Câu hỏi 2005

"Điều gì quí vị tin là có thật nhưng không thể chứng minh được?", (What do you believe is true even though you cannot prouve it?), đó là câu hỏi được tạp chí Edge đưa ra hồi đầu năm cho các nhà khoa học và tư tưởng lớn trên thế giới.

Cho đến nay đã có hơn 120 bài viết tham gia vào chủ đề này được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn trên thế giới. Tia Sáng xin trích đăng lại một số các bài viết của các học giả lỗi lạc trên thế giới về câu hỏi nói trên. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ nhận được các bài viết cộng tác của bạn đọc về chủ đề này trong thời gian tới.

Điều gì đã khiến loài người trở thành loài thông minh duy nhất trên thế giới này?


MARC D. HAUSER .

Nhà tâm lý thuộc Đại học Havard, tác giả cuốn Wild Minds (Những tâm hồn hoang dã)
Dưới đây là ước đoán mà tôi cho là tốt nhất: chỉ chúng ta, con người mới có thể sáng tạo ra các thuật toán máy tính, từ đó dẫn tới vô vàn các ứng dụng trong cuộc sống. Thuật toán đó chính là khả năng nắm bắt bất cứ các thực thể bí hiểm nào và biến chúng thành những hình thức biểu đạt đa dạng vô cùng. Vì vậy, chúng ta đã có thể lý giải được các hiện tượng xa lạ và diễn giải chúng được thành những từ ngữ, từ các từ ngữ trở thành các câu văn và từ các câu văn mới tới Shakespeare. Chúng ta cũng đã biến những khối mầu vô hồn trở thành có ý nghĩa, biến các mảng màu thành các hình dạng, từ các hình dạng trở thành bông hoa và từ bông hoa đã tới những cành hoa ly trong tranh của Matisse. Và chúng ta biến các hành động trở thành ý nghĩa, biến các hành động thành chuỗi hành động, biến các chuỗi hành động thành những sự kiện. Dù cho sự kiện này dẫn tới hành động gây chết chóc hay hành động tạo anh hùng.

Tôi dám cá rằng khi chúng ta khám phá được sự sống trên các hành tinh khác, rằng ngay cả khi các phương tiện để chạy máy tính có khác đi thì chúng sẽ tạo ra các hệ thống mở để có thể diễn đạt bằng các thuật toán tương tự và từ đó lại sinh ra tiến trình máy tính hóa trong toàn vũ trụ.

TODD FEINBERG, M.D.

Nhà tâm lý và nghiên cứu thần kinh thuộc trường Y, Đại học Albert Einstein, tác giả cuốn Altered Egos (Khi bản ngã biến đổi).

Tôi tin chắc rằng loài người sẽ không bao giờ lựa chọn việc tạo ra “trí tuệ” cho một thế hệ máy tính cao cấp. Chỉ có trong chuyện khoa học viễn tưởng thì mới có cảnh một con người bị kết án là giết người khi không còn kết nối với máy tính. Tôi tin chắc-nhưng chưa thể lý giải nổi điều này bởi vẫn nghĩ một thực thể chỉ có thể nhận thức và có một tâm hồn khi nó là một thực thể sống.

Sống, tất nhiên chưa chắc đủ để đảm bảo có một tâm hồn. Thí dụ một nhà máy có thể có đủ các bộ phận máy móc cần thiết để thực hiện các chức năng chuyển hóa, tức là sống nhưng chắc chắn nó không thể có một bộ óc, một tâm hồn. Ở một khía cạnh khác, thí dụ như đối với loài vượn người thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Toàn bộ những đặc điểm nhận thức mà chúng ta (con người) chia sẻ với loài vượn người để làm lên cuộc sống, thí dụ như sự thông minh, khả năng nhận biết, khả năng tự nhận thức, có hình thức sống cộng đồng… chỉ khiến loài vượn người gần giống với con người ở các khía cạnh cảm nhận như “sống” và có nhận thức.
Nhưng để thực sự sống thì điều hiển nhiên là sinh vật đó, bên cạnh sự “sống” còn phải sở hữu một khả năng điều khiển được tâm hồn của mình. Nói như vậy thì các con chip ở thung lũng Silicon không hoàn toàn sống và những chiếc máy tính không thể là các sinh vật. Tôi nói như vậy bởi (cái) phần tử vật chất đặc biệt và (cái) cách điều khiển bộ não là điều tiên quyết trong việc tạo ra nhận thức và (sự) “sống”. Máy tính sẽ chẳng bao giờ có thể có được nhận thức bởi để có thể “nhận thức như chúng ta”, nó cần phải trải qua một số giai đoạn của cuộc sống như con người, tức là phải lớn dần lên và bất hạnh thay, cũng phải chết như con người.

A.T sưu tầm và dịch

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)