Hậu hiện đại & tinh thần nhập cuộc chịu chơi
Trong cuốn Nationalist Postnationalism (1998), Frederick Buell bàn về văn hóa của các nhóm di dân vào Hoa Kỳ, rất đáng đọc. Tạm tóm tắt các ý chính:
– Quen với thái độ sống “độc văn hóa” (monoculturalism) đầy óc bảo thủ địa phương, thiển cận và thậm chí lỗi thời, Hoa Kỳ luôn nhìn bằng con mắt kỳ thị các nền văn hóa khác.
– Tính chất đa văn hóa của nhóm di dân đã làm Hoa Kỳ giật mình tỉnh thức.
– Các nhóm di dân mặc dù chấp nhận các nghề dưới đáy xã hội, nhưng chính họ đã làm phong phú nền văn hóa đa chủng của Hoa Kỳ, tránh cho Hoa Kỳ mặc cảm tự ti văn hóa hậu thuộc địa cũ kĩ (old postcolonial cultural inferiotity complex). Từ đó Hoa Kỳ biết rời bỏ đại tự sự (grand narrature) lạc hậu, và học chấp nhận tiểu tự sự của nền văn hóa khác.
– Các nền văn hóa du nhập từ ngoài vào này, chẳng những không tác hại đến Hoa Kỳ mà còn mang đến cho nó một vị thế và một sức mạnh văn hóa mới phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa (globalization).
Về nền văn hóa Champa, nếu người Chăm biết duy trì truyền thống văn hóa dân tộc bhap ilimo (từ dùng của Pauh Catwai), chẳng những Chăm không tự đồng hóa để mất hút vào nền văn hóa lớn là văn hóa Việt Nam mà còn thêm vào đó một sắc thái mới, dòng chảy mới, rất đáng trân trọng. Hậu hiện đại từ chối tinh thần dân tộc chủ nghĩa bài ngoại (xenophobic nationalism), dẹp bỏ bệnh sợ ngoại nhân (xenophobia), thay thế chủ nghĩa dân tộc bằng chủ nghĩa dân tộc mở (open nationalism).
Điều này rất thích hợp với tất cả dân tộc thiểu số khác. Và, rất thiết yếu với mọi nền văn hóa/dân tộc đa số khác. Nó rất nhân bản.
Trong cuộc giao lưu với Hội Nhà văn và sinh viên văn chương Thái Lan, tôi đã tạo một bất ngờ cho họ: trong 9 nhà văn nhận Sea Write Award, có ai biết nhau chưa, nghe tên nhau chưa? – Chưa! Nghe tên thôi mà còn chưa nói chi là đọc của nhau.
Chúng ta vẫn còn đóng cửa với nhau. Nền văn học Đông Nam Á chưa hiểu nhau, trong khi vai trò nhà văn là kẻ môi giới tâm hồn để các dân tộc gặp gỡ nhau, hiểu biết và chấp nhận nhau. Vậy mà chưa có nhà văn Đông Nam Á nào làm được điều đó, thì làm gì chúng ta có thể thông cảm nhau, qua đó thâu thái nền văn hóa của nhau.
Văn học Đông Nam Á còn bị thế giới xem là vùng ngoại vi không phải là không thiếu lí do chính đáng của nó!
Chủ nghĩa hậu hiện đại quyết đánh đổ những “đại tự sự” (grands récits, từ dùng của Lyotard), để thay vào đó bằng “tiểu tự sự” (petits récits). Cá nhân/cộng đồng kể chuyện về mình, suy tư, phản ứng hay hành động một cách riêng tư trước vấn đề rất cụ thể mà thế giới đặt ra cho mình/cộng đồng mình.
Nó không lo lắng cho cả thế giới, nó chỉ lo lắng cho nó thôi, bởi nó cũng là một thế giới. Khi nó lo lắng cho nó cách rốt ráo, nghĩa là nó đã lo lắng cho thế giới rồi. Ví dụ: khi ta nỗ lực trồng cây trong khuôn viên nhà ta, và nhắc anh em ta đừng phá rừng là ta đã giúp nhân loại bảo vệ phần nào môi trường thế giới rồi.
Nó bày ra trò chơi cho nó, vì nó, nó chơi trò chơi đó, chơi hết mình. Nhưng nó biết thế giới không phải chỉ có mỗi nó: nó với trò chơi duy nhất; vì, bên cạnh nó và cùng tham gia trò chơi thế giới (chữ dùng của Heidegger) với nó còn có những “nó” khác. Những “nó” này đang chơi trò chơi của họ.
Nhưng chúng không hề tin tất cả trò chơi nhỏ ấy là mảnh vụn của trò chơi vĩ đại nào đó, trò chơi của Chúa chẳng hạn, hay của quy luật Biện chứng nào đó con người nghĩ ra, mạnh tay áp đặt nó cho nhân loại hay mơ tưởng rằng thế giới đã/phải như thế!
Văn chương không phân biệt ngoại vi hay trung tâm, dân tộc thiểu số hay đa số, giàu hay nghèo, nam/nữ, trung ương/địa phương, chính lưu/ngoài luồng, trong nước/hải ngoại… Đã có nhiều phân biệt, nhưng đó là sự phân biệt giả tạo xuất phát từ mặc cảm giả tạo. Vượt qua mặc cảm đó, người nghệ sĩ của dân tộc ngôn ngữ thiểu số (tiếng Chăm so với tiếng Việt, văn chương tiếng Việt đặt cạnh văn chương Anh ngữ), khi tác phẩm của anh/chị ta đạt tiêu chí nghệ thuật cao, tác phẩm đó có khả năng đạp đổ vách tường ngăn trung tâm/ngoại vi.
Nhiều văn nghệ sĩ di dân thành danh ở Hoa Kỳ là minh chứng sáng giá cho chân lí đó.
Vậy, tại sao chúng ta không tự tin nhập cuộc!
– Tính chất đa văn hóa của nhóm di dân đã làm Hoa Kỳ giật mình tỉnh thức.
– Các nhóm di dân mặc dù chấp nhận các nghề dưới đáy xã hội, nhưng chính họ đã làm phong phú nền văn hóa đa chủng của Hoa Kỳ, tránh cho Hoa Kỳ mặc cảm tự ti văn hóa hậu thuộc địa cũ kĩ (old postcolonial cultural inferiotity complex). Từ đó Hoa Kỳ biết rời bỏ đại tự sự (grand narrature) lạc hậu, và học chấp nhận tiểu tự sự của nền văn hóa khác.
– Các nền văn hóa du nhập từ ngoài vào này, chẳng những không tác hại đến Hoa Kỳ mà còn mang đến cho nó một vị thế và một sức mạnh văn hóa mới phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa (globalization).
Về nền văn hóa Champa, nếu người Chăm biết duy trì truyền thống văn hóa dân tộc bhap ilimo (từ dùng của Pauh Catwai), chẳng những Chăm không tự đồng hóa để mất hút vào nền văn hóa lớn là văn hóa Việt Nam mà còn thêm vào đó một sắc thái mới, dòng chảy mới, rất đáng trân trọng. Hậu hiện đại từ chối tinh thần dân tộc chủ nghĩa bài ngoại (xenophobic nationalism), dẹp bỏ bệnh sợ ngoại nhân (xenophobia), thay thế chủ nghĩa dân tộc bằng chủ nghĩa dân tộc mở (open nationalism).
Điều này rất thích hợp với tất cả dân tộc thiểu số khác. Và, rất thiết yếu với mọi nền văn hóa/dân tộc đa số khác. Nó rất nhân bản.
Trong cuộc giao lưu với Hội Nhà văn và sinh viên văn chương Thái Lan, tôi đã tạo một bất ngờ cho họ: trong 9 nhà văn nhận Sea Write Award, có ai biết nhau chưa, nghe tên nhau chưa? – Chưa! Nghe tên thôi mà còn chưa nói chi là đọc của nhau.
Chúng ta vẫn còn đóng cửa với nhau. Nền văn học Đông Nam Á chưa hiểu nhau, trong khi vai trò nhà văn là kẻ môi giới tâm hồn để các dân tộc gặp gỡ nhau, hiểu biết và chấp nhận nhau. Vậy mà chưa có nhà văn Đông Nam Á nào làm được điều đó, thì làm gì chúng ta có thể thông cảm nhau, qua đó thâu thái nền văn hóa của nhau.
Văn học Đông Nam Á còn bị thế giới xem là vùng ngoại vi không phải là không thiếu lí do chính đáng của nó!
Chủ nghĩa hậu hiện đại quyết đánh đổ những “đại tự sự” (grands récits, từ dùng của Lyotard), để thay vào đó bằng “tiểu tự sự” (petits récits). Cá nhân/cộng đồng kể chuyện về mình, suy tư, phản ứng hay hành động một cách riêng tư trước vấn đề rất cụ thể mà thế giới đặt ra cho mình/cộng đồng mình.
Nó không lo lắng cho cả thế giới, nó chỉ lo lắng cho nó thôi, bởi nó cũng là một thế giới. Khi nó lo lắng cho nó cách rốt ráo, nghĩa là nó đã lo lắng cho thế giới rồi. Ví dụ: khi ta nỗ lực trồng cây trong khuôn viên nhà ta, và nhắc anh em ta đừng phá rừng là ta đã giúp nhân loại bảo vệ phần nào môi trường thế giới rồi.
Nó bày ra trò chơi cho nó, vì nó, nó chơi trò chơi đó, chơi hết mình. Nhưng nó biết thế giới không phải chỉ có mỗi nó: nó với trò chơi duy nhất; vì, bên cạnh nó và cùng tham gia trò chơi thế giới (chữ dùng của Heidegger) với nó còn có những “nó” khác. Những “nó” này đang chơi trò chơi của họ.
Nhưng chúng không hề tin tất cả trò chơi nhỏ ấy là mảnh vụn của trò chơi vĩ đại nào đó, trò chơi của Chúa chẳng hạn, hay của quy luật Biện chứng nào đó con người nghĩ ra, mạnh tay áp đặt nó cho nhân loại hay mơ tưởng rằng thế giới đã/phải như thế!
Văn chương không phân biệt ngoại vi hay trung tâm, dân tộc thiểu số hay đa số, giàu hay nghèo, nam/nữ, trung ương/địa phương, chính lưu/ngoài luồng, trong nước/hải ngoại… Đã có nhiều phân biệt, nhưng đó là sự phân biệt giả tạo xuất phát từ mặc cảm giả tạo. Vượt qua mặc cảm đó, người nghệ sĩ của dân tộc ngôn ngữ thiểu số (tiếng Chăm so với tiếng Việt, văn chương tiếng Việt đặt cạnh văn chương Anh ngữ), khi tác phẩm của anh/chị ta đạt tiêu chí nghệ thuật cao, tác phẩm đó có khả năng đạp đổ vách tường ngăn trung tâm/ngoại vi.
Nhiều văn nghệ sĩ di dân thành danh ở Hoa Kỳ là minh chứng sáng giá cho chân lí đó.
Vậy, tại sao chúng ta không tự tin nhập cuộc!
Inrasara
(Visited 1 times, 1 visits today)