Nhiễm COVID dù đã tiêm chủng: Vaccine vẫn giúp không tăng nặng và không tử vong

Chile, Bahrain hay Mông Cổ có tốc độ tiêm chủng nhanh hơn nhiều nước tuy nhiên vẫn bị lây nhiễm trở lại. Điều đó đáng lo ngại tới mức nào?


Thực ra các nước như  Seychell, Chile, Bahrain và Mông Cổ đã thực hiện chiến dịch hết sức đúng đắn. So với một số nước công nghiệp giàu có, họ đã tổ chức tiêm chủng thành công ngoài mong đợi, tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 1 liều đạt từ 62% ở Bahrain và 72 % ở Seychell.

Số người đã tiêm đủ hai mũi cũng khá cao so với thế giới, vi dụ  52% ở (Chile) cho tới  68% (ở Seychell). Tuy nhiên tình hình đại dịch ở cả bốn nước này đều không tốt.

Các nước này vẫn có số ca lây nhiễm mới cao bất thường: Tại Seychell có bình quân 1438 trên 1 triệu người, tại Mông Cổ là 735, tại Chile 275 và tại Bahrain 264 người. Để so sánh, tỉ lệ này ở Đức tỷ lệ khoảng 10 người trên 1 triệu, còn Israel có tỷ lệ tiêm chủng cao tương đương bốn nước kia tuy nhiên cũng chỉ có khoảng 10 người trong 1 triệu dân bị lây nhiễm. Câu hỏi đặt ra là tại sao bốn nước nói trên lại không thành công? Tại sao tỷ lệ tiêm chủng cao mà không giảm đáng kể số ca lây nhiễm?

Cả bốn nước sử dụng chủ yếu vaccine của Trung Quốc vì tiếp cận các loại vaccine của Trung Quốc dễ dàng hơn so với các loại vaccine do Châu Âu hoặc Hoa Kỳ phát triển như vaccine của Biontech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Trung Quốc đã xuất khẩu 760 triệu lọ triệu vaccine của hãng Sinovac và Sinopharm, trong đó đã giao được 300 triệu lọ. 80% số bán ra chủ yếu cho thị trường Nam Mỹ cũng như cho một số nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

WHO đã đưa hai loại vaccine của Trung Quốc vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Trong đó vaccine của Sinovac đạt hiệu quả tương đối thấp, giúp bảo vệ chống lây lan vào khoảng 51% trong một thí nghiệm ở Brazil; còn Sinopharm đạt mức cao hơn rõ rệt, khoảng 79%. Ngay hồi tháng tư người phụ trách chống đại dịch corona của Trung Quốc là Gao Fu đã gây xôn sao dư luận khi thừa nhận hiệu lực bảo vệ của vaccine Trung Quốc không đặc biệt cao. 

Tuy vaccine của Trung Quốc hiệu lực không cao nhưng không có nghĩa là vô dụng. Vì trong trường hợp bị lây nhiễm và có tiêm chủng bằng vaccine của Trung Quốc thì tiến triển bệnh nhẹ hơn nhiều so với người không tiêm chủng. Tuy nhiên với các loại vaccine hiệu lực thấp thì khó đạt được miễn dịch cộng đồng như mong muốn.  

Đây có thể là nguyên nhân của một số vụ bùng phát  lây nhiễm mới ở Nam Mỹ, Beate Kampmann, người phụ trách Trung tâm tiêm chủng của Trường Vệ sinh dịch tễ và Y học nhiệt đới London cho biết. Vaccine Trung Quốc có thể không thích hợp với việc ngăn ngừa lây lan, ít nhất cho đến khi tất cả mọi người tiêm phòng đầy đủ. 

Còn một yếu tố nữa dẫn đến tỷ lệ người bị lây nhiễm bệnh cao ở Chile, Bahrain, Mông Cổ và Seychell. Người dân và các cơ quan quản lý ở đây quá lạc quan, vui mừng vì đã tiêm chủng sớm và nhanh chóng với tỷ lệ tiêm chủng cao, từ đó chủ quan sao nhãng các biện pháp phòng chống dịch. 
Batbayar Ochirbat, nhà khoa học thuộc Ban tư vấn khẩn cấp trong Bộ Y tế Mông Cổ đã trả lời tờ New York Times: “Tôi cho rằng người dân Mông Cổ đã ăn mừng quá sớm, đây là điều mà người dân các nước khác có thể rút ra bài học từ Mông Cổ. Lời khuyên của tôi là, chỉ ăn mừng khi đã kết thúc hoàn toàn chiến dịch tiêm chủng. Đó là bài học mà chúng tôi đã rút ra được. Đúng là đã có sự tự tin thái quá”.  

Xuân Hoài lược dịch

Nguồn bài và ảnh: https://www.welt.de/politik/ausland/plus232082511/Infektionen-trotz-Impfung-Es-gab-zu-viel-Zuversicht.html?source=k309_controlTest_autocurated 

Tác giả