Tại sao bệnh dại không dự đoán được và có thể gây chết người?

Ngay một vài tháng đầu năm 2024, tại một số tỉnh thành ở Việt Nam đã xảy ra những trường hợp tử vong thương tâm do bị mắc bệnh dại từ chó. Để có một cái hiểu đúng hơn về căn bệnh này, chúng ta hãy cùng tham khảo giải thích của hai chuyên gia nghiên cứu về bệnh dại nhiều năm Rodney Rohde và Charles Rupprecht về việc tiêm chủng ngừa dại hoạt động như thế nào và cách bảo vệ mình khỏi nhiễm bệnh như thế nào.

Cấu trúc virus dại. Nguồn: wiki

Một con mèo hoang ở Omaha, Nebraska được xét nghiệm dương tính với bệnh dại vào tháng 11/2023. Nó chết vì biến thể virus của lửng chó, vốn được tìm thấy ở vùng núi Appalachians. Việc dò thấy biến thể này ở cách xa hàng trăm dặm với vùng Trung Tây đã làm dấy lên những lo ngại về một dịch bệnh tiềm năng và thiết lập một lực lượng y tế công cộng để tiêm chủng cho mọi con lửng chó trong khu vực này.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh dại?

Virus dại là một loại virus gây bệnh cổ đại đã xuất hiện hàng nghìn năm 1. Từng được coi là một thứ bệnh nhiệt đới đã bị lãng quên 2, trên thực tế bệnh dại đã xuất hiện ở nhiều cộng đồng nghèo không có cơ sở hạ tầng phù hợp cho việc giám sát, ngăn ngừa và kiểm soát 3.

Bệnh dại là thứ bệnh không thể dự đoán được 4. Các giai đoạn nhiễm bệnh bao gồm giai đoạn ủ bệnh có phạm vi từ vài ngày đến vài tháng, với các triệu chứng ban đầu giống cúm, một giai đoạn tác động nhiều đến thần kinh, hôn mê và sau đó là chết 5. Các triệu chứng chung ở giai đoạn sớm ở người, như mệt mỏi, sốt, buồn nôn, thường không cụ thể. Các triệu chứng thần kinh có thể gồm sự hung hăng, hỗn loạn, khó nuốt và tê liệt.

Các mầm bệnh là nguyên nhân gây bệnh dại thuộc các loài virus Lyssavirus thường nhắm đến các loài động vật có xương sống và máu nóng 6. Dẫu các nhà nghiên cứu tin là mọi loài động vật có vú đều dễ bị lây nhiễm, chỉ có một số loài động vật là ổ virus gây bệnh 7: các môi trường, nơi cư ngụ, quần thể nơi một mầm bệnh có thể sống, nhân lên và lan truyền. Tại Mỹ, các loài động vật có nguy cơ chứa mầm bệnh dại cao nhất là dơi, chồn, cáo, chó sói đồng cỏ và lửng chó (Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus chủ yếu, chiếm 96-97%, sau đó là mèo: 3- 4%, động vật khác là thỏ, chuột, sóc… chưa phát hiện được 8).

Phần lớn những người bị nhiễm bệnh dại đều do động vật cắn. Những con đường lây nhiễm ít phổ biến hơn là tiếp xúc với các màng nhầy của mắt, mũi hay miệng. Một khi virus nhảy vào cơ thể con người, nó có thể bắt đầu tự sao chép trong mô cơ hoặc sau đó đi trực tiếp vào não. Một khi nó lan sang các nội quan khác, người bệnh thường chết vì viêm não.

Các trường hợp mắc bệnh dại có gia tăng?

Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus chủ yếu, chiếm 96-97%. Nguồn: Dân trí.

Vô cùng khó khăn trong việc đo lường gánh nặng toàn cầu về bệnh dại bởi việc giám sát không đồng đều trên khắp thế giới 9.

Dẫu chuyện nhiễm dại hiếm khi xảy ra ở Mỹ, trung bình một đến ba trường hợp mỗi năm, căn bệnh này là nguyên nhân dẫn đến hàng chục ngàn cái chết trên toàn thế giới hằng năm 10.

Tỉ lệ mắc bệnh dại ở động vật biến thiên hằng năm. Trong suốt năm 2021, 54 khu vực pháp lý của Mỹ cho biết có 3.663 động vật nhiễm dại, suy giảm 18,2% so với năm trước. Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, cụ thể từ đại dịch COVID-19, đã phải chịu cảnh đứt đoạn chủng ngừa bệnh dại trên động vật do tình hình đại dịch ảnh hưởng đến việc sản xuất vaccine và khả năng tiếp cận vaccine cũng như tăng số lượng các loài động vật hoang dã.

Các trường hợp mắc bệnh dại đã gia tăng ở nhiều quốc gia do những nhân tố sinh học và kinh tế xã hội. Ví dụ, ở Trung Quốc, các trường hợp mắc bệnh dại liên quan đến dân số đô thị và các trung tâm vận chuyển. Sự gần gũi một loài động vật nhạy cảm với một cộng đồng đang có dịch bệnh thì nguy cơ lây lan càng cao.

Sự gia tăng của nhiệt độ do biến đổi khí hậu có liên quan đến sự gia tăng của lan truyền bệnh dại bởi vì những thay đổi trong phạm vi sống của động vật. Ví dụ, ở những vùng ấm, sự liên quan về phân bố và sự thừa mứa các ổ mầm bệnh, như các loài động vật nhiệt đới như dơi quỷ, có thể gia tăng. Mức nhiệt gia tăng ở Bắc cực có thể làm gia tăng tần suất cáo Bắc cực và cao đỏ tương tác với nhau và dẫn đến các dịch bệnh.

Tỉ lệ tương tác cao hơn của giữa người và động vật, cũng như các mức độ thấp hơn của giáo dục về dại và các biện pháp ngăn ngừa, liên quan đến sự rủi ro của nhiễm bệnh.

Có thể kiểm soát thành công bệnh dại trong tự nhiên?

Những nỗ lực trước đây trong việc kiểm soát bệnh dại bao gồm việc tiêu hủy và tiêm chủng. Tiêu hủy các quần thể động vật không dẫn đến việc giảm thiểu lây nhiễm. Bên cạnh việc giết đi nhiều động vật khỏe mạnh, việc tiêu hủy không khả thi về kinh tế.

Tiêm chủng động vật, nói cách khác, có thể bảo vệ được cả động vật và người với việc tối thiểu nguy cơ và giảm chi phí. Chủng ngừa bệnh dại theo đường miệng trong tự nhiên bắt đầu từ những năm 1970 với việc phân bổ các mồi chứa vaccine ở môi trường địa phương. Người ta cho biết đã thành công trong việc kiểm soát bệnh dại giữa các quần thể cáo, sói đồng cỏ và lửng chó ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Chúng tôi cùng tham gia vào chương trình chủng ngừa vaccine đường uống ở Texas. Nỗ lực này cuối cùng dẫn đến việc loại trừ bệnh dại ở chó trong bang này.

Vaccine đường uống được coi như biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dại ở động vật thuộc nhiều quốc gia khác, ví dụ như chó ở Thái Lan và Ấn Độ.

Các vaccine dại hoạt động như thế nào?

Sau khi bị động vật cắn, người dân nên tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Nguồn: Hanoimoi.

Chưa có phương pháp điều trị bệnh dại nào được chứng minh 11, vì vậy ngăn ngừa thông qua giáo dục và tiêm chủng là điều tối cần thiết. Bệnh dại có thể được ngăn ngừa bằng việc tránh phơi nhiễm hoặc chủng ngừa trước và sau bị phơi nhiễm.

Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) 12, bao gồm cung cấp cho hệ miễn dịch một phiên bản vô hại của virus nhằm ngăn ngừa một lây nhiễm tương lai. Với người làm các nghề nghiệp có nguy cơ rủi ro cao như nhà sinh thái học tự nhiên, thú y và kiểm soát động vật, hai liều vaccine dại có thể giúp bảo vệ đáng kể trước bệnh dại 13.

Các trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh thường hiện đề xuất một liều bổ sung cho người ở mức độ nguy cơ phơi nhiễm gia tăng. Hãy cân nhắc chủng ngừa trước khi tới nơi có sự lưu hành bệnh dại cao.

Dự phòng trước phơi nhiễm có nghĩa là tiêm vaccine hoặc các biện pháp y học để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh càng sớm càng tốt trước khi bị phơi nhiễm. Trong phần lớn trường hợp, nó bao gồm một liều globulin miễn dịch bệnh dại ở người, HRIG, cũng như các liều vaccine dại trong ngày phơi nhiễm.

Được biết đến như miễn dịch học thụ động, HRIG trao cho con người những kháng thể có thể làm trung hòa virus dại cho đến khi hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra được kháng thể của chính mình. Ba liều vaccine dại có thể được tiêm trong vòng từ ba đến 14 ngày sau phơi nhiễm. Người bị suy giảm miễn dịch có thể nhận thêm liều thứ năm.

Việc tiêm phòng cho vật nuôi và thú cưng rất quan trọng để giúp hạn chế phơi nhiễm virus dại. Động vật cần được tiêm một liều bổ sung phòng dại hằng năm.

Hiện có các vaccine dại mới cho người và vật nuôi đang được phát triển để cải thiện độ an toàn, chi phí và tính hiệu quả 14. Các nhà nghiên cứu cũng phát triển các phương pháp điều trị để kiểm soát virus dại khi sự lây nhiễm chạm đến hệ thần kinh trung ương.

Người dân mang chó đi tiêm chủng. Ảnh: NIHE/Huong Nguyen

Có thể bảo vệ chính mình trước bệnh dại như thế nào?

Một số người có thể không nhận ra là mình bị một con vật cắn, khi những cú cắn đó rất nhỏ. Bởi vì quá trình phơi nhiễm virus dài, họ có thể không nhớ được một tương tác với một loài động vật bị lây nhiễm trước đó.

Các xét nghiệm có thể xác nhận liệu một động vật có bị dại không, cũng như do loại biến thể virus dại nào gây ra. Một bác sĩ có thể bắt đầu tiêm chủng ngay cả khi không có một xác nhận bằng xét nghiệm, dựa trên các nguy cơ rủi ro. Ví dụ, kể từ khi phần lớn các trường hợp mắc bệnh dại tử vong ở Mỹ là từ các cú cắn của dơi không được xác định, cần tiêm chủng ngừa dại sau khi có bất cứ nghi ngờ phơi nhiễm dơi nào.

Có nhiều cách thực hành để bảo vệ chính mình khỏi bệnh dại như:

– Chủng ngừa và giám sát vật nuôi.

– Không tiếp xúc với động vật hoang dã, nếu chúng có hành vi kỳ lạ.

– Không chạm vào động vật bị ốm, bị thương hay chết.

– Đối xử với động vật một cách cẩn trọng. Không trêu đùa động vật, không quấy rầy khi động vật ngủ hoặc bế con chúng.

– Luôn luôn thông báo về việc bị cắn với một nhân viên phụ trách kiểm soát động vật, người giám sát trò chơi với động vật hoặc nhân viên y tế.

Ngày phòng chống dại thế giới được ấn định vào ngày 28/9 hằng năm, ngày qua đời của Louis Paster, để tưởng nhớ công lao của người phát triển vaccine dại 15.

* Rodney E. Rohde là giáo sư và phụ trách Khoa học phòng thí nghiệm Y học, ĐH Bang Texas

Charles Rupprecht là phó giáo sư thú y, ĐH Auburn

Bội Linh tổng hợp

Nguồn: https://theconversation.com/rabies-is-an-ancient-unpredictable-and-potentially-fatal-disease-two-rabies-researchers-explain-how-to-protect-yourself-219199

————————————–

1. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0166354217300062?via%3Dihub

2. https://animaldiseases.biomedcentral.com/articles/10.1186/s44149-023-00078-8

3.https://www.who.int/health-topics/neglected-tropical-diseases#tab=tab_1

4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12144896/

5.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448076/

6.https://link.springer.com/article/10.1007/s00705-022-05546-z

7. https://wwwnc.cdc.gov/eid/article/8/12/01-0317_article

8.https://vncdc.gov.vn/benh-dai-nd14503.html

9.https://connect.h1.co/prime/reports/b/9/9

10.https://journals.plos.org/plosntds/article?id=10.1371/journal.pntd.0003709

11.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30747124/

12.https://www.cdc.gov/rabies/prevention/pre-exposure_vaccinations.html

13.https://www.cdc.gov/rabies/medical_care/hrig.html

14.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0264410X1831168X?via%3Dihub

15.https://tiasang.com.vn/quan-ly-khoa-hoc/vien-pasteur-quyen-luc-cua-mot-de-che/

Tác giả

(Visited 13 times, 1 visits today)