Hy vọng đó chỉ là câu nói đùa
Nếu có ai cho rằng một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng không nhất thiết phải công bố quốc tế mà chỉ cần đăng trên các tạp chí nội hóa, tôi không biết trả lời ra sao mà chỉ nghĩ rằng chắc phải là một câu đùa chơi trái khoáy để khiêu khích, hoặc để nói lấy được, không xứng đáng với một nhà khoa học hay quản lý nghiêm chỉnh.
Ngày nay trong nghiên cứu của khoa học tự nhiên, các đề tài ứng dụng và cơ bản rất đan xen nối kết với nhau hơn bao giờ hết. Cứ nhìn các giải Nobel về Lý, Hoá, Sinh khoảng mươi năm gần đây thì thấy. Không có ứng dụng tầm cỡ nào mà không khởi đầu bằng những nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra nên hiểu chữ công bố quốc tế theo cái nghĩa cao đẹp của nó như đồng nghĩa với chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong khoa học tự nhiên, để đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu (ứng dụng hay cơ bản) một cách khách quan, có hai tiêu chuẩn thường được sự đồng thuận trong cộng đồng các nhà nghiên cứu: (a) các công trình đó được nhận đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín, có hệ số tác động (impact factor) cao và có hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh với hai ba giám khảo (referee) để thẩm định xét đoán công trình; (b) các công trình đó được trích dẫn nhiều lần (từ vài chục đến vài ngàn) và trong nhiều năm bởi đồng nghiệp trên toàn thế giới.
Cụ thể tiếng Anh từ lâu rồi đã trở thành ngôn ngữ chung trong các tạp chí uy tín để các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên khắp năm châu trao đổi, tham khảo nhau. Thí dụ về vật lý ngay ở những nước khoa học tân tiến Âu châu như Đức, Pháp, Ý cũng không còn tồn tại những tạp chí quốc gia vang bóng một thời, họ bèn thành lập tập đoàn tạp chí vật lý Âu châu dùng Anh ngữ như Physics Letters, Nuclear Physics, European Journal of Physics… đủ tầm cỡ để cạnh tranh với Physics Review Letters, Science, Physics Review…của Mỹ. Điều này cũng áp dụng cho những ngành khoa học tự nhiên khác ở Á, Phi, Nam Mỹ. Trong mỗi ngành toán, lý, hoá, sinh và trong mỗi bộ môn riêng lẻ của từng ngành, bất kỳ ứng dụng hay cơ bản, cũng đều có những tạp chí quốc tế loại top 10, top 20. Có lẽ tổng cộng chỉ có chừng vài trăm tạp chí tầm cỡ hàng đầu, phản ánh thực sự chất lượng cao của những công trình nghiên cứu công bố trên đó. Nghĩa là trong gần chục ngàn các tạp chí phân loại bởi viện khoa học thông tin (ISI) có những “quốc tế” này, “quốc tế” kia chất lượng không đồng đều, nhưng ở trong nghề ai cũng biết chọn mặt gửi vàng. Chính vì vậy, những tạp chí nội hóa về khoa học tự nhiên chỉ phản ảnh hiện trạng nền khoa học nước nhà, ít ai trên thế giới tham khảo.
Ngoài ra, nếu hiểu ứng dụng theo nghĩa hẹp là trong một thời gian có hạn phải tìm ra một phương cách hay sản phẩm nào đó để đáp ứng đòi hỏi xã hội hay tạo ra nhu cầu mới cho thị trường thì công trình nghiên cứu ứng dụng không đăng trên tạp chí nào cả (vì lý do kinh tế thương mại, cần bảo mật) mà thay thế bởi văn bằng sáng chế (patent) theo tiêu chuẩn quốc tế. Giải Nobel vật lý năm 2007 về hiệu ứng Từ-Trở Khổng Lồ (GMR, Geant Magneto-Resistance) minh họa tuyệt vời sự đan xen giữa cơ bản và ứng dụng trong nghiên cứu khoa học đại diện bởi hai nhà vật lý Albert Fert(Pháp) và Peter Grünberg(Đức). Giáo sư Fert – tượng trưng cho cái gì hơi thiên về cơ bản qua Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học (CNRS) và Đại Học Orsay- trước tiên làm việc với đề tài thuần lý thuyết về vai trò spin của electron trong các hiện tượng điện từ rồi sau đó cộng tác với hãng kỹ nghệ Thomson-Thalès thực hiện những phím cực kỳ mỏng kích thước nanô, ông đã khám phá ra hiệu ứng GMR. Những công trình của ông đều đăng trên tạp chí uy tín hàng đầu Physical Review Letters (PRL) có hệ số tác động rất cao, bài của ông được trích dẫn vài ngàn lần. Giáo sư Grünberg – tượng trưng cho cái gì hơi thiên về ứng dụng qua Đại Học công nghệ Darmstadt và Trung Tâm Khảo Cứu Jülich -, công trình đều đăng ký bởi hai bằng sáng chế Đức và Mỹ năm 1988 đồng thời với bài báo của Fert trên PRL. Mươi năm sau, hiệu ứng từ-trở được dùng để chế tạo các đầu đọc/ghi của đĩa cứng trong máy vi tính và bộ nhớ điện tử MRAM (Magnetic Random Access Memory) ngày nay.
Cụ thể tiếng Anh từ lâu rồi đã trở thành ngôn ngữ chung trong các tạp chí uy tín để các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên khắp năm châu trao đổi, tham khảo nhau. Thí dụ về vật lý ngay ở những nước khoa học tân tiến Âu châu như Đức, Pháp, Ý cũng không còn tồn tại những tạp chí quốc gia vang bóng một thời, họ bèn thành lập tập đoàn tạp chí vật lý Âu châu dùng Anh ngữ như Physics Letters, Nuclear Physics, European Journal of Physics… đủ tầm cỡ để cạnh tranh với Physics Review Letters, Science, Physics Review…của Mỹ. Điều này cũng áp dụng cho những ngành khoa học tự nhiên khác ở Á, Phi, Nam Mỹ. Trong mỗi ngành toán, lý, hoá, sinh và trong mỗi bộ môn riêng lẻ của từng ngành, bất kỳ ứng dụng hay cơ bản, cũng đều có những tạp chí quốc tế loại top 10, top 20. Có lẽ tổng cộng chỉ có chừng vài trăm tạp chí tầm cỡ hàng đầu, phản ánh thực sự chất lượng cao của những công trình nghiên cứu công bố trên đó. Nghĩa là trong gần chục ngàn các tạp chí phân loại bởi viện khoa học thông tin (ISI) có những “quốc tế” này, “quốc tế” kia chất lượng không đồng đều, nhưng ở trong nghề ai cũng biết chọn mặt gửi vàng. Chính vì vậy, những tạp chí nội hóa về khoa học tự nhiên chỉ phản ảnh hiện trạng nền khoa học nước nhà, ít ai trên thế giới tham khảo.
Ngoài ra, nếu hiểu ứng dụng theo nghĩa hẹp là trong một thời gian có hạn phải tìm ra một phương cách hay sản phẩm nào đó để đáp ứng đòi hỏi xã hội hay tạo ra nhu cầu mới cho thị trường thì công trình nghiên cứu ứng dụng không đăng trên tạp chí nào cả (vì lý do kinh tế thương mại, cần bảo mật) mà thay thế bởi văn bằng sáng chế (patent) theo tiêu chuẩn quốc tế. Giải Nobel vật lý năm 2007 về hiệu ứng Từ-Trở Khổng Lồ (GMR, Geant Magneto-Resistance) minh họa tuyệt vời sự đan xen giữa cơ bản và ứng dụng trong nghiên cứu khoa học đại diện bởi hai nhà vật lý Albert Fert(Pháp) và Peter Grünberg(Đức). Giáo sư Fert – tượng trưng cho cái gì hơi thiên về cơ bản qua Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học (CNRS) và Đại Học Orsay- trước tiên làm việc với đề tài thuần lý thuyết về vai trò spin của electron trong các hiện tượng điện từ rồi sau đó cộng tác với hãng kỹ nghệ Thomson-Thalès thực hiện những phím cực kỳ mỏng kích thước nanô, ông đã khám phá ra hiệu ứng GMR. Những công trình của ông đều đăng trên tạp chí uy tín hàng đầu Physical Review Letters (PRL) có hệ số tác động rất cao, bài của ông được trích dẫn vài ngàn lần. Giáo sư Grünberg – tượng trưng cho cái gì hơi thiên về ứng dụng qua Đại Học công nghệ Darmstadt và Trung Tâm Khảo Cứu Jülich -, công trình đều đăng ký bởi hai bằng sáng chế Đức và Mỹ năm 1988 đồng thời với bài báo của Fert trên PRL. Mươi năm sau, hiệu ứng từ-trở được dùng để chế tạo các đầu đọc/ghi của đĩa cứng trong máy vi tính và bộ nhớ điện tử MRAM (Magnetic Random Access Memory) ngày nay.
——-
*Nguyên giám đốc nghiên cứu Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học Pháp, ngành Vật Lý Lý Thuyết tại Đại Học Pierre et Marie Curie, Paris.
GS.Phạm Xuân Yêm *
(Visited 6 times, 1 visits today)