Cấp thiết xây dựng thư viện số

Để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, từng bước thực sự trở thành động lực phát triển KT-XH của đất nước, cùng với việc cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, môi trường pháp lý cho hoạt động KH&CN như yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với Bộ KH&CN vừa qua, theo tôi có một nhu cầu hết sức thiết thân đối với các nhà khoa học đó là cần sớm có một Thư viện số (Digital Library) cho cộng đồng khoa học nước nhà.


Đã từ lâu chúng ta vẫn phải cặm cụi làm nghiên cứu khoa học trong điều kiện thiếu thông tin khoa học quốc tế như suốt những năm thời bao cấp. Gần như toàn bộ các Viện NCKH, các trường đại học của Việt Nam đều không có direct access tới các tạp chí KHCN quốc tế, điều mà ngày càng không thể chấp nhận được nữa trong giai đoạn phát triển hội nhập hiện nay. Đã đến lúc chúng ta nên có khuyến cáo đề nghị tập thể lên các nhà quản lý KH ở nước ta, làm sao sớm tổ chức xây dựng được một Digital Library- một cơ sở hạ tầng cực kỳ quan trọng cho việc phát triển KHCN.
Vào trang web sau của trường ĐH Oxford
http://www.inasp.info/pubs/diglibpak/ và download Bản tin “Accessing Electronic Information” của tác giả Amina, chúng ta sẽ thấy Pakistan- một nước đang phát triển có nhiều nét tương tự Việt Nam- đã xây dựng thành công Digital Library (DL) cho cộng đồng các Viện KHCN và các trường ĐH của nước này.
Với kinh phí cho năm đầu tiên (2003 – 2004) chi là 313 ngàn USD (xem page 16) positive impact của DL đối với nghiên cứu và triển khai của Pakistan trở nên quá rõ rệt (xem page 24) và đến năm học 2005 – 2006, kinh phí cho DL đã được tài trợ lên mức 2,2 triệu USD không chỉ bao gồm tiền mua bản quyền các tạp chí KHCN quốc tế mà còn bao gồm nhiều hoạt động phổ biến hỗ trợ kỹ thuật trao đổi thông tin KH… trong Pakistan và giữa các nhà KH Pakistan và cộng đồng KH quốc tế.
Chúng tôi nghĩ rằng 1 triệu USD/năm có thể vẫn là số tiền không nhỏ trong điều kiện kinh phí NCKH của Việt Nam, nhưng các nhà lãnh đạo, quản lý KH chắc chắn phải có quan tâm đến việc thành lập một DL cho nước nhà nếu như muốn KHCN thực sự phát triển. Trong khi việc thiếu electronic access tới các tạp chí KH quốc tế không cảm thấy bức xúc lắm trong các cơ sở hành chính, quản lý KH hoặc các trường ĐH chỉ làm đào tạo và không có các hoạt đồng NCKH, đối với các nhà chuyên môn đang cặm cụi làm nghiên cứu triển khai thì đây thực sự là một nhu cầu, một mong ước từ hàng chục năm nay!!!
Nếu như các nhà khoa học ủng hộ khuyến cáo này của chúng tôi, xin đề nghị gửi e-mail tới tạp chí Tia Sáng (
[email protected]) để chia sẻ các suy nghĩ của mình trên diễn đàn của tri thức VN.
——
* Viện Khoa học & Kỹ thuật Hạt nhân,
Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam – Bộ KH&CN.
    


Đào Tiến Khoa*

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)