Không thuộc sử văn hóa không thành người thời nay!
Không khỏe văn hóa nghệ thuật dân tộc thì không thể giao thoa, tiếp biến các nền văn hóa khác để trở nên hiện đại. Không có xương sống là văn hóa, văn nghệ dân tộc thì khó có thể đứng lên, chạy nhảy thành con người hiện đại, con người của hôm nay.
Ta tăng GDP 8-9 % thật ngoạn mục, tiền đầu tư đổ vào như thác thật ngoạn mục, uy tín quốc gia tăng ngọan mục, “ngôi sao đang lên” tăng sức hấp dẫn ngọan mục… Song chả riêng gì nước ta “ngoạn mục” mà các “người khổng lồ” Trung Hoa, Nga, Đức, Ấn Độ… hay các con rồng thực thụ Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, các con hổ cỡ Malaysia còn ngoạn mục hơn! Và trên cán cân tăng trưởng-bền vững thì phía bền vững ngày càng nặng trĩu. Không còn là chuyện hy sinh bền vững cho tăng trưởng được nữa, khi sắp thoát nghèo. Bây giờ là chuyện không bền vững thì không mong tăng trưởng được nữa. Giao thông kẹt cứng, cầu sập, đường ngập, viễn thông đứt nghẽn mạch, ngân hàng trì trệ, sốt giá lung tung… thiên tai lên tiếp, ô nhiễm trên cả ba mặt trận thuỷ lục không –trên đất, trên nước và trên trời sẽ ngăn cản tăng trưởng và hủy hoại thành quả đã có của nó. Đó là phần không bền vững “cứng”, hữu hình. Phần không bền vững mềm-vô hình còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn. Đó là chất lượng nguồn nhân lực, là giáo dục đào tạo, là tiềm năng khoa học công nghệ và sự thịnh vượng trí tuệ của cả một cộng đồng dân tộc. Ta đã nhận ra sự khủng hoảng dưới đáy của GDĐT và sự tụt hậu đáng sợ của KHCN Việt Nam. Mà chất lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc hoàn toàn vào hai lĩnh vực trên. Có trí thức có tay nghề, đúng nhu cầu tuyển dụng gần… như đòi hỏi là làm lại từ đầu, làm lại tất cả! Làm sao sản xuất ra được nhân lực “đúng chuẩn” khi các máy cái và cả hệ thống sản xuất tinh thần này nghèo nàn, cũ kỹ, rệu rã “không dúng chuẩn”? Quốc tế hóa về chuẩn và nhân sự, về tài chính và cơ chế, chương trình có phải là phép màu nhiệm mở ra lối thoát cuối đường hầm? Đó là chuyện tôi không giám bàn .
Song chất lượng cuộc sống của nguồn nhân lực với tư cách là mục đích của phát triển lại còn mang nhiều triệu chứng không bền vững hơn, “vô hình” hơn. Trí mới chỉ một trong cái tổng thể ngũ hành Trí-Đức-Văn-Thể -Mỹ của một con người, một nền văn hóa. Đào tạo giáo dục quá lệch về cái đầu tiên mà vẫn yếu kém trong khi 4 thứ sau hầu như còn bỏ hoang. Không nên tự ái khi HLV bóng đá chê người VN thua vì quá thấp bé, thể lực kém hoặc khi dân ta hầu như không được học gì về lịch sử văn hóa nghệ thuật nứơc nhà. Ý thức dân tộc, lòng tự hào, lịch sử dân tộc chỉ được xây dựng trên các chiến công và tên tuổi các chính khách, các nhà cai trị, các lãnh tụ khởi nghĩa, các anh hùng nghĩa sĩ liệu có đủ xây dựng văn hóa mới, đủ cứng cáp để hội nhập tranh đua cùng các nền văn hóa khác. Người Nhật quá đáng khi họ tự hào về món sushi, thơ haiku, trà đạo, trò gấp giấy, kịch No, cái nhà gỗ có cánh của bối giấy và lối nằm, ngồi ngay trên sàn… chẳng giống ai! Tôi ít khi thấy họ tự hào về các “võ công văn trị” hơn các thành tựu văn hóa “nhỏ bé” hay cách thành tựu công nghệ to lớn. GS Trần Văn Khê kêu gọi dạy nhạc sử cho các em biết tự hào và biết thưởng thức nhạc Việt là rất đúng. Từ lâu đã có bao lời cảnh tỉnh rằng phải để cho người dân, từ học đường được tiếp cận, hấp thu, thưởng thức các di sản mỹ thuật, nghành nghể thủ công, kiến trúc,sân khấu, điện ảnh,âm nhạc nước nhà. Không nên chỉ chế biến các di sản ấy, các lịch sử đẹp đẽ, thân thiết ấy thành sản phẩm du lịch bán rẻ cho người nước ngoài! Đến TT mới của Pháp còn đang lo tăng cường giáo dục nghệ thuật, văn hóa cho học sinh Pháp vốn là một sắc dân “văn hóa cùng mình” để củng cố vị thế ngày càng sa sút của quốc gia hùng mạnh này trong thế giới ngày nay. Muốn bào vệ văn hóa dân tộc phải trang bị văn hóa dân tộc cho toàn dân (từ trong nôi tới lúc về già). Cả vùng nông thôn mênh mông của ta đang thành vùng trắng, sa mạc về văn hóa dân tộc. Còn ở các sa mạc bê – tông đô thị thì văn hóa văn nghệ sôi như nồi lẩu thập cẩm mà ưu thế hoàn toàn thuộc về các “yếu tố ngoại”. Cơ thể yếu thì phải uống thuốc, có khi còn bị dị ứng, các phản ứng phụ là không tránh khỏi chứ không thể hấp thu dinh dưỡng tốt. Cơ thể văn hóa yếu thì hóa lai căng, mất bản sắc, tụt hậu, giỏi học cài dở, tiêm nhiễm cái họ thải đi mà không học được cái hay, cái đích thực. Không khỏe văn hóa nghệ thuật dân tộc thì không thể giao thoa, tiếp biến các nền văn hóa khác để trở nên hiện đại. Không có xương sống là văn hóa, văn nghệ dân tộc thì khó có thể đứng lên, chạy nhảy thành con người hiện đại, con người của hôm nay. Nhìn vào các thành tựu văn nghệ 20 chục năm qua ta thấy gì: Ta đã thử làm đủ mọi thứ như ai và cũng có đủ mọi thứ như ai từ kiến trúc hậu hiện đại, trình diễn sắp đặt, nhạc đương đại tới thơ văn tính dục, nữ quyền, phản kháng, kịch ma, phim ma, phim hành động, phim TV sitcom, nhạc rock và Jazz đủ mọi kiểu cách. Ta cũng thử đủ mọi cách làm văn hóa văn nghệ thời hội nhập: Nhà nước đầu tư sâu, các tổ chức phi chính phủ tài trợ, hàng trăm cuộc thi tuyển, hàng trăm ngàn giải thưởng, danh hiệu… rồi diễn đàn, blog, forum, triển lãm, hội chợ… Chả thiếu món gì ngoài các tác phẩm tầm cỡ và có bản sắc VN, có bản sắc hiện đại. Một lý do cơ bản có thể là người “tiêu dùng” và người sản xuất các sản phẩm văn hóa nghệ thuật này đều bị bệnh loãng xương văn hóa truyền thống và đã nhạt khẩu vị dân tộc!
Khi nêu lý do thiếu tác phẩm lớn các nhà nghiên cứu thường nêu sự thiếu hụt “văn hoá nền” của người sáng tác nhưng không nêu rõ phần quan trọng nhất của văn hóa nền đối với người nghệ sĩ chính là thuộc nằm lòng (không phải thuộc lòng) lịch sử văn hóa văn nghệ dân tộc. Đối với người hưởng thụ cũng thế thôi. Một đầu tư cho nghiên cứu và GDĐT có lẽ phải là đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, quy mô, sâu sắc khoa học về văn minh VN, lịch sử các nghành nghệ thuật VN và nhanh chóng ứng dụng vào giáo dục ở các bâc phổ thông và đại học. (Tình trạng của các nghiên cứu KHXH, văn nghệ ở ta dù ngập tràn các học hàm, học vị được chế ra quá dễ dãi nhưng đa phần rất giả tạo, phiến diện, nghiệp dư, nhiều sai sót hoặc trong trường hợp tốt nhất là tự phát như một thú chơi cây cảnh!)
Tôi nhớ 20 năm trước có xem một cuốn lịch sử Pháp Quốc dùng cho học sinh lớp tư tiểu học Pháp. Trang tổng kết thế kỷ 19 in 4 bức tranh được chú thích, giảng giải là của bốn họa sĩ thuộc bốn trường phài lớn: Tân cổ điển của David-Lãng mạn của Delacroix-Hiện thực của Courbet- Ần tượng của Monet đi kèm với các sự kiện kinh tế, khoa học, chính trị khác. Người Pháp phải thuộc Napoleon nhưng cũng phải thuộc cả bốn ông họa sĩ kia nữa! Thế mà họ vẫn lo phát triển văn hóa không bền vững. Họ thật là quá lo xa!
Ta thì “nước đến chân rồi” thưa các quý vị.
Song chất lượng cuộc sống của nguồn nhân lực với tư cách là mục đích của phát triển lại còn mang nhiều triệu chứng không bền vững hơn, “vô hình” hơn. Trí mới chỉ một trong cái tổng thể ngũ hành Trí-Đức-Văn-Thể -Mỹ của một con người, một nền văn hóa. Đào tạo giáo dục quá lệch về cái đầu tiên mà vẫn yếu kém trong khi 4 thứ sau hầu như còn bỏ hoang. Không nên tự ái khi HLV bóng đá chê người VN thua vì quá thấp bé, thể lực kém hoặc khi dân ta hầu như không được học gì về lịch sử văn hóa nghệ thuật nứơc nhà. Ý thức dân tộc, lòng tự hào, lịch sử dân tộc chỉ được xây dựng trên các chiến công và tên tuổi các chính khách, các nhà cai trị, các lãnh tụ khởi nghĩa, các anh hùng nghĩa sĩ liệu có đủ xây dựng văn hóa mới, đủ cứng cáp để hội nhập tranh đua cùng các nền văn hóa khác. Người Nhật quá đáng khi họ tự hào về món sushi, thơ haiku, trà đạo, trò gấp giấy, kịch No, cái nhà gỗ có cánh của bối giấy và lối nằm, ngồi ngay trên sàn… chẳng giống ai! Tôi ít khi thấy họ tự hào về các “võ công văn trị” hơn các thành tựu văn hóa “nhỏ bé” hay cách thành tựu công nghệ to lớn. GS Trần Văn Khê kêu gọi dạy nhạc sử cho các em biết tự hào và biết thưởng thức nhạc Việt là rất đúng. Từ lâu đã có bao lời cảnh tỉnh rằng phải để cho người dân, từ học đường được tiếp cận, hấp thu, thưởng thức các di sản mỹ thuật, nghành nghể thủ công, kiến trúc,sân khấu, điện ảnh,âm nhạc nước nhà. Không nên chỉ chế biến các di sản ấy, các lịch sử đẹp đẽ, thân thiết ấy thành sản phẩm du lịch bán rẻ cho người nước ngoài! Đến TT mới của Pháp còn đang lo tăng cường giáo dục nghệ thuật, văn hóa cho học sinh Pháp vốn là một sắc dân “văn hóa cùng mình” để củng cố vị thế ngày càng sa sút của quốc gia hùng mạnh này trong thế giới ngày nay. Muốn bào vệ văn hóa dân tộc phải trang bị văn hóa dân tộc cho toàn dân (từ trong nôi tới lúc về già). Cả vùng nông thôn mênh mông của ta đang thành vùng trắng, sa mạc về văn hóa dân tộc. Còn ở các sa mạc bê – tông đô thị thì văn hóa văn nghệ sôi như nồi lẩu thập cẩm mà ưu thế hoàn toàn thuộc về các “yếu tố ngoại”. Cơ thể yếu thì phải uống thuốc, có khi còn bị dị ứng, các phản ứng phụ là không tránh khỏi chứ không thể hấp thu dinh dưỡng tốt. Cơ thể văn hóa yếu thì hóa lai căng, mất bản sắc, tụt hậu, giỏi học cài dở, tiêm nhiễm cái họ thải đi mà không học được cái hay, cái đích thực. Không khỏe văn hóa nghệ thuật dân tộc thì không thể giao thoa, tiếp biến các nền văn hóa khác để trở nên hiện đại. Không có xương sống là văn hóa, văn nghệ dân tộc thì khó có thể đứng lên, chạy nhảy thành con người hiện đại, con người của hôm nay. Nhìn vào các thành tựu văn nghệ 20 chục năm qua ta thấy gì: Ta đã thử làm đủ mọi thứ như ai và cũng có đủ mọi thứ như ai từ kiến trúc hậu hiện đại, trình diễn sắp đặt, nhạc đương đại tới thơ văn tính dục, nữ quyền, phản kháng, kịch ma, phim ma, phim hành động, phim TV sitcom, nhạc rock và Jazz đủ mọi kiểu cách. Ta cũng thử đủ mọi cách làm văn hóa văn nghệ thời hội nhập: Nhà nước đầu tư sâu, các tổ chức phi chính phủ tài trợ, hàng trăm cuộc thi tuyển, hàng trăm ngàn giải thưởng, danh hiệu… rồi diễn đàn, blog, forum, triển lãm, hội chợ… Chả thiếu món gì ngoài các tác phẩm tầm cỡ và có bản sắc VN, có bản sắc hiện đại. Một lý do cơ bản có thể là người “tiêu dùng” và người sản xuất các sản phẩm văn hóa nghệ thuật này đều bị bệnh loãng xương văn hóa truyền thống và đã nhạt khẩu vị dân tộc!
Khi nêu lý do thiếu tác phẩm lớn các nhà nghiên cứu thường nêu sự thiếu hụt “văn hoá nền” của người sáng tác nhưng không nêu rõ phần quan trọng nhất của văn hóa nền đối với người nghệ sĩ chính là thuộc nằm lòng (không phải thuộc lòng) lịch sử văn hóa văn nghệ dân tộc. Đối với người hưởng thụ cũng thế thôi. Một đầu tư cho nghiên cứu và GDĐT có lẽ phải là đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, quy mô, sâu sắc khoa học về văn minh VN, lịch sử các nghành nghệ thuật VN và nhanh chóng ứng dụng vào giáo dục ở các bâc phổ thông và đại học. (Tình trạng của các nghiên cứu KHXH, văn nghệ ở ta dù ngập tràn các học hàm, học vị được chế ra quá dễ dãi nhưng đa phần rất giả tạo, phiến diện, nghiệp dư, nhiều sai sót hoặc trong trường hợp tốt nhất là tự phát như một thú chơi cây cảnh!)
Tôi nhớ 20 năm trước có xem một cuốn lịch sử Pháp Quốc dùng cho học sinh lớp tư tiểu học Pháp. Trang tổng kết thế kỷ 19 in 4 bức tranh được chú thích, giảng giải là của bốn họa sĩ thuộc bốn trường phài lớn: Tân cổ điển của David-Lãng mạn của Delacroix-Hiện thực của Courbet- Ần tượng của Monet đi kèm với các sự kiện kinh tế, khoa học, chính trị khác. Người Pháp phải thuộc Napoleon nhưng cũng phải thuộc cả bốn ông họa sĩ kia nữa! Thế mà họ vẫn lo phát triển văn hóa không bền vững. Họ thật là quá lo xa!
Ta thì “nước đến chân rồi” thưa các quý vị.
Nguyễn Bỉnh Quân
(Visited 7 times, 1 visits today)