Sữa rửa mặt tẩy da chết làm tăng phát thải vi nhựa vào môi trường  

Một công trình mới của các nhà nghiên cứu ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TPHCM và ĐH Tài nguyên môi trường TPHCM cho thấy, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân có tính năng tẩy da chết đã góp phần phát thải vi nhựa vào môi trường sống.

Các hạt vi nhựa trong môi trường.

Một nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường

Trong mỹ phẩm, các sản phẩm có tính năng tẩy da chết thường được sử dụng để loại bỏ các tế bào da chết khỏi làn da. Những sản phẩm này thường chứa các hạt nhựa để tăng cường các đặc tính tẩy da chết của mình, đó là các hạt có kích thước từ 0,1 đến 5 mm. Kể từ khi sáng chế đầu tiên về các thành phần làm sạch da chứa vi nhựa đóng vai trò như các hạt mài để loại bỏ chất bẩn và tẩy nhẹ làn da, các vật liệu đó đã thay thế các thành phần tụ nhiên như yến mạch, bột hạnh nhân và đá bọt trong mỹ phẩm. Sở dĩ có điều này là do chúng hiệu quả về chi phí so với các vật liệu làm sạch thông thường và được nghĩ là an toàn cho sử dụng bên ngoài.

Việc sử dụng phổ biến các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chức năng tẩy da chết đã làm tăng lên các lo ngại ảnh hưởng đến môi trường do ô nhiễm vi nhựa. Các hạt nhựa được bổ sung vào những sản phẩm này cuối cùng đi vào nước thải và có thể dẫn đến những tác động xấu lên các hệ sinh thái dưới nước. Đây là lý do nhiều quốc gia đã ban hành việc cấm và loại bỏ hạt nhựa khỏi mỹ phẩm. Ví dụ kể từ năm 2014, Hàn Lan trở thành quốc gia đầu tiên cấm vi nhựa trong mĩ phẩm, tiếp theo là Mỹ, Australia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Italy, Ấn Độ, Ireland, Hàn Quốc, New Zealand, Nam Phi, Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan và Anh.

Việt Nam cũng đang trong quá trình giải quyết ô nhiễm vi nhựa. Vào năm 2017, Việt Nam tham gia Hội đồng môi trường Liên hợp quốc về nhựa đại dương và chất thải vi nhựa, sau đó ban hành nhiều chính sách, quy định và chương trình nhằm quản lý chất thải nhựa và vi nhựa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các đặc điểm của vi nhựa ở Việt Nam vẫn còn nhiều giới hạn. Một số nghiên cứu ban đầu mới chỉ kiểm tra vi nhựa kem đánh răng, mỹ phẩm hoặc điều tra về tình trạng hiện tại của hạt nhựa ở một số sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Do đó vẫn còn thiếu thụt dữ liệu cụ thể về các nguồn ô nhiễm vi nhựa, tác động và sự lưu hành của nó. Cho đến năm 2024, Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể nào hoặc chính sách nào liên quan đến việc cấm sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân chứa hạt nhựa.

Trong bối cảnh đó, TPHCM là một trong những siêu đô thị ở châu Á với xấp xỉ 8,9 người và xu hướng tiêu dùng sản phẩm có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng. Trong một số nhiên cứu gần đây đã có nêu sự hiện diện của vi nhựa, trong đó có hạt nhựa, ở nhiều môi trường như hồ, ao, kênh, trầm trích và cá. Người ta lo ngại về việc các hạt nhựa đi vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn khi có nghiên cứu phát hiện hạt nhựa trong sò vẹm, ốc, trai sống ở khu vực hạ nguồn các dòng nước. Việc các sinh vật này ăn hạt nhựa có thể dẫn đến những hệ quả xấu do tắc nghẽn hoặc khử các hóa chất.

Đây là lý do các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu tìm hiểu sự xuất hiện, số lượng và đặc trưng của hạt nhựa từ sản phẩm chăm sóc cá nhân phổ biến ở TPHCM và ước tính phát thải tiềm năng của chúng vào môi trường nước.

Những thông số đáng lo ngại

Để thực hiện nghiên cứu, họ đã thu thập ngẫu nhiên chín sản phẩm được bán ở nhiều cửa hàng mỹ phẩm TPHCM, gồm các sản phẩm tẩy da chết cho mặt và cơ thể từ tháng 3 đến tháng 6/2021, mà không quan tâm đến nhãn hiệu, kích thước, giá cả… Sau đó, họ lấy mẫu và phân kích mẫu trong phòng thí nghiệm.

Kết quả cho thấy, các hạt nhựa có hình dạng rất phong phú, một số hình cầu nhưng chủ yếu là hình dạng không đều. Họ phân nhóm các hạt này theo hình dạng và màu sắc, trong đó có các hạt màu trắng, xanh lá cây, xanh lam, đỏ, nâu nhạt, đen… Tuy nhiên việc phân nhóm dựa trên thông số vật lý không giúp xác nhận được hóa chất trong hạt nhựa.

Theo thông số thành phần được ghi nhãn của sản phẩm, 6 trong số 9 sản phẩm chứa hơn một loại polymer. Điều đó cho thấy một số loại hạt nhựa được nhận diện nhiều hơn trong một sản phẩm, ví dụ hạt trắng không đều trong mọi sản phẩm, hạt hình cầu xanh lá cây trong một số sữa rửa mặt, hạt xanh lam sẫm không đều, hạt đỏ hình cầu trong cả sữa rửa mặt và sữa tắm…

Tuy nhiên, các hạt nhựa làm sạch là những vật liệu công nghiệp được sử dụng cho các mục đích tương tự trong các sản phẩm nhất định nên có thể cũng có những sản phẩm khác cũng sử dụng cùng các hạt nhựa cùng loại để làm sạch. Đây có thể là nguyên nhân các nhà nghiên cứu phát hiện ra các hạt trắng trong các sản phẩm làm sạch và trong một số loài cá. Màu sắc của các hạt nhựa và tác động có thể của chúng lên sinh vật dưới nước vẫn còn là một câu hỏi do còn ít nghiên cứu về hướng này.

Kích thước của các hạt nhựa trong nghiên cứu ở một phạm vi rất rộng. từ 66 đến 1012 µm. Kích thuwocs này tương đồng với kích thước của hạt tìm thấy ở Trung Quốc nhưng lớn hơn so với ở Mỹ, Malaysia, và UAE, nhỏ hơn ở Hawaii, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, giá trị trung bình của các hạt nhựa trong mỗi sản phẩm của nghiên cứu này khá tương đồng nhau, từ 255 đến 478 µm. Do chủ yếu các hạt nhựa trong những sản phẩm chăm sóc cá nhân đều là vật liệu thô công nhiệp được sử dụng cho các mục tiêu tương tự nhau như những nhân tố tẩy da chết nên có thể những nhà sản xuất mỹ phẩm khác nhau đều sử dụng những nguyên liệu thô tương tự từ những nhà cung cấp gần gụi như Việt Nam và Trung Quốc.

Cũng có thể có một số lý do giải thích cho sự khác biệt về kích thước ở các vùng khác nhau là do công thức tẩy da chết cũng phong phú nên các nhà sản suất có thể sử dụng những hạt khác nhau từ các nhà cung cấp địa phương do chi phí giá thành và sự sẵn sàng của thị trường nguyên liệu, và các nhân tố kinh tế xã hội trong những thị trường thu nhập thấp có thể khiến họ sử dụng những hạt nhựa chi phí thấp và dẫn đến sự khác biệt về đặc tính kích thước trong các sản phẩm.

Tất cả các sản phẩm đều có kích thước nhỏ hơn 2 mm, phù hợp với kết quả về kích thước nổi trội của các hạt vi nhựa trong nước mặt và trầm tích trong phần lớn nghiên cứu về vi nhựa ở TPHCM. Điều này cho thấy hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 2 mm có thể dễ dàng lọt vào môi trường dưới nước và không được sàng lọc hiệu quả trong các nhà máy xử lý nước thải.

Các nhà nghiên cứu cho biết tảo thường ít bị ảnh hưởng của hạt nhựa màu xanh lá cây còn một số loài cá nước ngọt và cá nhiên thì thích hạt nhựa màu đỏ, vàng, xanh lá cây hơn xám và xanh lam. Trong nghiên cứu của họ, màu trắng có mặt trong mọi sản phẩm, sau đến màu đỏ, xanh lá cây.

Số lượng hạt nhựa biến thiên trên mỗi gam sản phẩm, trong đó trong sữa rửa mặt từ 236 đến 942 hạt/g so với 360 đến 369 hạt/g với sữa tắm. Số lượng hạt nhựa trong các nhãn hiệu sữa rửa mặt cũng khác nhau, một số gần gấp bốn lần. Con số này tương đương với Slovenia, Spain, UAE nhưng thấp hơn Mỹ, Malaysia, và Macau.

Một bản đồ họa minh họa về dường đi của các hạt nhựa từ sản phẩm chăm sóc cá nhân trong gia đình.

Ước tính phát thải

Trung bình, sữa tắm tẩy da chết thải vi nhựa ra môi trường gấp sửa rửa mặt gần 1,7 lần mỗi năm, với ước tính 811,8 triệu hạt nhựa so với 463,9 triệu. Trong khi, sữa rửa mặt có trung bình lượng hạt nhựa 549 hạt/g lớn hơn so với sữa tắm 365 hạt/g nhưng khi sử dụng thì người ta có xu hướng dùng nhiều sữa tắm hơn. Vì vậy phát thải hạt nhựa của sữa tắm lớn hơn.

Sự khác biệt của các mức phát thải giữa các dạng sản phẩm cho thông tin quan trọng cho các kế hoạch giảm bỏ phát thải. Sữa tắm có thể sẽ là một trọng tâm ưu tiên cho các chiến lược giáo dục công chúng và các hành động chính sách hướng tới sản phẩm “không hạt nhựa”. Các bước quy định của Việt Nam có thể bắt đầu bằng mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm từ sữa tắm tẩy da chết trước khi cấm mọi sản phẩm chăm sóc cá nhân có hạt nhựa.

Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy tổng lượng hạt nhựa từ sản phẩm tẩy da chết cho mặt và cơ thể ở TPHCM khoảng gần 1,3 tỉ hạt mỗi năm, với người dùng cả nam và nữ. Tuy nhiên, khảo sát của nhóm nghiên cứu thực hiện trên sinh viên nữ cho thấy khoảng 37% sinh viên nữ sử dụng sữa rửa mặt và 45% sữa tắm tẩy da chết. Ước tính ban đầu cho thấy mỗi sinh viên nữ ở TPHCM làm phát thải khoảng 2.640 hạt nhựa hằng năm. Do đó họ cho rằng chính quyền có thể tập trung vào truyền thông nguy cơ về hạt nhựa với sinh viên nữ trước khi có kế hoạch truyền thông chung với mọi tầng lớp trong xã hội. Cách tiếp cận hướng đích này sẽ khiến cho các hoạt động truyền thông thêm hiệu quả.

Khi so sánh với những thành phố và quốc gia thuộc châu Á, phát thải hạt nhựa ở TPHCM thấp hơn so với Trung Quốc hay Malaysia. Các nghiên cứu phát thải từ Trung Quốc phát hiện ra con số hằng năm ở Hong kong là 342,2 tỉ hạt nhựa, 37 tỉ hạt từ Macau, 0,199 nghìn tỉ từ Malaysia. Tuy con số phát thải ở TPHCM thấp hơn nhưng lưu ý là tỉ lệ dân số sử dụng sản phẩm tẩy da chết ở TPHCM từ 22 đến 45%, trong khi ở Malaysia 52,6% và Macau 92%. Là một thành phố có tốc độ đô thị hóa cao, TPHCM ngày càng phải đối mặt với nguy cơ phát thải vi nhựa.

Các nhà nghiên cứu lưu ý thêm cần có những nghiên cứu nữa để xác định nồng độ hạt nhựa trong nhiều dạng sản phẩm chăm sóc cá nhân và các nhân tố phơi nhiễm của nó. Điều đáng lo ngại là với kích thước nhỏ, các hạt nhựa này có thể dễ dàng đi vào các hệ sinh thái, đặc biệt qua đường tiêu hóa vào các sinh vật dưới nước. Vì vậy, cần có những chính sách cụ thể để sớm giới hạn lượng hạt nhựa vào môi trường thông qua việc từng bước hạn chế và cấm sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân tẩy da chết.

Các nội dung này được nêu chi tiết trong công bố “Microbeads in exfoliating products: occurrence, abundance, and potential for water contamination in Ho Chi Minh City, Vietnam”, Discover Environment.

Bội Linh dịch từ Springer Nature

Nguồn: https://link.springer.com/article/10.1007/s44274-024-00120-7

Tác giả

(Visited 202 times, 1 visits today)