Bốn nguyên tắc của Hiến pháp Pháp

 Cộng hòa Pháp là một quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời ở châu Âu. Nhằm xây dựng “nhà nước của dân, do dân và vì dân”, Hiến pháp Pháp dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:

 

Một là, Hiến pháp bảo vệ quyền con người

Nguyên tắc cơ bản đầu tiên đó là quyền cơ bản nhất của chon người được bảo vệ. Trong khi các quốc gia có xu hướng liệt kê các quyền con người được bảo vệ, thì Lời mở đầu của Hiến pháp Pháp năm 1958 đã viện dẫn 2 văn bản quan trọng về quyền con người: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789” và “Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1946”.

Tuy nhiên, quyền sống, tự do và bình đẳng được xem là thiêng liêng, là nguyên tắc của phẩm hạnh con người, và được củng cố bằng các quyền kinh tế và Theo Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, các quyền tự do cá nhân là vĩnh viễn và chưa đầy đủ. Vĩnh viễn theo nghĩa các quyền sẽ tồn tại, gắn với mỗi con người, mà không bị tước đoạt. Chưa đầy đủ nghĩa là việc liệt kê các quyền con người chỉ mang tính tương đối, chưa có một thước đo hoàn chỉnh nào có thể liệt kê được tất cả các quyền con người. tham gia vào đời sống xã hội dưới hình thức tập thể và cá nhân riêng lẻ.

Ngoài ra, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 và Hiến pháp Pháp năm 1946 đã đưa ra các quy định khá cụ thể để bảo vệ các quyền con người, cũng như các quy định vừa mở để phù hợp với sự phát triển của nhận thức, công nghệ…, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận chưa được đề cập trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nhưng nhờ những quy định mở, mà quyền này cũng được xem là bất khả xâm phạm.

Để bảo vệ các quyền con người, Hội đồng Hiến pháp có nhiệm vụ đảm bảo tất cả các luật được thông qua bởi Nghị viện phải phù hợp với Hiến pháp và các văn bản mà Hiến pháp viện dẫn.

Hội đồng Hiến pháp có chín thành viên. Tổng thống bổ nhiệm ba, Chủ tịch Quốc hội bổ nhiệm ba và Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm ba. Ngoài vai trò bảo vệ Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp còn có chức năng bảo đảm các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu cử Nghị viện và Trưng cầu dân ý được thực thi đúng pháp luật.

Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng Hiến pháp là chín năm (không bị bãi nhiệm và không được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ). Điều này đảm bảo các thành viên độc lập, không bị chi phối bởi những người đã bổ nhiệm trong các tranh chấp chính trị và tư pháp.

Hai là, Hiến pháp phân quyền

Theo quy định của Điều 16 của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789, Hiến pháp, theo tinh thần Học thuyết Montesquieu, phân chia quyền lực. Quyền lập pháp được trao cho Nghị viện, quyền hành pháp trao cho Tổng thống và Thủ tướng, quyền tư pháp trao cho Tòa án.

Nhánh lập pháp: bao gồm Quốc hội (the National Assembly) và Thượng viện (the Senate)
Quốc hội được bầu thông qua phổ thông trực tiếp, dựa trên nguyên tắc đa số. Mỗi dân biểu được lựa chọn từ một khu vực cử tri, hay nói cách khác, một khu vực nhất định chỉ có một dân biểu đại diện. Điều này tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc”. Nếu một vài dân biểu đại diện cho một khu vực, rất khó để xác định trách nhiệm của các dân biểu.

Trong khi dân biểu của Quốc hội đại diện cho người dân thì các Thượng nghị sỹ đại diện cho các quyền lực địa phương (bao gồm chính quốc Pháp và cả người có quốc tịch Pháp sinh sống ở nước ngoài). Thượng nghị sỹ được bầu thông qua phổ thông gián tiếp, bởi các dân biểu địa phương. Thượng nghị sỹ có nhiệm kỳ 9 năm, và cứ 1/3 trong tổng số 321 Thượng nghị sỹ sẽ được bầu lại 3 năm/lần.

Nhánh hành pháp: Quyền hành pháp được trao cho Tổng thống và Thủ tướng.

Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho quốc gia. Các quyền quan trọng của Tổng thống bao gồm: Bổ nhiệm Thủ tướng, và các thành viên của Chính phủ theo đề xuất của Thủ tướng. Ngoài ra, Tổng thống có quyền kêu gọi trưng cầu dân ý, giải tán Quốc hội (tuy nhiên, không có quyền giải tán Thượng viện), đàm phán và thông qua các hiệp ước quốc tế, hay đề xuất sửa đổi Hiến pháp, vạch ra các chính sách quan trọng cho Chính phủ.

Tuy nhiên, quyền lực quan trọng nhất của Tổng thống bắt nguồn từ nhân dân thông qua bỏ phiếu phổ thông trực tiếp. Nếu ứng viên dành được đa số tuyệt đối (quá bán/tổng phiếu), thì ngay lập tức trở thành Tổng thống.

Trong trường hợp không có ứng viên nào dành được đa số tuyệt đối, thì 2 ứng cử viên dẫn đầu sẽ tham gia vòng thứ hai. Trong lần bầu thứ hai này, người nào dành được đa số tuyệt đối sẽ chiến thắng, trở thành Tổng thống.

Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm. Thủ tướng điều hành công việc hàng ngày của chính phủ, chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội.

Nhánh Tư pháp:

Nghĩa vụ của Thẩm phán Pháp bao gồm: giải thích và áp dụng pháp luật. Hiến pháp bảo đảm các Thẩm phán độc lập và có một địa vị đặc biệt.

Pháp có hệ thống tư pháp kép, song song nhưng hệ thống cấp bậc riêng biệt: Các Tòa Dân sự và các Tòa Hình sự (cao nhất là Tòa Phá án (Court of Cassation); và các Tòa Hành chính, xét xử các tranh chấp giữa các cơ quan công quyền và cá nhân (đứng đầu bởi Conseil d’Etat). Ngoài ra, còn có Tòa Kiểm toán (Audit Court) với các trách nhiệm trong lĩnh vực ngân sách và tài chính.

Ba là, chế độ Đại nghị duy lý

Chế độ Đại nghị duy lý được hiểu là trong mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện thì Chính phủ có nhiều cách để thúc ép Nghị viện thông qua chính sách.

Chính phủ không e ngại khi đối diện với Nghị viện bởi các thành viên của Nghị viện chịu sức ép từ Chính phủ (cùng Đảng). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thành viên này có thể lựa chọn khác, khi lợi ích của Đảng xung đột lợi ích nhân dân.

Chế độ này bảo đảm sự ổn định và quyền lực của số đông (power of the majority block).

Cuối cùng, Hiến pháp bảo đảm mối quan hệ trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với người dân

Người dân (người bị trị) chọn nhà cầm quyền thông qua bầu cử.  Nhà cầm quyền đưa ra chính sách để điều hành.  Nhà cầm quyền chịu trách nhiệm giải trình trước dân (nếu nhà cầm quyền không thực hiện được như nguyện vọng của dân, thì họ sẽ không dành được phiếu trong cuộc bầu cử sau).

Lời kết

Rõ ràng, với những nguyên tắc: Bảo vệ quyền con người, Phân quyền, Chế độ Đại nghị duy lý, Bảo đảm trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với người dân, Hiến pháp Pháp thực sự là khế ước xã hội bảo vệ các quyền lợi của các thành viên trong xã hội, cũng như đã xây dựng được một mô hình phân quyền hợp lý giữa các nhánh quyền lực. Có như vậy, người trao quyền (nhân dân) mới thực sự làm chủ, không bị mất quyền sau khi trao quyền. Những nguyên tắc này, về cơ bản, cũng là xu hướng chung trong Hiến pháp của nhiều nước dân chủ trên thế giới như Đức, Thụy Điển, Bồ Đào Nha…

Tác giả

(Visited 7 times, 1 visits today)