Khoa học cơ bản Việt Nam trên đường hội nhập
Quyển sách “Vietnamese Scientists-Mechanicians and their activities” (còn được gọi là “TS Cơ học VN”) vừa mới xuất bản năm 2007 bởi Hội Cơ học VN và NXB ĐHBK HN (tiếng Anh) giúp chúng ta có thêm thông tin về tiến trình hội nhập với quốc tế của ngành Cơ học nói riêng và KHCB của VN nói chung.
Điều rất đáng lưu ý là phần lớn các GS được gọi là đầu ngành của chúng ta (kể cả 9 GS TSKH của Hội đồng ngành Cơ học) không có công bố quốc tế ISI trong 10 năm qua, nhiều người thậm chí chưa từng vươn tới công bố quốc tế độc lập nội lực, và trên thực tế đã ngừng công bố quốc tế sau khi đã bảo vệ luận án TS và TSKH (được thầy hướng dẫn) ở nước ngoài (trong khi đó lại nắm quyền chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu các loại và sản ra nhiều TS quốc nội!). Điều đáng lo ngại nữa là một số TS mới được đào tạo ở phương Tây trở về 5-10 năm trở lại đây và đã đạt được các kết quả công bố quốc tế đáng khích lệ ở nước ngoài, được nhập vào cái văn hóa làm Cơ học trong nước đã không còn thấy tiếp tục phấn đấu công bố quốc tế nữa.
Chúng ta ghi nhận những đóng góp của các TS đầu tiên của chúng ta được đào tào ở nước ngòai trong việc xây dựng nên những cơ sở bước đầu của khoa học VN, nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng họ đã ngồi quá lâu ở vị trí cầm lái vượt quá thời gian và khả năng của họ, nhiều người đã từ lâu không còn đáp ứng được với các yêu cầu và thách thức mới và đang là trở ngại đối với tiến bộ và tiến trình hội nhập của khoa học nước nhà. |
Tổng kết NCCB cả 7 lĩnh vực 5 năm 2001-2005 của Bộ KH&CN cho thấy ngành Cơ học là một trong hai ngành yếu nhất về công bố tạp chí quốc tế, nhưng lại dẫn đầu về số báo cáo hội nghị trong nước. Số báo cáo hội nghị nhiều gấp 3 lần số bài báo đăng tạp chí (trong khi chỉ có 2 ngành khác có số báo cáo vượt số bài báo là Vật lý và Tin học thì chỉ số tương ứng cũng không quá 1,5 lần). Tính tới thực tế ở VN số ấn phẩm hình thức là cần cho đóng quyển nộp tổng kết các đề tài và để tính điểm cho các chức danh GS, PGS, NCVC, NCVCC, có thể thấy điều đó phản ánh phần nào chất lượng thấp của nghiên cứu Cơ học và các chức danh nói trên, và trách nhiệm những người có chức quyền trong ngành. Trên thực tế thì người ta cố tình phớt lờ tiêu chuẩn quốc tế (kể cả khi Bộ KH&CN có nhấn mạnh yêu cầu đó trong 2 năm gần đây), ưu tiên kinh phí cho nhiều đề tài chất lượng kém một cách tùy tiện, “trừng phạt” những ai dám “chơi chội” công bố quốc tế. Chỉ cần đơn giản nhìn vào việc phân kinh phí các đề tài NCCB 2001-2005, và mới nhất 2006-2007 – ứng với sản phảm giao nộp cụ thể, hay thành tích nghiên cứu của các Chủ trì qua quyển sách trên, là có thể thấy rõ. Đừng nói tới chuyện noi gương, nhiều đồng nghiệp nhìn xuống số ít các nhà khoa học đang gắng sức công bố quốc tế nội lực như những kẻ không thức thời. Một số quan chức khoa học hàm ý thẳng ra rằng: chúng tôi mới được Nhà nước công nhận là những Nhà khoa học đầu ngành và có quyền, còn các anh có làm được gì đi nữa thì cũng chẳng là gì cả một khi chúng tôi không thích điều đó. Họ thậm chí đã có ý đe một số nhà khoa học có thành tích công bố quốc tế là sẽ cản trở việc nhận đề tài khoa học hay các thăng tiến của những người này nếu không gia nhập ekíp làm giả ăn thật của họ, hay phục vụ một số lợi ích riêng cụ thể của họ.
Mảng nghiên cứu ứng dụng chính ở Viện Cơ là mô phỏng số tính tóan kết cấu công trình, dòng chảy, lũ lụt, nước dâng bão, vận chuyển bùn cát … TS Đặng Hữu Chung là một chuyên gia nổi bật trong mảng này. Mặc dù học ĐH và bảo vệ luận án TS trong nước, nhưng vẫn kiên trì tự học để vươn được tới các công bố quốc tế ISI nội lực trên đúng lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng của mình. Nhưng cũng chính vì những thành công đó và cả cái tính bộc trực thẳng tính tới gay gắt của người miền Trung, mà người ta gây đủ khó khăn cho anh ấy cả từ nhận đề tài tới tiếp cận số liệu thực địa. Đề tài NCCB của anh ấy khi có được phân thì cũng chỉ ở mức thấp nhất (với một số người khác được phân kinh phí đề tài thì sao mà dễ thế). |
Một số quan chức điền tên những người dưới quyền cho dài danh sách để biện minh số kinh phí lớn cho đề tài NCCB kết quả yếu của họ, nhưng thực tế là cá nhân họ hưởng phần lớn, những người khác ghi tên tham gia cũng chẳng dám kêu ca do thấp cổ bé họng, hay thực tế cũng chẳng đóng góp được kết quả gì đáng kể, và phải hiểu rằng đề tài có được là nhờ oai hay quan hệ của Sếp. Một GS đầu ngành hay bám lý lẽ này dưới cơ sở, gần đây khi lên Bộ KH&CN (phải đối mặt bình đẳng với các chuyên gia am hiểu) lại phát biểu quay ngoắt rằng rất tán thành với ý kiến chung là việc phân kinh phí nghiên cứu không thể dựa theo số người mà là kết quả! Làm sao có bình đẳng ở đây khi nhiều chủ trì đề tài NCCB còn đồng thời chủ trì nhiều loại đề tài và kiêm nhiệm các việc có thu nhập khác? Các đề tài lớn cấp Bộ và cấp Nhà nước cũng đâu có phân bình đẳng cho mọi cán bộ khoa học? Nhiều cán bộ “bao cấp” mà chân ngoài dài hơn chân trong cũng có quyền được tham gia đề tài hình thức để chia miếng bánh NCCB? Chỉ có phân kinh phí theo kết quả nhận được thì mới cho được kết quả NCCB giá trị đích thực và sự tôn trọng đối với mỗi thành viên tham gia đóng góp thực vào đề tài.
Một lý lẽ chủ đạo biện minh cho đề tài NCCB kinh phí lớn nhưng không có công bố quốc tế và nặng về các báo cáo hội nghị của một số quan chức là đề tài của họ phục vụ ứng dụng (do họ đang đồng thời chủ trì các đề tài ứng dụng cấp Bộ, Nhà nước với số kinh phí còn lớn hơn!). Họ dán mác “lý thuyết” cho bất cứ ai có công bố quốc tế, và giữ độc quyền cái vỏ “ứng dụng” làm màn che cho các kiểu làm ăn đáng ngờ của họ. “Ứng dụng” đâu có mâu thuẫn với bài báo quốc tế. Có rất nhiều tạp chí quốc tế cho đủ mọi lĩnh vực ứng dụng, và các nhà khoa học ứng dụng quốc tế thường công bố nhiều hơn các nhà lý thuyết. Cả các đề tài ứng dụng cấp Bộ hay Nhà nước cũng phải chứa đựng các công đoạn nhất định có chất lượng khoa học được công bố dưới dạng các bài báo được đánh giá bởi các phản biện kín của các tạp chí (chứ không phải chỉ bởi một hội đồng đánh giá hình thức rõ mặt rõ tên nể nang nhau như ở ta hiện nay). Phần lớn các đề tài ứng dụng các cấp chưa cho được các kết quả cụ thể thấy được là các sản phẩm mới có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế rõ ràng hoặc các bằng sáng chế, thì cũng phải chứa đựng các bài báo đã được công bố để đảm bảo rằng họ nắm vững phương pháp nghiên cứu, áp dụng đúng, có đóng góp sáng tạo, và cập nhập được các kỹ thuật mới trong lĩnh vực tương ứng. Không dựa vào các thông tin khách quan chuẩn mực đó, thì việc đánh giá hay đấu thầu các đề tài nghiên cứu khoa học sẽ dễ bị làm sai lệch và chỉ dẫn đến người thắng là người có “thế lực” hơn, hay ”biết quan hệ” hơn, không phải là quá trình khách quan nghiêm túc.
Một số nhà khoa học có đủ các danh hiệu chức vị nhưng yếu về công bố quốc tế, khi phát biểu trước các đồng nghiệp NCCB các ngành thì nói là họ làm nghiên cứu ứng dụng. Nhưng khi xuống các cơ sở ứng dụng thì nói họ mạnh NCCB để lảng tránh việc không đủ khả năng và chuyên môn để giải quyết những vấn đề thực sự cấp thiết của ứng dụng, và chỉ nhằm dựng lên đề tài nặng về hình thức trang trí có tên là “ứng dụng” với giá trị khoa học đáng ngờ.
Một số nhà khoa học có đủ các danh hiệu chức vị nhưng yếu về công bố quốc tế, khi phát biểu trước các đồng nghiệp NCCB các ngành thì nói là họ làm nghiên cứu ứng dụng. Nhưng khi xuống các cơ sở ứng dụng thì nói họ mạnh NCCB để lảng tránh việc không đủ khả năng và chuyên môn để giải quyết những vấn đề thực sự cấp thiết của ứng dụng, và chỉ nhằm dựng lên đề tài nặng về hình thức trang trí có tên là “ứng dụng” với giá trị khoa học đáng ngờ. |
Một GS đầu ngành vốn rất tinh vi, kín kẽ, đạo mạo và hình thức khi phát biểu công khai bên ngoài, tại một cuộc họp với Vụ KHTN tại Bộ KH&CN bàn về phương cách đánh giá mới NCCB, mà rõ ràng sẽ giúp hạn chế quyền tùy tiện của một số quan chức ngành, đã bức xúc rằng NCCB của chúng ta thời gian qua đã rất tốt phục vụ cho nghiên cứu ứng dụng, rằng đâu cứ phải vì mấy bài báo của ai đó mà phải sửa đổi chính sách, rằng đâu cứ phải công bố ở đâu đó mới là khoa học,… Một ý kiến bổ sung tiếp theo nói rằng tạp chí Cơ học của ta nay đã đòi hỏi viết bài bằng tiếng Anh nên cũng đã đạt tiêu chuẩn quốc tế để được đánh giá ngang như bài báo quốc tế, và rằng các bài báo nói cho cùng cũng chỉ là những thảo luận, và viết sách và giáo trình cho sinh viên chọn ra những cái cốt lõi mới có giá trị NCCB đích thực… Nhưng đó mới chỉ là phần nổi nhỏ của một tảng băng lớn, có những cái không được nói ra ở chỗ công khai còn thô kệch hơn nhiều. Liệu chúng ta có thể tin cậy những người như vậy tiếp tục chèo lái con thuyền NCCB, hay đợi để họ chọn ra những người hợp gu thay thế? Chúng ta ghi nhận những đóng góp của các TS đầu tiên của chúng ta được đào tào ở nước ngoài trong việc xây dựng nên những cơ sở bước đầu của khoa học VN, nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng họ đã ngồi quá lâu ở vị trí cầm lái vượt quá thời gian và khả năng của họ, nhiều người đã từ lâu không còn đáp ứng được với các yêu cầu và thách thức mới và đang là trở ngại đối với tiến bộ và tiến trình hội nhập của khoa học nước nhà.
***
Phân phối kinh phí NCCB năm 2006 có nhiều tiêu cực, bất chấp hướng dẫn mới của Bộ KH&CN là ưu tiên công bố quốc tế. Phân phối năm 2007 còn tiêu cực hơn dù đã có những ý kiến bức xúc của một số nhà khoa học tâm huyết. Do vậy việc phân phối kinh phí đề tài 2008 ít nhất cần phải được chỉnh lý bởi các Hội đồng ngành cần là các nhà khoa học đang thực sự hoạt động chuyên môn sung sức, chưa tới tuổi hưu (dưới 60 tuổi), có tinh thần hướng tới hội nhập, sẵn lòng giành phần thời gian làm việc vì lợi ích chung. Có thể cân nhắc mời một số thành viên cao tuổi, nếu họ vẫn đang tích cực công bố quốc tế ISI và thiết tha với tiến bộ của khoa học nước nhà. Ví dụ, GS Phạm Lợi Vũ tuy đã 73 tuổi nhưng vẫn là một tác giả công bố nổi bật trong ngành Cơ học, với 5 bài báo nội lực ISI trong 10 năm gần đây (3 bài là của 5 năm gần đây). Sẽ rất tốt nếu Hội đồng có được các TS trẻ tuổi 30-40 có thành tích công bố quốc tế ISI, đặc biệt đạt tới công bố nội lực. Hội đồng cần được thay đổi theo nhiệm kỳ, và cũng có thể được linh hoạt chỉnh lý và bổ sung trong nhiệm kỳ khi cần.
Hội đồng ngành Cơ học, trừ một người đã mất và một nguời tuổi 50 có thành tích làm ứng dụng có bằng sáng chế, còn lại đều là những người ở độ tuổi 65-70, đã ngồi ghế Hội đồng quá lâu, không có công bố quốc tế 10 năm qua và xa hơn, một số rất tiêu cực, số khác chỉ thuần túy là lành tính nhưng thiếu năng lực và lạc hậu, cần phải được thay mới hoàn toàn. Ngay cả với một ngành còn yếu như Cơ học, thì từ các thông tin còn chưa đầy đủ nói trên chúng ta cũng có không ít số chuyên gia để chọn.
Chính sách khoa học trong nước hiện nay chưa thực sự quan tâm tới chất lượng nghiên cứu. Việc xét kinh phí các đề tài các cấp, và các chức danh chưa chú ý tới các công bố chuẩn mực quốc tế (trong khi đó ở các nơi khác trên thế giới thì đó mới là tiêu chí chính). Bộ KH&CN cần có các chính sách tài chính mạnh mẽ khuyến khích nâng cao chất lượng nghiên cứu và số công bố chuẩn mực quốc tế, nhất là công bố nội lực của các ngành ứng dụng. Một giảng viên trẻ có khả năng cũng sẽ không nỗ lực công bố quốc tế một khi làm những việc khác dễ dàng hơn như dạy thêm… lại kiếm được nhiều tiền hơn. Các nhà khoa học trẻ sẽ noi gương ai khi số ít người có công bố quốc tế lại có các thu nhập từ các đề tài thua xa số đông những người không có các công bố đó. Trong khi các nhà khoa học có các bài báo quốc tế không có tiền đi dự hội nghị quốc tế, một số chức sắc yếu kém về bài báo khoa học lại có dư tiền đề tài để đi dự các hội nghị quốc tế, để làm các báo cáo Poster không được đăng tuyển tập, và khoe khoang về “thành tích quốc tế” đó của họ – bù đắp cho việc thiếu bài báo quốc tế nghiêm chỉnh.
Một số nhà khoa học có đủ các danh hiệu chức vị nhưng yếu về công bố quốc tế, khi phát biểu trước các đồng nghiệp NCCB các ngành thì nói là họ làm nghiên cứu ứng dụng. Nhưng khi xuống các cơ sở ứng dụng thì nói họ mạnh NCCB để lảng tránh việc không đủ khả năng và chuyên môn để giải quyết những vấn đề thực sự cấp thiết của ứng dụng, và chỉ nhằm dựng lên đề tài nặng về hình thức trang trí có tên là “ứng dụng” với giá trị khoa học đáng ngờ. |
NCCB không bao các chi phí trang thiết bị lớn, vốn rất cần thiết cho một số các lĩnh vực khoa học, mà đưa các đầu tư này về các đề tài lớn cấp nhà nước, phòng thí nghiệm trọng điểm… Tuy nhiên để cho các đầu tư này có hiệu quả và giảm tiêu cực, cần yêu cầu cao về thành tích về bài báo quốc tế, bằng sáng chế của các chủ trì, nhất là yêu cầu họ phải có được các sản phẩm chuẩn mực quốc tế tương ứng, sau khi nhận được các trang bị đó. Cần có chế tài kiểm soát, không để số vốn này rơi vào tay những người làm giả ăn thật, không có năng lực chuyên môn thực thụ nhưng rất khéo quan hệ và làm xiếc.
Bộ KH&CN cần đặc biệt lưu tâm tới các cán bộ trẻ, đặc biệt là số TS mới từ nước ngoài trở về mà đã có chút vốn công bố quốc tế, dù mới ở mức chung với thầy, và đang có đà. Hãy mời họ tham gia các đề tài kể cả nhận chủ trì, trước hết là đề tài NCCB. Hãy cấp kinh phí đúng theo kết quả công bố chuẩn mực quốc tế của họ, đủ để đảm bảo nếu họ tiếp tục có các công bố quốc tế, họ sẽ có đủ thu nhập để không phải bận tâm tới các việc ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính của mình. Hãy bảo vệ họ khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của các thế hệ đi trước, để giúp xây dựng một văn hóa làm khoa học mới hướng tới hội nhập.
Về các công bố ISI 10 năm qua của Malaixia, Singapore, Phillipine. Malaixia có mức công bố các ngành rất đáng nể – sánh được với Thái lan dù dân số chỉ bằng 1/3 của Thái lan, và 1/4 của VN. Singapore chỉ là một quốc đảo nhỏ nhưng mạnh đều về mọi lĩnh vực nghiên cứu. Phillipine có số công bố chỉ ngang chúng ta, nhưng họ hẳn là hơn chúng ta về tỷ lệ công bố nội lực, và họ nổi trội về nông nghiệp và động thực vật. Đối chiếu với quốc tế, kể từ các nước trong khu vực (trừ Phillipine), trình độ nghiên cứu các ngành Materials Science và Computer Science của ta là quá yếu dù các lĩnh vực này được chúng ta coi là ưu tiên. Thực chất chúng ta mới chỉ quan tâm phát triển chiều rộng mà bỏ qua chiều sâu, tiền đầu tư dù nhiều hiệu quả vẫn có thể thấp. Chúng ta có thể đã có được nhiều thợ tin học nhưng thiếu chuyên gia đẳng cấp. Các giải thưởng “Trí tuệ VN” hay VIFOTEC mới chỉ như tuyên dương “thợ giỏi” và “nghệ thuật biểu diễn”. Một GS đầu ngành tin học của chúng ta từng đã có thành công vang dội trong quá khứ, trong một phát biểu tại Bộ KH&CN cách đây không lâu, đã nói rằng thường chỉ những kết quả đầu của một nhà khoa học có giá trị thực thụ, còn các kết quả sau đó chỉ là hệ quả và chế biến ra từ các kết quả trước. Hẳn ông muốn biện minh cho sự “tàn úa dần theo thời gian” của mình, nếu nhìn theo kết quả công bố khoa học, như chính ông thừa nhận. Phải chăng đó cũng là chủ thuyết riêng của các nhà khoa học đầu ngành của chúng ta là sau khi đã đạt tới “đỉnh cao” là luận án TSKH và chiếm vị trí gọi là “đầu ngành”, họ có thể yên tâm ngừng phấn đấu nghiên cứu khoa học trình độ cao để tâp trung vào xây dựng các đề tài, dự án kinh phí lớn như kiểu dự án 112 và bao đề tài lớn cấp nhà nước hiện nay ? Với cách nghĩ đó chúng ta không bao giờ có thể xây dựng được một nền khoa học đích thực, và đành nhìn đất nước mình dù có một nền kinh tế tăng trưởng vẫn sẽ mãi chỉ là một xưởng gia công bậc dưới của thế giới.