giáo dục nhà trường.
Giáo dục nhà trường và nền sản xuất cùng thời đều mang dòng máu của cuộc sống thực đương thời, cả lý thuyết lẫn kỹ thuật, có thể nhìn thấy một cách trực quan, ví dụ, việc làm nhà.
Ngày xưa, để dựng cung vua trăm gian thì chỉ cần triệu về kinh bác thợ cả giàu kinh nghiệm làm nhà năm gian ở quê. Cũng thế thôi, dù trăm ngàn hay năm ba gian thì các gian nhà ấy đều thấp một “tầm trệt” như nhau. Kỹ thuật kia khó gì đem các gian ấy đặt cạnh nhau, kéo dài ngôi nhà ra.
Trong giáo dục nhà trường, kỹ thuật thực thi có từ thời Thầy Khổng Tử, được thâu tóm vào một công thức:
Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ.
Một công thức quá hiển nhiên, hiển nhiên như đã đi thì là đi bộ, đã làm nhà thì là làm nhà trệt. Cũng như đi bộ và nhà trệt, công thức ấy dùng nhất loạt cho tất thảy các hạng học trò, cho kẻ học với Thầy đồ ở làng, cho người vác lều chõng về kinh thi hội, thi đình. Cho đến tận ngày nay, công thức ấy vẫn còn dùng nhất loạt cho tiểu học, cho trung học, cho đại học, cho sau đại học…
Kỹ thuật là một nhân tố vật chất với bản tính thụ động, nhưng lại là một hình thái của trí khôn. Có hai loại trí khôn. Trí khôn lâu đời nhất đúc bằng kinh nghiệm nhặt nhạnh trong cuộc sống thường ngày gọi là trí khôn kinh nghiệm chủ nghĩa. Trí khôn loại này chỉ biết một cách hoàn thiện kỹ thuật (do đó, cũng hoàn thiện bản thân mình) bằng phương thức cải tiến (trong giáo dục ngày nay, người ta gọi chệch đi là cải cách, đổi mới…).
Phương thức cải tiến, về bản chất, là bảo thủ. Chỉ chăm chăm vào cải tiến, trí khôn kinh nghiệm chủ nghĩa mặc nhiên thừa nhận cái đang có như “chân lý tuyệt đối”, là độc tôn. Đã là nhà thì là nhà trệt, cải tiến để nhà dài ra hơn. Thế nhưng từ Cuộc sống thực cùng thời đã nảy nòi kẻ “ngông cuồng” dám nghĩ đến chuyện dựng đứng ngôi nhà trệt, đem các gian chồng lên nhau, – thì đời mới có nhà năm tầng, nhà trăm tầng. Muộn hơn nhiều, nhưng rồi cũng đến lượt, trong giáo dục nhà trường, từ thập niên 70 thế kỷ XX, đã có kẻ dám hỗn, hỏi các Thầy: Nếu Thầy không giảng giải thì chuyện gì sẽ xảy ra?
– Một công thức mới, lạ hoắc, kỳ cục, ra đời:
Thầy thiết kế – Trò thi công.
Công thức cũ so với công thức mới như sức lao động chân tay so với sức lao động trí óc, như trí khôn kinh nghiệm chủ nghĩa so với trí khôn khoa học – công nghệ.
Sức lao động chân tay cũng như đi bộ không bao giờ bị vứt bỏ (bị phủ định sạch trơn) mà chỉ bị vượt bỏ thôi! Vượt bỏ là nói về triết học, về lý thuyết, về nguyên lý. Còn trong lịch sử hiện thực, những kẻ bị vượt bỏ vẫn tiếp tục tồn tại với nguyên giá trị tuyệt đối, chỉ riêng giá trị tương đối thì giảm đi nhiều, mà dù giảm nhiều đến mấy, Cuộc sống thực vẫn cần. Đi bộ vẫn cần cho việc đi lại hiện đại đấy chứ. (Chẳng có chiếc ô tô nào chở người ta vào tận giường ngủ).
Xưa nay, dù sống ở thời nào, ai cũng phải cần đến sức lao động chân tay như cần không khí, cần cơm ăn nước uống… Sống ở thời nào cũng vậy, để có sức lao động chân tay, trẻ em phải học từ bé, thậm chí từ lúc mới lọt lòng, học tại nhà, học với người lớn, học bằng bắt chước, bằng tích luỹ kinh nghiệm, không cần đến giáo dục nhà trường. Thời ấy, 95% dân cư mù chữ mà họ vẫn sống bình thường. Dễ hiểu thôi, trong nền sản xuất thời ấy, sức lao động chân tay và kinh nghiệm ấy đủ để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh nuôi sống mình.
Ngày nay, thế kỷ XXI, không một sản phẩm vật chất nào chỉ do một sức lao động chân tay làm ra. Phần tri thức (hiểu là trí khôn khoa học – công nghệ) ngày càng chiếm một tỷ lệ cao hơn trong mỗi sản phẩm. Sức mạnh tri thức ấy từng bước một đẩy sức lao động chân tay lùi xuống, lùi xuống mãi, thế là từ địa vị độc tôn đầy quyền uy thời nào, nay sức lao động chân tay tụt xuống làm kẻ sai việc cho sức lao động trí óc.
Sức lao động trí óc lên ngôi, trở thành nhân vật số 1 của Cuộc sống thực thế kỷ XXI. Và ngay lập tức, sức lao đông trí óc là mục tiêu bắt buộc phải đạt đến của nền giáo dục thế kỷ XXI: Sức lao động trí óc là sức mạnh vật chất làm nên lẽ sống và sức sống của mỗi cá nhân hiện đại.
Trong cuộc sống thực tự nhiên, từ thuở nảo nao, giáo dục gia đình đã dùng 5 – 6 năm đầu tiên để huấn luyện cho trẻ các thao tác tay chân làm nên sức lao động chân tay. Ngày nay, chỉ có bấy nhiêu sức lao động chân tay thì không thể sống bình thường trong xã hội hiện đại. Các vật dụng thường ngày trong cuộc sống bình thường hiện đại chẳng qua là những hình thái khác của sức lao động trí óc hiện đại: Tivi, điện thoại, xe máy, Email, Internet… Điều quan trọng hơn là sức lao động trí óc hiện đại lại có tầm cỡ toàn cầu. Sức lao động chân tay chỉ có thể loanh quanh trong làng, trong nhà máy, nghĩa là bị hoàn cảnh địa lý khống chế. Trong khi đó, sức lao đông trí óc hiện đại coi đại dương như ao nhà, coi chuyện đẩu đâu trên thế giới như chuyện hàng xóm… Điều còn quan trọng hơn nữa, là mỗi cá nhân hiện đại có thể là một chủ thể kinh tế, mà là chủ thể có tính toàn cầu. Dù y sinh sống ở bất cứ đâu, đều có thể dùng sức lao động trí óc của mình làm việc cho mình hoặc cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này.
Vân vân.
Cuộc sống thực hiện đại với ba đặc điểm: kkinh tế thị trường, dân chủ, phạm trù cá nhân chứa trong bản thân mình những vấn đề lý thuyết và kỹ thuật thực thi của giáo dục hiện đại nhà trường hiện đại.
Công thức Thầy thiết kế – Trò thi công không đơn thuần là một vấn đề “kỹ thuật”, mà nếu có phần “kỹ thuật” thì là kỹ thuật của một lý thuyết.
Thi công tức là làm. Làm để học. Học là học làm. Làm là làm ra sản phẩm có thể cân đo đong đếm, ít ra cũng cảm nhận được một cách cảm tính. Sản phẩm làm ra trong đời, trong Cuộc sống thực, khác hẳn với sản phẩm ghi nhớ lời thầy giảng. Trong nền văn minh hiện đại, lời Thầy giảng nhiều lắm như lời chỉ đường (Khổng Tử gọi là đạo), thì Trò phải tự mình đi lấy từ đầu này đến tận cuối kia. Nào có ích gì sự nhớ thuộc lòng lời thầy mà cứ đứng yên một chỗ, không đi, không làm.
Học là học làm, nhưng không phải làm tuỳ tiện, may rủi, lúc được lúc chăng. Phải làm theo thiết kế, như ca sĩ hát theo bản nhạc (của nhạc sĩ).
Thầy thiết kế sao cho bất cứ học sinh bình thường nào (không bị thiểu năng), ai cũng làm được, cũng làm ra sản phẩm mong muốn, – phải làm ra bằng được sản phẩm mong muốn như đã thiết kế.
Học sinh thế kỷ XXI đến trường học là học làm, tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Ai làm nhiều có nhiều. Ai làm ít có ít. Ai không làm gì thì không có gì.
Đã có một luận điểm này của Hegel và Mác, nói từ thế kỷ XIX, rằng loài người tự sinh ra mình bằng lao động, thì đến thế kỷ XXI, chẳng có gì mới, nếu nói rằng mỗi cá nhân hiện đại tự sinh ra mình bằng việc học, do đó, chẳng có gì quá đáng, nếu nói rằng toàn bộ sự nghiệp giáo dục hiện đại thâu tóm vào một việc học của học sinh.
Cuộc sống thực thế kỷ XXI ừ thì vẫn tiếp tục triết lý cũ như tiếp tục đi bộ: Muốn gì thì muốn, trước hết phải sống đã! Thế nhưng triết lý đặc trưng cho Cuộc sống thực thế kỷ XXI là Phải sống tốt hơn! Ngày mai phải sống tốt hơn hôm nay.
Sống hòa hợp với tính năng động của Cuộc sống thuộc thế kỷ XXI “một ngày bằng hai mươi năm”, mỗi cá nhân phải học, hôm nay học, ngày mai học, luôn luôn học, thường xuyên học, mà bước vào lớp Một đã bắt đầu học cách làm việc trí óc. Nhu cầu học ngày càng trở nên phổ biến, cả 100% dân cư đều có nhu cầu được học. Nhà nước lấy đó làm một nhiệm vụ xã hội – chính trị bất khả kháng đặt ra cho giáo dục nhà trường hiện đại. Vậy về mặt nghiệp vụ thực thi, giáo dục nhà trường liệu có đảm bảo cho cả 100% học sinh đều học được?
– Ai được học thì học được! Câu trả lời này đảm bảo bởi công thức
Thầy thiết kế – Trò thi công.
Hồ Ngọc Đại
(Visited 20 times, 1 visits today)