Robot phân loại rác, một công việc mới

Phân loại rác là một vấn đề mà lâu nay những đô thị lớn “đau đầu”, vì đây là một công việc dơ bẩn và nguy hiểm.

Khủng hoảng do Trung Quốc hạn chế nhập rác thải đã được công nghệ phân loại rác giải quyết vấn đề.

Công nhân tái chế rác là những người có khả năng bị thương cao gấp hai lần và tỷ lệ tử vong cao ở nhiều nước.

Với sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo (AI), các robot phân loại rác giỏi hiện nay đang chuyển vào các nhà máy tái chế trên toàn nước Mỹ. Được các hệ thống camera và máy tính hướng dẫn để nhận ra các sự vật cụ thể, các cánh tay robot trượt trên các băng chuyền chuyển động cho đến khi chúng đạt mục tiêu. Những bầu hút và những cái kẹp quá khổ gắn vào các cánh tay robot sẽ nhặt lon, hộp thuỷ tinh, hộp nhựa và các loại có thể tái chế khác ra khỏi đống rác, sau đó bỏ chúng vào các thùng rác gần đó. Trượt, kẹp lấy, nâng lên.., trung bình mỗi một giây các cánh tay nhận diện một mục tiêu mới và lấy ra khỏi đống rác.

Các robot giờ đây chính xác như một công nhân vệ sinh thực thụ nhưng công suất nhanh gấp đôi. Với những cải tiến đang tiếp diễn về năng lực phát hiện và lấy ra các vật cụ thể của các robot, chúng có thể trở thành một lực lượng mới trong nỗ lực phân ra hàng chục triệu tấn vật liệu tái chế từ các bãi chôn lấp hoặc lò đốt mỗi năm. “Vẫn còn quá sớm nhưng tôi rất lạc quan trong tương lai về robot phân loại rác thải”, John Standish, giám đốc kỹ thuật của hiệp hội Tái chế nhựa ở Washington, D.C., nói với NBC News.

Thời điểm thích hợp

Trung Quốc, nước nhập khẩu các vật liệu tái chế hàng đầu thế giới đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu hồi tháng giêng vừa qua, khi họ ngưng nhập một số thứ rác thải do các quan ngại về môi trường. Trong khi đó, một số cơ sở tái chế ở Mỹ đóng cửa… Hàng đống rác thải chất cao khi các nhà xuất khẩu chưa tìm ra người mua các mặt hàng chất thải như giấy tổng hợp, nhựa và các vật liệu khác…

Để tìm ra lối thoát cho chất thải, các hãng sản xuất robot: AMP Robotics ở Denver; Bulk Handling Systems of Eugene ở Oregon và ZenRobotics ở Helsinki, Phần Lan, các robot phân loại rác thải đã được đưa ra thích hợp. Giám đốc điều hành của ZenRobotics Timo Taalas nói với chương trình NBC News MACH: “Các thứ tái chế hiện nay phải sạch hơn và phải được phân loại tốt hơn”.

ZenRobotics hiện đã lắp đặt hệ thống robot phân loại rác tại hai nơi ở Mỹ và tại mười nước khác. Con robot Heavy Picker lớn nhất của hãng này có thể nâng các vật nặng gần 30kg bằng cánh tay có gắn kẹp, đặc biệt hữu dụng khi phân loại rác xây dựng. Robot có các cánh tay nhện
sử dụng bầu hút như một thứ kẹp đã được triển khai tại ba điểm ở Mỹ và ba điểm ở châu Âu.

Trên tuyến tiên phong

Các dây chuyền tại các nhà máy sản xuất đã có “công nhân” robot từ lâu. Nhưng mãi gần đây, việc “tách gỡ” các đống rác thành từng phần riêng biệt là một vấn đề khó. Chưa kể ở các đô thị cho phép người dân đổ tất cả rác vào một thùng rác chung – có nghĩa là các cơ sở tái chế nhận được một “nùi” các thứ dơ bẩn và những thứ không thể dự báo trước đáng ra phải được phân loại tại chỗ, trước khi chúng được đem đi tái chế.

Nhiều công ty công nghệ đã đưa ra các giải pháp phân loại rác bằng cách ghép nối các camera và các robot với các thuật toán máy tính sử dụng công nghệ “học sâu” để cải thiện phân loại rác. “Nhưng với tốc độ tính toán và học sâu của AI, cho phép máy tính nhìn chính xác vào một vỏ chai đã bị dập và nhận ra đó là chai Coca-Cola, để từ đó điều khiển robot hoạt động”, Standish nói.

Matanya Horowitz, CEO của AMP Robotics nói với NBC News: công ty huấn luyện từng robot Cortex bằng cách đưa cho chúng hàng ngàn mẫu vỏ chai, lon, vỏ hộp và các thứ khác. “Cortex học nhận diện toàn bộ các vật liệu đó. Nó học cách nhìn logo, hình dáng và kết cấu”, Horowitz nói.

Horowitz cho biết hệ thống Cortex đang được sử dụng ở ba nhà máy tái chế của Mỹ, có thể khấu hao trong vòng ba năm. Steve Miller, CEO của Bulk Handling Systems, hãng làm ra robot phân loại rác MAX-AI nói rằng, nhu cầu phân loại rác thải đã đành thức ngành công nghiệp sản xuất robot với nhiều sản phẩm đang được đặt hàng. Nếu các robot tỏ ra đắc lực, rác thải sẽ ít đi.

Trần Bích (theo TGTT)

Tác giả

(Visited 40 times, 1 visits today)