Thách thức những quan niệm về thiên tai và thảm họa
LTS: Việt Nam là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và năm nào cũng có những thảm họa diễn ra, gây tổn thất nặng nề hàng nghìn tỉ đồng. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn luôn bị động trước những tai họa. Chuỗi bài tới đây của chuyên gia về thảm họa và rủi ro Jason von Meding, Đại học Newcastle, Úc, gợi ý cho chúng ta một cách nhìn khác về cái gọi là “thiên tai”.
Mưa lớn tại Sơn La, QL 279 đoạn qua huyện Mường La bị ách tắc nghiêm trọng. Nguồn ảnh: duongbo.vn
Trong tiếng Việt, rất nhiều khi chúng ta dùng từ “thiên tai” để nói về một thảm họa. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng giữa hai khái niệm này. Nếu không phân biệt đúng sẽ đưa chúng ta đến những thảo luận về nỗi mất mát, chịu đựng và đau khổ của con người một cách hạn hẹp. Thông thường, người ta coi đó là kết quả của “sự phẫn nộ của Mẹ thiên nhiên”. Có khi còn gọi nó là “ý Trời”.
Khi chúng ta quá tập trung vào chữ “thiên”, chúng ta thường bỏ qua những khía cạnh xã hội, kinh tế và chính trị của thảm họa. Nghề nghiệp điều tra căn nguyên của những thảm họa đã khiến tôi phải nói rằng chúng thực ra không diễn ra một cách tự nhiên. Chúng là kết quả từ những quyết định của con người trong việc xác định nguy cơ rủi ro trong xã hội, về mức độ tiêu thụ, về quyền và về sự sở hữu mà con người đưa ra. Đáng buồn là, những thảm họa là điều không thể tránh khỏi trong một thế giới mà sự bất bình đẳng ngày càng dâng cao.
Khi “thiên tai” không phải tại “thiên”
Ý tưởng cho rằng “thiên tai” không phải tại “thiên” không còn mới. Jean Jacques Rousseau là người đầu tiên được lịch sử ghi lại đã quan sát thấy điều này vào năm 1756, sau một trận động đất và sóng thần thảm khốc tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Ông biện luận rằng sự tổn hại sau đó là do những quyết định và hành xử của con người chứ không phải là do tự nhiên. Tuy nhiên, trong hơn 200 năm sau đó, thảm họa vẫn được cho là xuất phát từ tự nhiên hoặc là hành động của Chúa trời. Đến những năm 1970, những nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực mới thách thức lại cách diễn giải chính thống. Dẫu rằng kể từ đó, vị thế áp đảo của quan niệm “thiên tai” là tại thiên liên tục bị lung lay, các thuật ngữ sử dụng vẫn không hề suy chuyển. Vẫn có hàng trăm nghìn dẫn chiếu đến từ “thiên tai” trong các văn bản khoa học.
Vậy, điều gì tạo nên một thảm họa? Các thảm họa luôn có những yếu tố tự nhiên, và chính điều đó khiến cho chúng bị gán cho tên gọi “thiên tai”. Những tai họa như sóng thần, bão, cháy rừng và động đất dĩ nhiên có phần tự nhiên trong đó. Nhưng nguy cơ biến nó thảm họa được quyết định bởi hai điều: 1) Tai họa 2) Khả năng bị tổn thương của con người khi gặp nguy hiểm. Sự thật là trên khắp thế giới, những nạn nhân của các thảm họa thường là thiểu số nghèo khổ, sống trong những đất nước có thu nhập thấp và thường bị lề hóa dựa trên tầng lớp xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc và sự khuyết tật. Đó là cách người ta thiết kế xã hội hiện nay.
Nhóm dễ bị tổn thương nhất phải chịu đựng nhiều nhất
Tác động của một thảm họa được đo bằng mức độ bị tổn thương của con người. Con người dễ bị tổn thương vì rất nhiều lí do, nhưng không phải vì họ lựa chọn như vậy. Phần lớn mức độ rủi ro mà họ phải gánh chịu được quyết định bởi những người khác. Sự bất công vốn được xác lập trong xã hội của chúng ta. Ở Việt Nam, điều đó có thể thấy ở việc những người dân tộc thiểu số chịu tác động sâu sắc như thế nào sau những thảm họa. Lũ lụt và sạt lở đất là những hiện tượng diễn ra định kì trên khắp các tỉnh vùng núi phía Bắc và những nơi nghèo nhất và tập trung đông đồng bào dân tộc nhất luôn chịu tổn thương nặng nề nhất. Sự kiện diễn ra gần đây gây ra sự mất mát nghiêm trọng trên khắp các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Yên Bái và Lai Châu, những nơi mà 80% dân số là người dân tộc thiểu số. Tỉ lệ nghèo đói của người dân tộc thiểu số trong vùng cao một cách bất thường (73% – so với tỉ lệ người nghèo trên cả nước mà người Kinh chiếm đa số là 2.9%). Thảm họa tuần trước khiến 20 người bị thiệt mạng còn thảm họa diễn ra vào tháng 8 năm 2017, hàng chục người chết.
Sau trận bão Katrina lịch sử ở New Orleans năm 2005, Mỹ, truyền thông khiến công chúng sợ hãi về những người da đen và cho rằng cưỡng hiếp và cướp bóc đang diễn ra (trong khi thực tế không phải). Điều này thúc đẩy tinh thần thù địch của người da trắng, họ mang sung và bắn những người da đen. Ảnh: Hai người đàn ông chèo thuyền trên đường bị ngập nước. Mario Tama/Getty Images
Đây là ví dụ cho thấy các nguy cơ thảm họa phần lớn được gây ra bởi con người như thế nào. Cộng đồng các dân tộc thiểu số là những người bị lãng quên ở Việt Nam. Những nỗ lực của chính phủ trong việc hoạch định và đưa ra chính sách giúp cải thiện điều kiện sống của người dân đều chưa đáp ứng đủ tình hình phát triển xã hội và kinh tế đa dạng của người dân tộc thiểu số. Rất nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ sự phát triển, nhưng so với số đông người Kinh, họ vẫn tụt lại đằng sau rất xa.
Các chính sách bởi vậy phải tinh tế hơn và trúng đích hơn, hướng tới những nhu cầu kinh tế xã hội cụ thể của từng cộng đồng. Chỉ khi đó, họ mới mới có thể bắt tay vào giải quyết những khoảng trống trong việc tiếp cận giáo dục, cơ sở vật chất, phương tiện giao thông, y tế và các dịch vụ xã hội khác của người dân. Cách tiếp cận chính sách xơ cứng, hoặc đơn giản, quan liêu từ trên xuống sẽ để lại những hậu quả khó lường. Điều này chính là dẫn chứng của việc con người là nhân tố tạo ra thảm hoạ. Mỗi khi một thảm họa diễn ra, rất ít người phân tích về vai trò của nghèo đói, của sự lề hóa, suy thoái môi trường sống hoặc những quyết định liên quan đến việc sử dụng đất. Điều này cần phải thay đổi.
Hãy cẩn trọng với cách dùng từ
Cách dùng từ ngữ của chúng ta rất quan trọng. Nếu gọi một thảm họa là “thiên tai” thì chẳng ai phải chịu trách nhiệm và rồi chúng ta khỏi phải nghĩ đến những căn nguyên đau đầu. Lý giải những thảm họa là do thiên nhiên thực ra là để trốn tránh việc xác định những nguyên nhân thực sự về xã hội, chính trị và kinh tế.
Ở Việt Nam, ai là người sẽ được hưởng lợi từ cách dùng từ “thiên tai”? Thế lực nào sẽ không hài lòng nếu chúng ta nói nhiều hơn về những nguyên nhân gốc rễ của thảm hoạ thay vì bàn luận nó là do tác động của thiên nhiên? Không ít những người dân Việt Nam không nhận được lợi ích một cách công bằng từ sự phát triển thần kì của đất nước. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng, kéo theo đó là sự rạn nứt trong xã hội, trong khi những tác động môi trường của việc phát triển nóng ngày càng sâu sắc. Những thảm họa thường là kết quả của những quyết sách phiến diện về phát triển kinh tế.
Một cách để quy trách nhiệm cho những nhà hoạch định chính sách là phản ứng với những cách diễn giải và cách dùng từ “thiên tai” đang áp đảo hiện nay. Bất kì khi nào chúng ta nói về thảm họa, chúng ta phải nói về sự dễ bị tổn thương, về sự bất công, về quyền lợi. Nếu cứ tiếp tục sử dụng từ “thiên tai”, chúng ta khó mà có thể làm được điều đó.
Dĩ nhiên, sẽ luôn luôn có sự phản đối cho bất kì gợi ý nào muốn thay đổi quan niệm chính thống. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, sự phản đối việc chấm dứt quan niệm sai lầm về “thiên tai” thường đến từ những người có quyền lực và đặc quyền. Một vài người (chẳng hạn như giới học thuật và báo chí) cảm thấy lợi ích từ việc duy trì cách gọi cũ vì đó là ngôn ngữ của họ và họ cho rằng công chúng không thể hiểu được nếu thay đổi cách gọi. Những người khác (như chính trị gia) là bởi họ cảm thấy có thể bị quy trách nhiệm bởi bất kì những thảo luận nào xoay quanh đến căn nguyên của thảm họa.
Mặc dù công chúng sử dụng khái niệm “thiên tai” này một cách rộng rãi, họ không thực sự bị bó buộc tư duy vào nó. Hầu hết mọi người đều khá hứng thú trong việc thảo luận tại sao những thảm họa không hề tự nhiên và họ hiểu điều đó một cách nhanh chóng.
Những ngộ nhận về thảm họa rất phổ biến
Vấn đề cách dùng từ “thiên tai” không phải là điều duy nhất chúng ta phải đối mặt trong cách công chúng hiểu về thảm họa. Xã hội được hình thành bởi những ngộ nhận mà mọi người đều thừa nhận nhưng thường rất sai lệch.
Những ngộ nhận thường được công nhận là sự thật một cách rộng rãi. Sau đây là một ví dụ điển hình. Khắp nơi trên thế giới, người ta tin rằng trong khủng hoảng, con người cư xử một cách tiêu cực, ích kỉ, vô cảm, phi lí và hoảng loạn. Tuy nhiên, nó không hề khớp với những bằng chứng hiện tại. Những nhà xã hội học về thảm họa đã cho chúng ta thấy hàng thập kỉ nay rằng chúng ta luôn nhìn thấy những nghĩa cử cao đẹp nhất của con người trong những thời điểm đen tối đó. Thực tế cho thấy, cộng đồng đoàn kết với nhau trong một thảm họa.
Giữa thời khắc đau thương, chúng ta chứng kiến điều tốt đẹp nhất trong bản chất con người. Con người thể hiện một ý chí thống nhất. Họ cho đi một cách hào phóng. Họ đối đãi với nhau tử tế. Họ xả thân không chỉ vì gia đình và bạn bè mà còn vì những người hoàn toàn xa lạ. Sau một thảm họa, tỉ lệ tội phạm thường sụt giảm. Những nạn nhân không cướp bóc, chém giết, cưỡng hiếp nhau. Họ đến với nhau.
Chính vùng lân cận nơi thảm họa là những người cứu trợ đầu tiên – điều gần như không bao giờ được nhắc đến bởi truyền thông bởi họ mải chạy theo những đội cứu hộ. Những cộng đồng tự tổ chức và huy động sức người, tạo nên một khả năng mạnh mẽ để bảo vệ, hỗ trợ và phục vụ lẫn nhau.
Nhiều khi chính quyền và những người coi là “chuyên gia” đặt chân đến vùng thảm họa, họ thực sự làm gián đoạn quá trình phục hồi vốn đã rất hoàn chỉnh. Họ thường coi nhẹ sự quan trọng của năng lực tự thân của địa phương.
Vai trò của truyền thông khoa học và phương tiện thông tin đại chúng
Vậy, tại sao chúng ta luôn bị thông tin sai về những thảm họa ? Ngôn ngữ rất quan trọng, nhưng đó mới là một yếu tố. Truyền thông cũng rất hứng thú với những câu chuyện ủy mị và những tiêu đề giật gân. Những thảm họa hiếm khi trở thành tin tức trừ phi số lượng người chết rất lớn. Những thông tin về các quốc gia giàu có thì được ưu tiên hơn là các quốc gia nghèo. Hãy xem số lượng đưa tin về ảnh hưởng của mùa bão Đại Tây Dương tới Mỹ vào năm 2017 với những tác động của nó tới hiện tượng gió mùa trên khắp Nam Á. Hầu hết báo chí đều tập trung đưa tin về nước Mỹ.
Hollywood minh họa mối quan hệ giữa nạn nhân và người cứu hộ trong các câu chuyện về thảm họa và tập trung vào nhu cầu cần phải siết chặt kỉ luật. Hãy nghĩ về bất kì những bộ phim thảm họa nào mà bạn đã từng xem. Những con người chịu tác động thì hoảng sợ, ích kỉ, hành xử phi lý và khao khát sự giúp đỡ. Nó có thể khác xa với thực tế – nhưng nó phục vụ cho mục đích kể chuyện của họ.
Những người có quyền hưởng lợi rất nhiều từ việc phát tán đi những huyền thoại này. Nếu như công chúng tin tưởng một cách rộng rãi rằng những người bị ảnh hưởng bởi các thảm họa sẽ hành xử một cách phi lí, tất cả mọi người đều sẽ không phản ứng gì khi có một lực lượng ra tay để “gìn giữ trật tự”. Đặc biệt là ở Mỹ, có hẳn một lịch sử về việc những hành động bạo lực diễn ra sau các thảm họa là do chính quyền dẫn dắt. Sự sợ hãi sau những thảm họa – thường đến từ những người sợ hãi sẽ bị mất quyền lực và sự kiểm soát, hơn là từ những cộng đồng bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, những gì khoa học về thảm họa chỉ ra không giống như những gì truyền thông hay Hollywood mô tả về các thảm họa. Những nhà làm chính sách biết điều đó nhưng họ không quan tâm. Bởi vậy, tất cả chúng ta phải đòi hỏi những gì tốt hơn thế.
Vậy nên, nếu sau đây khi nào nghe thấy ai đó nói đến “thiên tai”, hãy hỏi lại họ căn nguyên của những thiên tai là gì. Nếu bạn nhìn thấy trong bài viết, hãy thách thức lại tác giả. Chúng ta đều có thể là một phần của những gì tích cực và đem lại sự chuyển đổi trong nhận thức của cộng đồng.
Trên tất cả, quan trọng nhất, chúng ta phải có một cuộc đối thoại đúng vấn đề, đi vào những nguyên nhân thực sự và dám rung động những cơ quan quyền lực.
Hảo Linh dịch, Thái Minh Hằng hiệu đính
Nguyên gốc bản Tiếng Anh:
Challenging disaster myths and destructive narratives
In the Vietnamese language, when we talk about a “disaster” we generally refer to it as a “natural disaster”. But there is an important distinction between the two. A failure to differentiate leaves us discussing people’s loss, pain and suffering in a certain way. Often, we think of it as a result of the “wrath of Mother nature”. Perhaps we even call it “the will of God”.
When we focus on the “natural” we often neglect to discuss the social, economic and political parts of disasters.
My work investigating the root causes of disasters has led me to argue that they are actually quite unnatural. They are the result of human decisions about risk in society, about consumption, about rights and about ownership.
Sadly, disasters are inevitable in a world of increasing inequality.
Disasters aren’t natural
It is not a new concept to say that disasters are not natural. Jean-Jacques Rousseau was the first person on record to make this observation in 1756, after an earthquake and tsunami devastated Lisbon, Portugal. He argued that the casualties were due to the decisions and behaviours of people rather than nature.
Over the next 200 years, disasters were nevertheless discussed as natural or as acts of God. In the 1970s, scientists in various fields began to challenge this orthodox narrative. Since then, there have been constant challenges to the dominant position, but the terminology has only become more entrenched. There are now hundreds of thousands of references to “natural disaster” in the scientific literature.
So, what does make a disaster? Disasters often have natural triggers, and that is where we get this popular phrase “Natural disaster”. Hazards such as tsunamis, typhoons, bushfires and earthquakes do of course occur naturally. But disaster risk is determined by a combination of 2 things – 1) the hazard and 2) the vulnerability of the people in harm’s way.
The truth is that around the world the victims of disasters are disproportionately impoverished, live in low-income countries and are marginalised in their society based on class, gender, religion, ethnicity and disability. And this is the way that societies are designed.
The most vulnerable suffer
Disaster impact is shaped by levels of human vulnerability. People are vulnerable for many reasons, but not because they choose to be. More often than not, someone else has made the decisions that determine their level of risk.
Injustice is built into our societies. In Vietnam we have only to look at how profoundly disasters impact on ethnic minorities. Flooding and landslides affect northwestern Vietnam periodically. In the past week, more than 20 people lost their lives, while in August 2017 dozens were killed.
These disasters cause severe hardship across provinces like Son La, Dien Bien, Yen Bai and Lai Chau. 80% of the population there belong to ethnic minorities. The poverty rate among ethnic minorities is unusually high in the region (73% – compared to a nationwide 2.9% for Kinh majority).
This is an example of how disaster risk is largely man-made. Ethnic minorities are often forgotten people in Vietnam. Attempts by the government to design policy measures to improve living standards often fail to recognise the diverse socio-economic development experience of ethnic minorities. Many ethnic minority communities have indeed benefited from development, but compared to the Kinh majority they have overwhelmingly been left behind.
Policy must therefore become more nuanced and targeted towards the specific socio-economic needs of each ethnic minority. Only then can the government start to address deficiencies in access to education, infrastructure, transportation, health care and other services. Inaction, or a simplistic and bureaucratic approach, has consequences. It is people that create disasters.
Every time a disaster occur, few people look into the role of poverty, marginalisation, environmental degradation or land use decisions in their analysis. This needs to change.
The injustices that people face define their day to day living conditions. This is how they end up living with a high level of risk. If we really want to understand the root causes of disaster, our starting point needs to be this – political, social and economic disadvantage.
These conditions are imposed on the vulnerable. It’s as simple as that. And this is where calling disasters “Natural” can be so dishonest and misleading.
Myths about disaster are commonplace
The “natural disaster” issue is not the only problem that we are facing in terms of how the public understands disasters. Society is shaped by certain prevailing narratives that are so often misleading.
Myths are widely accepted as truth. Here is a prime example. Around the world it is widely held that people behave negatively in crisis; selfishly, without compassion, irrationally and in panic. However, this simply does not fit with the available evidence. Disaster sociologists have been telling us for decades that we always see the best of human behaviour in such times. The reality is that communities come together in a disaster.
In the midst of trauma, we see the best of human “nature”. People demonstrate solidarity. They give generously. They serve each other. They sacrifice not only for their family and friends, but for complete strangers. After a disaster there is a decline in crime. Victims do not loot, rape and murder. They come together.
Neighbours become first responders – something almost never picked up by the media as their stories follow international rescue teams. Communities organise and mobilise and utilise their incredible capacity to protect and assist and serve.
Sometimes when the authorities and so-called “experts” finally arrive, they actually disrupt a recovery process that is already well advanced. They often fail to recognise the importance of local capacity.
Importance of language
The words that we use are important. If a disaster is “natural” then nobody is accountable. We don’t have to think about uncomfortable root causes. Explaining disasters away as “natural” can actually prevent action to address the real root social, political and economic root causes.
In Vietnam, who benefits from this language? Which powerful interests would be unhappy if we were to speak more about the root causes of disaster rather than “nature”? Vietnam’s rapid development is not benefiting everyone equally. Inequality is growing, causing fractures in society, while the ecological impacts of rapid growth are profound. Disasters are often preceded by poor development decision-making.
One way to keep decision-makers accountable is to question the dominant narrative and language. Every time that we talk about any disaster we should be talking about vulnerability and injustice and rights. This rarely happens when we use the language of “natural disasters”.
Of course, there is always opposition to any suggestion to change the status quo. But in my experience, the opposition to abandoning the falsehood of “natural disaster” comes from those in positions of power and privilege. Some (for example academics and journalists) derive benefit from maintaining the language, because it is central to their vocabulary and they claim that it is all that the public understand. Others (for example politicians), because they might be challenged by any discussion of disaster root causes.
Although the public also commonly use this language, they are not invested in it. Most people are actually quite interested to discuss why disasters are not natural and they understand quickly.
Role of science communication and the media
So why are we so misinformed about disasters? The language is important, but it is only one factor. The media are also out for sensational stories and headlines. Disasters rarely make the news unless there is a large death toll. Rich countries are prioritised over poor ones. Consider the relative coverage of the impact of the Atlantic hurricane season on the United States to the 2017 monsoon impacts across South-Asia. Most of the media focused on the U.S.
Hollywood depicts a rescuer/victim dynamic in disaster narratives and focuses on the need to maintain law and order. Think of any disaster movie that you have watched. The people affected are panicking, selfish, irrational, helpless. This couldn’t be further from reality – but it serves a purpose to sell such a story.
Those in power have a lot to gain from perpetuating these myths. If the wider public believes that communities affected by disaster are behaving antisocially, they will not complain when force is used to “keep the law”. In the U.S. in particular, there is a history of authority-led violence after disasters. There is panic after disasters – but it comes from those afraid to lose power and control, rather than from affected communities.
Ultimately, what disaster science tells us just doesn’t square with the way that disasters are portrayed in the media or by Hollywood. Policy-makers know this and are not concerned. Therefore the rest of us must demand better.
So the next time you hear someone say “natural disaster”, inquire as to what the real cause of the disaster might be. If you see it in writing, challenge the author. We can all be a part of something positive here and shift the public discourse.
Most important of all, we need to be having the right conversation; one that is about root causes and shakes the halls of power.