AGNES MARTIN (1912- 2004)

Sự u sầu của hoàn hảo Khái niệm về mục đích thật sự của nghệ thuật là để mường tượng cái không thể thấy được (một phần suy nghĩ của nghệ sĩ lãng mạn) đã tạo một dòng chảy mới với sự hiện diện của những người tiên phong đầu thế kỷ 20. Định đề Caspar Friedrich, rằng người nghệ sĩ phải nhắm mắt lại để nắm bắt được hình ảnh trong mắt của tâm trí, đã xuất hiện lại trong lời tuyên bố “kỷ nguyên của duy linh” của nhóm Blue Rider. Khao khát để giải thoát thân phận con người, các nghệ sĩ hiện đại đã tìm kiếm trong trừu tượng và tính vô định hình của thị giác lời hứa hẹn cho tương lai tâm linh Thời kỳ hoàng kim. Sự đòi hỏi tính tuyệt đối của nghệ thuật tiếp tục tác động đến Biểu Hiện Trừu Tượng- bao gồm Agnes Martin, người mà đã đứng rất lâu trong cái bóng của Jacson Pollock, Ad Reinhardt hay Mark Tobey, bất chấp sự thật là bà đã phát triển phong cách riêng của mình từ đầu thập niên 1960.

Martin, sống tại New Mexico như Georgia O’Keeffe đã từng sống, là một trong những ẩn sĩ tuyệt vời trong số các nữ nghệ sĩ đương đại. Một nghịch lý của lịch sử nghệ thuật thế kỷ 20 rằng chính những nghệ sĩ này, người mà đã cố gắng để giữ bản thân và tác phẩm của họ nằm ngoài diễn thuyết hiện đại lại được nhìn nhận là người đại diện tiêu biểu cho nó. Chủ nghĩa cá nhân đến tột cùng và sự khoe khoang tính thiên tài đặc biệt bởi các nghệ sĩ Biểu Hiện Trừu Tượng rất ăn khớp với sự tự nguyện cô lập đầy tráng lệ. Cuộc đời và tác phẩm Martin là một sự kiên định ngoại lệ, đã không thu nhận thái độ hách dịch hay sự quan tâm suông như các bạn đối tác nam giới của bà. Với nguyên lý cơ bản hiếm thấy, bà đã đòi hỏi sự kỷ luật, chính xác và hoàn hảo trong nghệ thuật của mình- một sự hoàn hảo mà, giống như cuộc sống, tất nhiên không bao giờ đạt được, nhưng ít nhất có thể tiếp cận như một ý niệm. Cái bà đấu tranh để thức tỉnh, như Martin từng nói, là một “nhận thức của hoàn hảo trong tâm trí của bạn”.

 
Hoa trắng,1960

Martin sinh năm 1921, là con áp út trong một gia đình người Canada có bốn anh chị em và bố mẹ là nông dân trồng lúa mì. Sau khi bố qua đời, bà sống với ông trong một thời gian, người mà đã cho con cháu lớn lên trong sự tự do tuyệt vời. Năm 1931, Martin rời Canada đến Washington để đi học, và trong năm 1941, là cô giáo thực tập, bà chuyển đến New York để tham gia các lớp học nghệ thuật và giáo dục tại trường đại học Columbia. Năm 1947, một chương trình học hè đã mang lại cơ hội cho bà đến Taos, New Mexico, nơi bà cư trú- khi không phải là Manhattan – từ giữa thập niên 1960, và trở thành công dân Mỹ vào năm 1950. Tác phẩm của bà vào thập niên 1940 mang tính tượng hình, dựa vào các mô-típ của Ấn Độ, bố cục hoa và phong cảnh. Lộ rõ ảnh hưởng bởi Georges Rouault giữa các nghệ sĩ khác, sau này những tác phẩm phần lớn bị chính tác giả phá hủy vì bà cho rằng chúng chưa chín chắn.

 
Những hòn đảo, 1961

Từ 1957 trở về sau, Martin sống và làm việc tại Manhattan. Mặc dù nhiều nghệ sĩ như Elsworth Kelly, Robert Indiana, James Rosenquist, Jasper Johns và Robert Rauschenberg sống ngay bên cạnh, Martin hiếm khi muốn giao tiếp với giới nghệ sĩ. Bà là bạn thân của Kelly và Ad Reinhardt, và Barnett Newman, những người thường giúp bà sắp đặt tác phẩm cho triển lãm của mình. Vào giai đoạn này, Martin đã phát triển cách diễn đạt đặc trưng thị giác đầy bạo dạn, sự lập lại của hình thể mà gần như không hình thể, (là kiểu hình học với các đường căn bản dọc và ngang cắt nhau). Các khổ hình vuông thông thường chứng tỏ các đường nét được vẽ song song, xen lẫn thành đường kẻ ô, hay hàng loạt hình tam giác nhỏ, hình cung được sắp xếp theo khuôn mẫu- như cấu trúc. Thỉnh thoảng, đầu đinh nhỏ sẽ được sử dụng để làm thành một đường chấm song song với đường bút chì.

 
Quả đào, 1964

Từ 1958, khi triển lãm cá nhân đầu tiên của Martin diễn ra tại phòng tranh Betty Parsons không có một sự phát triển nào trong tác phẩm của bà, có chăng là sự đa dạng trong đề tài, sự tăng, giảm các yếu tố hình ảnh. Vào buổi ban đầu, toan sơn dầu được quét nền với màu, nhưng sau được thay thế bằng màu trắng từ năm 1964 đến 1967. Trước 1964, các đường kẻ ô được đóng khung bởi một đường kẻ trắng, trong khi sau đấy chúng được mở rộng ra đến cạnh của tranh. Những đường nét đôi khi được vẽ thanh thoát, đôi khi lại luộm thuộm. Martin sử dụng bút chì, mực, màu nước, sơn dầu hay acrylic để vẽ. Bề mặt của các đường kẻ ô thường quá nhỏ, nên khi nhìn từ xa, chúng gần như biến mất hoàn toàn và lẫn vào màu nền của tranh. Từ năm 1977, Martin đã hạn chế đến gần như chỉ còn duy nhất đường ngang- không trục, và khổ tranh (183 x 183 cm) giữ không đổi. Khoảng trống cho bóng tối bây giờ xuất hiện giữa khung kim loại và tranh. Với tranh trên giấy, đường cạnh màu đen này được vẽ màu mực.

Sự giảm bớt hình thể    

 
Không đề, 1977

Tác phẩm không tượng hình của Martin được so sánh với nghệ thuật Tối Thiểu, nhưng mặc dù có những đặc điểm tương đồng, chúng mở ra một sự liên kết chặt chẽ với Biểu Hiện Trừu Tượng. Về tổng thể, bề mặt chất liệu gợi nhớ đến Pollock, các chuỗi lập lại nhắc đến Mark Tobey. Sự giảm bớt triệt để trong bố cục của Martin, nỗ lực của bà để đạt được trạng thái cân bằng và thái độ trung lập vượt ra khỏi nét vẽ cá nhân của bàn tay người nghệ sĩ. Nhưng trên hết, cách sử dụng khổ vuông làm hồi tưởng đến Ad Reinhardt, trong khi sự tải nạp ý nghĩa tâm linh vào các hệ thống đường kẻ ô lại gợi lại cái thiền trong những chỗ trống của “zips” trong tranh của Barnett Newman. Cái cốt yếu cho Martin là ý niệm của sự hoàn hảo, biểu lộ ở cái cẩn thận chính xác đã được định rõ trong những đường nét căn cứ vào quy luật hài hòa của thượng cổ, và cũng được tìm thấy trong đạo Lão.

Vượt ra ngoài giới hạn của cá tính

Không đề, 1977

Reinhardt qua đời năm 1967, cùng thời gian đó căn hộ của Martin bị tịch thu. Bà rời bỏ New York, đi du lịch trong một năm rưỡi, sau đó định cư  tại New Mexico trong sự cô độc. Bà tự mình xây dựng xưởng vẽ, và bắt đầu làm việc lại vào năm 1974. Những năm về sau, trong tranh vẽ, Martin đã tự giới hạn mình với các biên độ biến đổi của màu xám và trắng. Những tác phẩm này, tối hơn và mù mờ hơn, bà gọi- có thể với lòng kính trọng đến Reinhardt- Tranh Đen. Mặc dù còn xa để là “bức tranh cuối cùng” như Reinhardt, nhưng chúng cũng hướng đến tính khách quan hoàn toàn, đạt được ý nghĩa của tính vô trọng lượng, mẫu hình đường kẻ vô tận hoàn toàn tách biệt khỏi sự quan sát hay tham khảo với tự nhiên.                                                

Lê Hiền Minh biên dịch

Tác giả