Các hạt sol khí làm mát khí hậu ít hơn chúng ta nghĩ
Tác động của các hạt sol khí trong những đám mây trong bầu khí quyển và khí hậu có thể phức tạp hơn những gì chúng ta biết trước đây. Đó là kết luận của nhà nghiên cứu về mây Franziska Glassmeier của trường đại học Công nghệ Deft (TU Delft).
Kết quả nghiên cứu của chị được đăng trên Science “Aerosol-cloud-climate cooling overestimated by ship-track data”,
Những tầng mây bao phủ các đại dương vùng cận nhiệt đới ở một phạm vi lớn. Chúng có thể làm mát trái đất bởi chúng phản xạ ánh nắng mặt trời trở lại không trung. Ô nhiễm không khí trong hinh thức của các sol khí – các hạt lơ lửng trong khí quyển – có thể góp phần gia tăng hiệu ứng làm mát này bởi nó khiến các đám mây sáng lên. Hiệu ứng làm mát của ô nhiễm là điều bù đắp cho phần hiệu ứng làm nóng của các khí nhà kính. Tuy nhiên hiệu ứng này chính xác như thế nào là một trong những điểm bất định lớn nhất mà các nhà nghiên cứu khí hậu phải đối mặt.
Những đường vận chuyển
Một hình dung nổi bật về các đám mây trở nên sáng hơn (vì các sol khí) là do vận chuyển phát thải theo hình thức của “các đường vận chuyển”. Có thể thấy chúng dưới hình dạng những đường sáng hơn bên trong một đám mây bao phủ lên các phần vận chuyển ô nhiễm truyền qua dưới các đám mây. “Những đường vận chuyển là một ví dụ tốt về các hiệu ứng sol khí theo cách quen thuộc và cách chúng vẫn được tái hiện trong những mô hình khí hậu phổ biến”, Glassmeier nói. Nhưng theo các nhà nghiên cứu về mây thì các đường vận chuyển không nói với chúng ta toàn bộ câu chuyện.
“Vấn đề là ban đầu các đám mây trở nên sán hơn nhưng sau đó chúng băt đầu trở nên mỏng hơn và ít sáng hơn. Các đường vận chuyển biến mất trước khi chúng ta có thể quan sát hiệu ứng mờ nhạt này”. Để xác định được về tổng thể hiệu ứng khí hậu của ô nhiễm không khí, vốn bền vững hơn đường vận chuyển có thể quan sát, họ đã tạo ra một bộ dữ liệu mở rộng về các mô phỏng mây một cách chi tiết. Tại tâm điểm của nghiên cứu, các nhà khoa học đã thiết kế một cách làm mới hết sức thông minh để so sánh các đám mây mô phỏng của ho với những hình ảnh vệ tinh. Rất nhiều ảnh vệ tinh chứa thông tin về hiệu ứng sol khí lên các đám mây ở khắp toàn cầu nhưng vô cùng khó để lý giải.
Nhà nghiên cứu về mây Franziska Glassmeier của trường đại học Công nghệ Deft (TU Delft)
Sự đánh giá quá mức
“Kết luận của chúng tôi là hiệu ứng làm mát của sol khí lên mây đã bị đánh giá quá mức khi chúng ra phụ thuộc vào dữ liệu đường vận chuyển”, Glassmeier nhận xét. “Các đường vận chuyển đơn giản là quá ngắn ngủi để đem lại ước tính về sự sáng lên của mây”. Nguyên nhân dẫn đến điều này là dữ liệu đường vận chuyển không tính đến sự suy giảm về độ dày của mây khi ô nhiễm trên diện rộng xuất hiện. “Để định lượng một cách chính xác những hiệu ứng này và có các dự đoán khí hậu tốt hơn, chúng ta cần cải thiện cách tái hiện các đám mây trong các mô hình khí hậu”, Glassmeier giải thích rõ hơn.
Nghiên cứu này có nhiều ý nghĩa về kỹ thuật khí hậu. Kỹ thuật khí hậu biểu thị các can thiệp có mục tiêu, phần lớn mang tính lý thuyết, vào hệ thống khí hậu với mục đích làm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Một ví dụ của phương pháp kỹ thuật khí hậu là việc làm sáng các đám mây có chủ đích thông qua các phát thải của sol khí từ muối biển, hay còn được biết đến như làm sáng mây trên biển. “Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngay cả trong các thuật ngữ về mây thì việc làm sáng mây trên biển có thể không diễn ra dễ dàng như người ta tưởng. Một cách làm ngây thơ có thể thậm chí đem đến kết quả là mây tối đi và trái ngược với mục tiêu hướng đến”, Glassmeier nói. “Dĩ nhiên chúng tôi phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về tính khả thi và rủi ro của nhiều phương pháp. Vẫn còn nhiều điều để nghiên cứu về cách các hạt sol khí nhỏ bé ảnh hưởng đến mây và cuối cùng là khí hậu”.
Anh Vũ tổng hợp
Nguồn: https://phys.org/news/2021-01-aerosol-particles-cool-climate-thought.html
https://science.sciencemag.org/content/371/6528/485/tab-figures-data