Cần một chiến lược xây dựng văn hóa làng
Với cuộc đô thị hóa rầm rộ hiện nay và sẽ kéo dài vài thập niên nữa, nông thôn-làng xã mới thật sự "khủng hoảng" và biến đổi căn bản về chất. Khoảng trên 80% di sản vật thể là ở Làng. Nổi bật là các công trình kiến trúc đình, chùa, đền, miếu, nhà ở, điêu khắc và các làng nghề thủ công.
Các nghề thủ công biến dạng để hòa nhập kinh tế thị trường. Truyền thống của nó sẽ được bảo tồn trong các dòng sản phẩm mới. Thuận lợi là thị trường đòi hỏi tính độc đáo truyền thống của các nghề nên càng bảo tồn tốt càng giàu có hơn. Ngược lại các di sản khác không có đất sống và sẽ là các di sản “chết”. Việc trùng tu, phục chế, bảo quản, sử dụng và xây mới đều hết sức bế tắc. Mất cắp, bị phá bỏ, bị trùng tu sai, phục chế hỏng và xây mới kiểu “làm đồ giả cổ” đang được báo động từ Chùa Bút Tháp, chùa Dâu, Yên Kinh, Yên Tử, thành Sơn Tây… tới các làng miền Trung và miền Nam, các di sản của người Việt, người Chăm, người K’me, người Hoa, người Tây Nguyên… Tất cả đều nằm trong báo động đỏ.
Cũng khoảng 80% di sản phi vật thể là sản phẩm từ làng. Nay lớp “tinh hoa” của làng sẽ bỏ đi hết, người làng còn lại học làm người thành thị và người toàn cầu ngay ở làng. Trước đây người làng hưởng thụ văn hóa ở làng, của làng, sáng tạo văn hóa ở làng. Từ quan họ tới hò, vè, ca dao dân ca, từ cồng chiêng tới tuồng, chèo, múa… đều “ra tỉnh” và được cải biên thành “sản phẩm du lịch”. Đại bộ phận các lễ hội cũng vậy. Đặc biệt sức sáng tạo văn hóa ở làng, của làng suy giảm đến kiệt quệ hẳn. Những di sản mấy trăm năm ngày nay bị chính dân làng chối bỏ. Thanh niên làng không thích chèo hay quan họ bằng phim hành động và game online. Cơ cấu sản xuất và hưởng thụ văn hóa làng của làng muốn hay không cũng đang bị xoá bỏ. Niềm say mê và niềm tự hào về văn hóa của làng mình đã rời bỏ mỗi người dân làng. Chiến lược phát triển nông thôn cần một chiến lược xây dựng đời sống văn hóa ở Làng mới mong vớt vát được phần nào những gì cha ông để lại.
Cũng khoảng 80% di sản phi vật thể là sản phẩm từ làng. Nay lớp “tinh hoa” của làng sẽ bỏ đi hết, người làng còn lại học làm người thành thị và người toàn cầu ngay ở làng. Trước đây người làng hưởng thụ văn hóa ở làng, của làng, sáng tạo văn hóa ở làng. Từ quan họ tới hò, vè, ca dao dân ca, từ cồng chiêng tới tuồng, chèo, múa… đều “ra tỉnh” và được cải biên thành “sản phẩm du lịch”. Đại bộ phận các lễ hội cũng vậy. Đặc biệt sức sáng tạo văn hóa ở làng, của làng suy giảm đến kiệt quệ hẳn. Những di sản mấy trăm năm ngày nay bị chính dân làng chối bỏ. Thanh niên làng không thích chèo hay quan họ bằng phim hành động và game online. Cơ cấu sản xuất và hưởng thụ văn hóa làng của làng muốn hay không cũng đang bị xoá bỏ. Niềm say mê và niềm tự hào về văn hóa của làng mình đã rời bỏ mỗi người dân làng. Chiến lược phát triển nông thôn cần một chiến lược xây dựng đời sống văn hóa ở Làng mới mong vớt vát được phần nào những gì cha ông để lại.
Nguyễn Bỉnh Quân
(Visited 2 times, 1 visits today)