Nghĩ lại cách tính GDP

18 tháng trước, Tổng thống Pháp Nicolas Sarcozy thành lập một Ủy ban quốc tế về Đo lường các tiến bộ kinh tế và xã hội (Commission on the Measurement of Economic Performance and Social Progress). Điều này chứng tỏ ông không hài lòng, và cả nhiều người khác nữa, về tình trạng thống kê về kinh tế của Nhà nước Pháp. Vào 14/9 vừa qua, Ủy ban đưa ra bản báo cáo dài đầu tiên mà nhiều người đang mong đợi.

Vấn đề lớn nhất trong chuyện này liên quan tới việc liệu GDP có phải là phương tiện tốt nhất để “đong đếm” được các tiêu chuẩn sống? Trong nhiều trường hợp, các dữ liệu thống kê GDP dường như chỉ đưa ra gợi ý rằng nền kinh tế đã làm được nhiều điều tốt hơn cái cảm nhận của phần lớn các công dân. Hơn nữa, việc tập trung vào GDP lại tạo ra các xung đột: Các lãnh đạo chính trị nói rằng cần phải luôn đẩy nhanh mức tăng trưởng GDP lên nhưng các công dân lại đòi hỏi là cần phải chú ý nhiều hơn tới vấn đề an ninh, giảm ô nhiễm môi trường, và đại loại những vấn đề như thế-những thứ có thể khiến tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống.
Thực tế là GDP không phải là phương tiện tốt nhất để đánh giá mức độ phúc lợi có được của con người (công dân), thậm chí chưa phải thứ tốt nhất để đánh giá hoạt động của thị trường. Nhưng nó lại là phương tiện được thừa nhận từ rất lâu nay. Nhưng những thay đổi trong xã hội và kinh tế đang khiến những vấn đề này nổi lên rõ hơn…
Thí dụ, ở một trong những khu vực quan trọng như Chính phủ, chúng ta (người Mỹ) thường đo lường hiệu quả công việc cuối cùng (output) bằng các con số đầu vào (inputs). Nếu Chính phủ tiêu nhiều tiền hơn, ngay cả khi hiệu quả thu được kém hơn, thì các con số thu được vẫn cứ đi lên. Trong vòng 60 năm qua, phần thu được của Chính phủ trong GDP đã tăng lên (về căn bản). Như vậy, liệu có liên quan gì từ một vấn đề nho nhỏ trước kia, giờ đã trở thành một vấn đề khá lớn?
Cũng vậy, đối với chất lượng các tiến bộ thu được từ việc tăng trưởng GDP hiện nay. Nhưng đánh giá chất lượng tăng trưởng quả là một điều khó…
Một thay đổi đáng chú ý trong hầu hết các xã hội là việc tăng trưởng không đồng đều. Nếu như một số chủ ngân hàng giàu lên, thu nhập trung bình của họ tăng lên trong khi thu phần của phần lớn các cá nhân khác lại giảm xuống. Như vậy, cách tính GDP bình quân không phản ánh được điều đang xảy ra đối với mọi công dân.
Chúng ta sử dụng giá cả thị trường để đánh giá hàng hóa và dịch vụ. Nhưng… hãy nhìn vào lợi nhuận trước khủng hoảng của các ngân hàng-thường chiếm 1/3 lợi nhuận của toàn bộ các tổ chức tài chính, chúng thường xuất hiện như một điều kỳ diệu.
Nhận thức này gợi ra những hướng mới, không chỉ cho lĩnh vực đo lường tiến bộ, mà cả trong những suy luận khác mà chúng ta có thể có. Trước khủng hoảng, khi tăng trưởng của nước Mỹ được coi là mạnh mẽ hơn ở châu Âu, rất nhiều người châu Âu cho rằng châu Âu nên theo hình mẫu của nước Mỹ.
Nhưng tất nhiên, bất cứ người này muốn điều này khi nhìn thấy thực tế các gia đình người Mỹ “tăng trưởng” trong nợ nần thì chắc cũng muốn rời xa cái ý định nhìn thành công từ bề ngoài, được tạo ra bởi các con số thống kê liên quan tới GDP.
Những tiến bộ trong lĩnh vực phương pháp học gần đây cho phép chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn đến những điều thực chất đem lại phúc lợi cho các công dân. Những nghiên cứu này, thí dụ như kiểm tra và định lượng rõ ràng nhất những gì có thể: việc thất nghiệp rõ ràng có ảnh hưởng nhiều hơn bản thân việc người ta bị mất nguồn thu nhập. Chúng cũng chứng tỏ tầm quan trọng của quan hệ xã hội. Bất cứ phương tiện đo lường nào về mức độ phúc lợi mà chúng ta đang có đều phải tính đến tầm quan trọng của sự bền vững… Các tính toán ở tầm quốc gia cũng cần phản ánh sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên và sự hủy hoại của môi trường.
Công việc thống kê có mục đích là tóm tắt lại những gì đang diễn ra trong thế giới phức tạp của chúng ta thành một số con số có thể dễ dàng diễn dịch được. Nhưng cũng có điều rõ ràng là không thể giản lược mọi thứ trở thành một con số đơn giản: GDP. Nghiên cứu của Ủy ban Đo lường tiến bộ kinh tế và xã hội nói trên chắc chắn phải đưa ra được cách để tạo ra một loạt các chỉ số có khả năng biểu đạt đồng thời cả yếu tố phúc lợi (xã hội) và (phát triển) bền vững…
H.A dịch (nguồn: Economist’ s View)
———————–
* Nhà kinh tế Mỹ, Giáo sư Đại học Columbia (Mỹ), người đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2001

Tác giả