Cạn vốn
Năm cũ đi qua, năm mới vừa đến, cái từ được nghe nhiều nhất, nghe khắp mọi nơi là vốn. Hình như ai cũng thiếu vốn. Vậy nên lẽ ra mừng xuân thì phải có cài chủ đề gì vui vui, đằng này Tia Sáng lại cũng đưa ra chủ đề “vốn”. Mà mình cũng đã cạn vốn. Không phải chỉ cạn tiền, mà như cạn nhiệt tình, nên không biết viết gì nữa. Ngẫu nhiên lật một trang Sông của Nguyễn Ngọc Tư, bắt gặp ngay câu: “Đất nước này vốn dựa vào thần thánh, vào anh hùng mà sống, rồi bỗng dưng hai thứ đó vắng teo”.
Sao lại bỗng dưng? Có cái gì lại bỗng dưng mà vắng teo đâu.
Hình như trước đây Chế Lan Viên cũng nói đại ý:
Một đất nước thường sống bằng tiềm lực, Trong mỗi quả thị nghèo đều có một nàng tiên.
Ngày nay vốn anh hùng, vốn thần thánh, vốn tiềm lực, cạn cả rồi chăng?
Không còn vốn thần thánh để răn đe, nên người nông dân hiền lành chất phác cũng sẵn sàng tiêm thuốc độc vào hoa quả cho người khác ăn, miễn là mình thêm chút vốn tiền.
Không còn vốn anh hùng nên giữa đường có thấy sự bất bằng, người ta cũng bỏ qua. Nên một tên côn đồ với con dao trong tay có thể khống chế cả xóm.
Nhớ lại hồi còn chiến tranh, cái vốn niềm tin sao mà lớn quá. Ai cũng tin sẽ đến ngày hết chiến tranh, đất nước thống nhất. Chỉ là không biết bao giờ thôi. Người ta đoán già, đoán non, mang cả “sấm Trạng Trình” ra để đoán. Có người dẫn câu:
Mười người chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình
Nhưng không ai thích câu đó, vì nghe ghê gớm quá, vì người ta chỉ tin vào những gì tốt đẹp thôi. Vậy là tìm được câu sau, cũng của Trạng Trình:
Mã đề giương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Đó là vào năm 1965, năm Tỵ. Người ta đoán là sang năm Ngọ, mã đề giương cước thì anh hùng chết sạch! Nhưng vì niềm tin lớn quá nên người hay chữ lại giải nghĩa rằng “anh hùng tận” ở đây là tất cả đều là anh hùng, ứng với cái câu cửa miệng thời đó “ra ngõ gặp anh hùng”. Và người ta đều mong sang năm Thân (1968), năm Dậu (1969), cái sự thái bình bắt đầu được kiến tạo.
Thế mới phục Trạng Trình, viết để người ta giải thích thế nào cũng được. Nhưng giải thích thế nào, cũng lại tùy thuộc cái vốn của người đọc mà thôi. Mấy câu đó mà đưa ra bình bây giờ, cũng lại vào năm Tỵ, chắc phải có nghĩa khác.
Ngẫm ra trong mọi loại vốn, có lẽ cái vốn niềm tin là quan trọng nhất. Chỉ xin kể câu chuyện nhỏ này thôi.
Có hai người tù binh nằm chung một xà lim, một già, một trẻ. Hai người ngày ngày đào tường để mong trốn thoát. Cho đến hôm đào thông được ra ngoài, người tù già đưa cho anh bạn tù trẻ cái bọc nhỏ và dặn: “Lão già rồi, có trốn ra cũng không đủ sức về đến nhà. Chú cầm lấy cái gói này. Đây là khúc bánh mỳ mà lão đã giữ để phòng xa. Nay đưa để chú phòng thân. Chỉ nhắc chú một điều, trước khi mở ra ăn thì nên tự hỏi là đã đến mức tuyệt vọng chưa, hay vẫn còn cố được. Nếu thấy vẫn chưa phải là lúc tuyệt vọng nhất thì khoan hãy mở”. Anh bạn trẻ, trải qua bao khó khăn, về được đến nhà. Kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe, anh ta nói rằng đã rất nhiều lần định mở cái gói, nhưng lại tự nhủ là vẫn chưa đến nỗi tuyệt vọng, nên để dành lại cho lúc khó khăn hơn. Chính vì niềm tin là vẫn còn vốn đó nên anh ta đủ nghị lực về được đến nhà. Trịnh trọng đặt cái gói lên bàn và mở ra cho cả nhà xem, anh chàng kinh ngạc vì đó chỉ là một hòn đá!
Đất nước bốn ngàn năm, cái vốn niềm tin đâu chỉ nhỏ như hòn đá. Vậy nhưng xin đừng phung phí nó. Hết cái vốn đó rồi, khi tuyệt vọng biết bấu víu vào đâu?
Hình như trước đây Chế Lan Viên cũng nói đại ý:
Một đất nước thường sống bằng tiềm lực, Trong mỗi quả thị nghèo đều có một nàng tiên.
Ngày nay vốn anh hùng, vốn thần thánh, vốn tiềm lực, cạn cả rồi chăng?
Không còn vốn thần thánh để răn đe, nên người nông dân hiền lành chất phác cũng sẵn sàng tiêm thuốc độc vào hoa quả cho người khác ăn, miễn là mình thêm chút vốn tiền.
Không còn vốn anh hùng nên giữa đường có thấy sự bất bằng, người ta cũng bỏ qua. Nên một tên côn đồ với con dao trong tay có thể khống chế cả xóm.
Nhớ lại hồi còn chiến tranh, cái vốn niềm tin sao mà lớn quá. Ai cũng tin sẽ đến ngày hết chiến tranh, đất nước thống nhất. Chỉ là không biết bao giờ thôi. Người ta đoán già, đoán non, mang cả “sấm Trạng Trình” ra để đoán. Có người dẫn câu:
Mười người chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình
Nhưng không ai thích câu đó, vì nghe ghê gớm quá, vì người ta chỉ tin vào những gì tốt đẹp thôi. Vậy là tìm được câu sau, cũng của Trạng Trình:
Mã đề giương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Đó là vào năm 1965, năm Tỵ. Người ta đoán là sang năm Ngọ, mã đề giương cước thì anh hùng chết sạch! Nhưng vì niềm tin lớn quá nên người hay chữ lại giải nghĩa rằng “anh hùng tận” ở đây là tất cả đều là anh hùng, ứng với cái câu cửa miệng thời đó “ra ngõ gặp anh hùng”. Và người ta đều mong sang năm Thân (1968), năm Dậu (1969), cái sự thái bình bắt đầu được kiến tạo.
Thế mới phục Trạng Trình, viết để người ta giải thích thế nào cũng được. Nhưng giải thích thế nào, cũng lại tùy thuộc cái vốn của người đọc mà thôi. Mấy câu đó mà đưa ra bình bây giờ, cũng lại vào năm Tỵ, chắc phải có nghĩa khác.
Ngẫm ra trong mọi loại vốn, có lẽ cái vốn niềm tin là quan trọng nhất. Chỉ xin kể câu chuyện nhỏ này thôi.
Có hai người tù binh nằm chung một xà lim, một già, một trẻ. Hai người ngày ngày đào tường để mong trốn thoát. Cho đến hôm đào thông được ra ngoài, người tù già đưa cho anh bạn tù trẻ cái bọc nhỏ và dặn: “Lão già rồi, có trốn ra cũng không đủ sức về đến nhà. Chú cầm lấy cái gói này. Đây là khúc bánh mỳ mà lão đã giữ để phòng xa. Nay đưa để chú phòng thân. Chỉ nhắc chú một điều, trước khi mở ra ăn thì nên tự hỏi là đã đến mức tuyệt vọng chưa, hay vẫn còn cố được. Nếu thấy vẫn chưa phải là lúc tuyệt vọng nhất thì khoan hãy mở”. Anh bạn trẻ, trải qua bao khó khăn, về được đến nhà. Kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe, anh ta nói rằng đã rất nhiều lần định mở cái gói, nhưng lại tự nhủ là vẫn chưa đến nỗi tuyệt vọng, nên để dành lại cho lúc khó khăn hơn. Chính vì niềm tin là vẫn còn vốn đó nên anh ta đủ nghị lực về được đến nhà. Trịnh trọng đặt cái gói lên bàn và mở ra cho cả nhà xem, anh chàng kinh ngạc vì đó chỉ là một hòn đá!
Đất nước bốn ngàn năm, cái vốn niềm tin đâu chỉ nhỏ như hòn đá. Vậy nhưng xin đừng phung phí nó. Hết cái vốn đó rồi, khi tuyệt vọng biết bấu víu vào đâu?
(Visited 5 times, 1 visits today)