GIA ĐÌNH BÉ MỌN VÀ TỜ ĐĂNG KÝ KÊT HÔN
Với cốt truyện giản dị và cách khai thác hiện thực bằng thủ pháp quen thuộc, truyền thống, cuốn tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân không gây hiệu ứng cơn sốt, cũng không trở thành mục tiêu tranh luận như một số tác phẩm đột phá bằng cấu trúc, bằng nội dung đề tài mới lạ khác
Song nó được nhiều người tìm đọc (cuốn sách này được xếp thứ 3 theo thông kê số đầu sách bán chạy nhất trong tháng 10 của báo TTVH), Hội đồng giám khảo Hội Nhà văn Hà Nội đã trao giải thưởng cho tác phẩm không mấy ồn ào này.
Dạ Ngân đã mô tả rất thành công một mớ mâu thuẫn thấm đẫm hy vọng và thất vọng của đam mê lý tưởng, của khao khát tình dục, tình yêu, của gánh nặng phận đàn bà truyền kiếp, của thời thế loạn nhịp sau cuộc chiến tranh chống Mỹ… Mớ mâu thuẫn chen nhau bện xoắn vào thân phận một phụ nữ xuất thân từ gia đình cách mạng bên sông Hậu có tên là Mỹ Tiệp. Bi kịch người đàn bà đó bắt nguồn từ vết rạn nứt của cuộc hôn nhân được tác thành bởi tinh thần đồng đội hơn tinh thần luyến ái, rồi mái ấm sơ sài của một gia đình bé mọn bị ghẻ lạnh bởi lối sống tận tụy duy nhất cho sự nghiệp thăng tiến của đức ông chồng. Bão tố bắt đầu nẩy mầm khi trái tim thổn thức và nhạy bén của cô Tiệp biết phát sóng, và một ánh chớp mắt định mệnh đã nối kết hai tâm hồn nghệ sĩ kẻ Nam người Bắc vào cuộc dan díu trắc trở, bi kịch, trường kỳ. Cuối cùng sự thua thiệt của cặp uyên ương dấn thân đã được đến bù, cuộc sống vợ chồng đã được chính danh. Nhưng ở cuối trang của tác phẩm, một tình tiết gay cấn lại xuất hiện– sau tuần trăng mật viên mãn, trên đường lên trại sáng tác Đại Lải để tưới tắm thú văn chương của mình có nguy cơ bị hao cạn, Tiệp đã nhận được bức điện kêu cứu của con gái bị tình phụ bạc, và cô lại phải rời tổ ấm mới, thu xếp vào Nam. Tình huống này dù có phần sắp đặt khiên cưỡng, nhưng nó vẫn tác động sang chấn tới người đọc bởi ám ảnh của vòng bi kịch luẩn quẩn của kiếp đàn bà đa mang trong triết lý bể khổ…
Tác giả đã thu phục người đọc bằng ngòi bút mềm mại, thống thiết, đa đoan, và điêu luyện, nhưng trên hết là tấm lòng thanh sạch và ấm áp. Chắc nhiều độc giả thuộc phận cò, phận vạc thầm cảm phục Dạ Ngân đã dũng cảm và nhọc nhằn cầy xới trên nỗi thống khổ quặn thắt từ ruột gan mình, để khát vọng yêu thương được quyền đâm chồi nẩy lộc, được quyền chăm sóc công bằng và đích đáng giữa thanh thiên bạch nhật.
Đã có nhiều độc giả phát biểu tâm đắc, đồng cảm về cuốn tiểu thuyết này. Riêng có một chi tiết tôi cho là độc đáo rất hệ trọng mà được ẩn náu, đó là vai trò và quyền uy của tờ giấy giá thú- đăng ký kết hôn.
Cuộc tình rổ rá lương thiện giữa cô Tiệp và anh Đính nhà văn phải đậy điệm suốt mười năm trời mới được công khai. Mười năm mòn mỏi trong hắc ám, cách trở, chịu đựng thiếu thốn, đau đớn, tủi nhục. Thủ phạm không phải ai khác, mà chính là sự trì hoãn một tờ giấy kết hôn chờ hủy bỏ. Có ai nghĩ đến vẻn vẹn một tờ giấy thôi, thoạt đầu là biểu tượng thần hộ mệnh cho hạnh phúc lứa đôi, mà cuối cùng người ta đem ra để phụng sự âm mưu một cách triệt để, bỉ ổi và dã man! Đối với những người chồng hoặc vợ lạnh lùng ích kỷ, tờ giấy giá thú đã trở thành thứ vũ khí đầy quyền uy để mặc cả, sát phạt, hành hạ, tra tấn, trả thù đối phương để tha hồ hủy hoại một nửa sở hữu của mình bằng cách phi lương tri, và phi nhân tính. Cũng chỉ vì tờ giấy có vẻ mềm mại nhưng tráo trở đó mà không ít bi kịch, thảm kịch, án mạng xẩy ra trong những gia đình vợ chồng bao nhiêu sinh lực bị cùn mòn, bao nhiêu xuân xanh bị héo hon chỉ vì ngoan ngoãn chấp hành luật hôn nhân, vô tình chòng lên cổ mình cái xích giá thú trăm năm.
Người đọc căng thẳng bám sát lộ trình của cuốn tiểu thuyết, cùng nhân vật vượt qua hàng loạt biến cố tai ương xẩy ra xung quanh mối tình nông nàn và theo dõi sự nỗ lực đến cạn kiệt sinh khí của đôi tình nhân thậm thụt mười năm trời chỉ để chờ đợi kết quả chấm rứt một tờ giấy chót đăng ký …
Nghe đâu một nước ở bên Châu Âu cấp đăng ký kết hôn có hiệu lực chỉ trong 3 năm, không phải là không có lý.
Dạ Ngân đã mô tả rất thành công một mớ mâu thuẫn thấm đẫm hy vọng và thất vọng của đam mê lý tưởng, của khao khát tình dục, tình yêu, của gánh nặng phận đàn bà truyền kiếp, của thời thế loạn nhịp sau cuộc chiến tranh chống Mỹ… Mớ mâu thuẫn chen nhau bện xoắn vào thân phận một phụ nữ xuất thân từ gia đình cách mạng bên sông Hậu có tên là Mỹ Tiệp. Bi kịch người đàn bà đó bắt nguồn từ vết rạn nứt của cuộc hôn nhân được tác thành bởi tinh thần đồng đội hơn tinh thần luyến ái, rồi mái ấm sơ sài của một gia đình bé mọn bị ghẻ lạnh bởi lối sống tận tụy duy nhất cho sự nghiệp thăng tiến của đức ông chồng. Bão tố bắt đầu nẩy mầm khi trái tim thổn thức và nhạy bén của cô Tiệp biết phát sóng, và một ánh chớp mắt định mệnh đã nối kết hai tâm hồn nghệ sĩ kẻ Nam người Bắc vào cuộc dan díu trắc trở, bi kịch, trường kỳ. Cuối cùng sự thua thiệt của cặp uyên ương dấn thân đã được đến bù, cuộc sống vợ chồng đã được chính danh. Nhưng ở cuối trang của tác phẩm, một tình tiết gay cấn lại xuất hiện– sau tuần trăng mật viên mãn, trên đường lên trại sáng tác Đại Lải để tưới tắm thú văn chương của mình có nguy cơ bị hao cạn, Tiệp đã nhận được bức điện kêu cứu của con gái bị tình phụ bạc, và cô lại phải rời tổ ấm mới, thu xếp vào Nam. Tình huống này dù có phần sắp đặt khiên cưỡng, nhưng nó vẫn tác động sang chấn tới người đọc bởi ám ảnh của vòng bi kịch luẩn quẩn của kiếp đàn bà đa mang trong triết lý bể khổ…
Tác giả đã thu phục người đọc bằng ngòi bút mềm mại, thống thiết, đa đoan, và điêu luyện, nhưng trên hết là tấm lòng thanh sạch và ấm áp. Chắc nhiều độc giả thuộc phận cò, phận vạc thầm cảm phục Dạ Ngân đã dũng cảm và nhọc nhằn cầy xới trên nỗi thống khổ quặn thắt từ ruột gan mình, để khát vọng yêu thương được quyền đâm chồi nẩy lộc, được quyền chăm sóc công bằng và đích đáng giữa thanh thiên bạch nhật.
Đã có nhiều độc giả phát biểu tâm đắc, đồng cảm về cuốn tiểu thuyết này. Riêng có một chi tiết tôi cho là độc đáo rất hệ trọng mà được ẩn náu, đó là vai trò và quyền uy của tờ giấy giá thú- đăng ký kết hôn.
Cuộc tình rổ rá lương thiện giữa cô Tiệp và anh Đính nhà văn phải đậy điệm suốt mười năm trời mới được công khai. Mười năm mòn mỏi trong hắc ám, cách trở, chịu đựng thiếu thốn, đau đớn, tủi nhục. Thủ phạm không phải ai khác, mà chính là sự trì hoãn một tờ giấy kết hôn chờ hủy bỏ. Có ai nghĩ đến vẻn vẹn một tờ giấy thôi, thoạt đầu là biểu tượng thần hộ mệnh cho hạnh phúc lứa đôi, mà cuối cùng người ta đem ra để phụng sự âm mưu một cách triệt để, bỉ ổi và dã man! Đối với những người chồng hoặc vợ lạnh lùng ích kỷ, tờ giấy giá thú đã trở thành thứ vũ khí đầy quyền uy để mặc cả, sát phạt, hành hạ, tra tấn, trả thù đối phương để tha hồ hủy hoại một nửa sở hữu của mình bằng cách phi lương tri, và phi nhân tính. Cũng chỉ vì tờ giấy có vẻ mềm mại nhưng tráo trở đó mà không ít bi kịch, thảm kịch, án mạng xẩy ra trong những gia đình vợ chồng bao nhiêu sinh lực bị cùn mòn, bao nhiêu xuân xanh bị héo hon chỉ vì ngoan ngoãn chấp hành luật hôn nhân, vô tình chòng lên cổ mình cái xích giá thú trăm năm.
Người đọc căng thẳng bám sát lộ trình của cuốn tiểu thuyết, cùng nhân vật vượt qua hàng loạt biến cố tai ương xẩy ra xung quanh mối tình nông nàn và theo dõi sự nỗ lực đến cạn kiệt sinh khí của đôi tình nhân thậm thụt mười năm trời chỉ để chờ đợi kết quả chấm rứt một tờ giấy chót đăng ký …
Nghe đâu một nước ở bên Châu Âu cấp đăng ký kết hôn có hiệu lực chỉ trong 3 năm, không phải là không có lý.
DƯ THỊ HOÀN
Nguồn tin: Tia Sáng
Nguồn tin: Tia Sáng
(Visited 1 times, 1 visits today)