Triết học liên văn hóa

Chính văn hóa và triết học có một tương quan nội tại nền tảng, đến nỗi có thể nói nền tảng của văn hóa là triết học, và ngược lại, nền tảng của triết học là văn hóa, cả hai không thể tách rời.

1. Trên “đấu trường” siêu hình học Âu châu, cho đến thời hiện đại, trên đại học, chủ trương duy triết học Âu châu vẫn được bảo thủ. Lại thêm quan niệm phân biệt văn hóa và triết học hầu như hiển nhiên, trong đó văn chương, thi ca, im lặng (quán tưởng), tôn giáo v.v. không thuộc lãnh vực triết học, vì đã có những môn chuyên môn khác nhau. Triết học đã tự hình thành một hệ thống khái niệm chặt chẽ, hoàn hảo, dị ứng với những văn hóa khác, dần dà trở nên khô cứng và trừu tượng trong quá trình lịch sử tư tưởng Âu châu, đến nỗi Heidegger cảnh báo “sự lãng quên thể tính” như là khủng hoảng của siêu hình học, trong đó sự lãng quên thế giới quanh tôi như một chung thể văn hóa, “in der Welt sein”, sự xa rời ngữ cảnh văn hóa đã làm triết học tự cô lập trong tháp ngà, tự lặp lại không sinh khí.

Thiếu sự khôn ngoan sắp đặt, văn hóa sẽ hỗn mang, thiếu biện biệt, phê phán, văn hóa sẽ mất định hướng đúng đắn trong tiến trình biến đổi. Tách rời văn hóa ra khỏi triết học thì văn hóa sẽ bị mù, tách rời triết học ra khỏi văn hóa thì triết học sẽ bị rỗng, mất ý nghĩa tồn tại, chỉ còn là những bóng ma.

2. Trong lúc ấy, chính văn hóa và triết học có một tương quan nội tại nền tảng, đến nỗi có thể nói nền tảng của văn hóa là triết học, và ngược lại, nền tảng của triết học là văn hóa, cả hai không thể tách rời. Nếu nhìn văn hóa là tổng thể ý nghĩa của những gì con người tác tạo nên khi xây dựng hiện hữu của chính mình và thế giới chung quanh, văn hóa chính là nổ lực của con người trả lời câu hỏi về ý nghĩa hiện hữu, giá trị của nhân sinh, tất cả những nổ lực phát xuất từ nhu cầu biện biệt đúng sai, truy tìm chân lý, hay nói cách khác từ nhu cầu yêu sự khôn ngoan, minh triết, thay vì sống trong vô minh. Câu hỏi khởi đầu triết học “làm thế nào để có một nhận thức đúng về sự vật” đặt nền tảng cho văn hóa. Từ triết lý về nhận thức đúng, sai, con người xây dựng giá trị nhân văn của mình. Hệ thống triết lý, tư tưởng là thành quả văn hóa. Có thể nói triệt để hơn: nhận diện văn hóa trước tiên chính là nhận diện tư duy của con người trong tương quan với chính mình, người khác và thế giới bên ngoài, có nghĩa nhận diện triết lý sống. Mỗi mẫu văn hóa là một quá trình nhào nặn tương quan giữa chủ thể và khách thể, giữa chủ thể và đối tượng bên ngoài để đạt đến trình độ nhất thể, tự tri như là bản sắc văn hóa. Trong ý nghĩa ấy, Kant cho rằng thiên nhiên không khai sinh con người để đạt hạnh phúc mà để đạt được văn hóa.1 Văn hóa là mục đích cuối cùng của thiên nhiên trong tiến trình thể hiện con người tại thế trở nên tự do. Con đường văn hóa là con đường của minh triết trong tiến trình giải phóng những ràng buộc tự nhiên, con đường của ý thức về tự do. Trên cơ sở triết lý văn học, triết học sắp xếp những tập hợp kinh nghiệm thành một hệ thống bao gồm những câu hỏi mà con người đặt ra và tìm kiếm câu trả lời. Công việc này theo Kant đòi hỏi trước hết một sợi dây hướng đạo tiên thiên, khách quan và phổ quát để tìm ra nguyên lý nhận thức, từ đó điều kiện khả thể của văn hóa được đề ra và khai quang mảnh đất thiên nhiên. Con người yêu thích sự khôn ngoan trong cuộc sống, yêu thích sự khôn ngoan, chân lý, nghĩa của chữ philosophie, bởi vì đặc tính của khôn ngoan là khả năng sắp xếp sự vật có hệ thống, phân biệt và đánh giá, phê phán những điều đã biết và đón nhận những điều mới khác” để có một định hướng đúng đắn cho hiện hữu, như triết gia và thần học gia Thomas Aquino (1224- 1274) nhận định “Sapientis est ordinarre et judicare” tiếp nối truyền thống triết học Aristoteles.

Thiếu sự khôn ngoan sắp đặt, văn hóa sẽ hỗn mang, thiếu biện biệt, phê phán, văn hóa sẽ mất định hướng đúng đắn trong tiến trình biến đổi. Tách rời văn hóa ra khỏi triết học thì văn hóa sẽ bị mù, tách rời triết học ra khỏi văn hóa thì triết học sẽ bị rỗng, mất ý nghĩa tồn tại, chỉ còn là những bóng ma.

3. Nhưng “văn hóa” là một mảnh đất màu mỡ rộng lớn bao trùm trái đất, và hầu như đặc tính của nó là số nhiều, biến hóa, biến đổi, cho nên không có một nền văn hóa duy nhất vĩnh viễn ngự trị, cũng không thể có một triết học vĩnh cữu vượt thời gian. Hegel vừa hình thành phương án lịch sử thế giới trong ánh sáng lý tính Thiên chúa, thì tòa lâu đài của ông đã sụp đổ dưới chân biện chứng duy vật lịch sử của Karl Marx. Thế rồi quá trình lịch sử thế giới cho thấy mỗi hệ thống khép kín giáo điều không thể tồn tại lâu dài, bao lâu bản chất con người, dù trong hoàn cảnh nào, còn là văn hóa, trong nghĩa sẵn sàng tra vấn ý nghĩa để vượt trên hoàn cảnh, biện chứng văn hóa là một nhu cầu của con người: “Từ bên trong mặc nhiên của sự sống phát sinh sự cởi mở, từ sự yên tĩnh của các đối cực trở nên xôn xao mâu thuẫn và nghịch lý. Con người không còn tự đóng khung chính mình nữa. Nó trăn trở và hoài nghi, và từ những hoài nghi ấy, nó đón nhận những khả năng mới, vô giới hạn. Nó có thể nghe và hiểu những điều mà từ trước không ai hỏi và không ai nói ra.” (K. Jaspers, tác giả của “Understanding Buddhism”).

Thiên nhiên không khai sinh con người để đạt hạnh phúc mà để đạt được văn hóa. Văn hóa là mục đích cuối cùng của thiên nhiên trong tiến trình thể hiện con người tại thế trở nên tự do. (Kant)

Phát biểu của K. Jaspers là cuộc hành trình của con người tự thân mở ra những chân trời văn hóa khác và ông là một trong những triết gia K. Jaspers đầu tiên phản tĩnh sâu sắc về những nền văn minh khác nhau trên quả địa cầu đã xảy ra cùng một lúc, làm rõ hi vọng có thể có đối thoại đa phương, trong đó con người đã có những thao thức giống nhau, cùng chung trăn trở đi tìm chân lý, nhưng đã đi những con đường khác nhau trên trái đất, và qua trải nghiệm đã đưa ra những câu trả lời gần với chân lý. Khái niệm “thời đại trục” của ông, trong đó nhân sinh quan và vũ trụ quan Đông (với Khổng Tử, Lão Trang, Phật Cồ Đàm,..), Tây (Parmenides, Socrates, Platon, Arisstoteles) hình thành trong cùng một trục thời gian, đã trở nên một “mẫu hình” (Paradigma) cho cuộc đối thoại liên văn hóa.

Phản tư về tương quan nội tại giữa văn hóa và triết học cho thấy hầu như triết học liên văn hóa phải hình thành sớm hơn thời điểm thành danh thập niên 90. Cũng như thật muộn mãi đến khi A. Toynbee là một trong những người đầu tiên viết lịch sử vượt ra ngoài tầm nhìn duy trung tâm châu Âu, tiến hành khảo sát sự thăng trầm của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Sự trì trệ giáo điều, bệnh coi mình là trung tâm, chủ nghĩa duy Âu châu tự mãn, tính khép kín hệ thống đã là rào cản cho cuộc đối thoại văn hóa mà lẽ ra triết học phải là chủ thể tác thành đối thoại. Tuy nhiên đến muộn còn hơn không, mà cũng không muộn, bởi lẽ triết học liên văn hóa đã có tiền thân là môn triết học so sánh, đối chiếu, đã có một kỷ luật nghiên cứu vững chãi đến nỗi Masson-Oursel cho rằng “triết học đúng là triết học so sánh”. 

1 I. Kant, KANT X: 391 (Kritik der Urteilskraft, § 83).

Tác giả