Nhân sinh quan tích cực
Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người bi quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan.
Thật ra, trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối, cũng không có bi quan tuyệt đối; “Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (Tâm sinh có vô vàn cách sinh, tâm diệt có vô vàn cách diệt). Lạc quan, bi quan, đương nhiên có nhân duyên bên ngoài, nhưng đa số đều là tự mình tạo nên.
Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ, vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?”
Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu; Phật giáo dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vĩnh viễn hạnh phúc chỉ vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.
Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể biết hài lòng là có thể vui vẻ.
Ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì có thể đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi.
Những nhà sư xuất gia theo Phật giáo, chỉ một chiếc áo cà sa, một đôi giày cỏ mà vân du khắp cõi. Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất, nhưng cũng có thể ngồi ngang với bậc quân vương, xem ra lẻ loi một mình, nhưng tăng có cả pháp giới, cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ, vậy nơi nào có chỗ cho cô đơn đây?
Bởi vậy, đời người không có vui buồn tuyệt đối, chỉ cần một tinh thần phấn đấu, tích cực, chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, tự nhiên có thể biến khổ thành vui, biến khó thành dễ, biến nguy thành an. Helen Keller nói: “Hướng về ánh nắng, bạn sẽ không nhìn thấy bóng tối.” Nhân sinh quan tích cực, chính là ánh nắng trong trái tim, lời này thật là chân giá trị!
Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ, vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?”
Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu; Phật giáo dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vĩnh viễn hạnh phúc chỉ vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.
Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể biết hài lòng là có thể vui vẻ.
Ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì có thể đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi.
Những nhà sư xuất gia theo Phật giáo, chỉ một chiếc áo cà sa, một đôi giày cỏ mà vân du khắp cõi. Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất, nhưng cũng có thể ngồi ngang với bậc quân vương, xem ra lẻ loi một mình, nhưng tăng có cả pháp giới, cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ, vậy nơi nào có chỗ cho cô đơn đây?
Bởi vậy, đời người không có vui buồn tuyệt đối, chỉ cần một tinh thần phấn đấu, tích cực, chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, tự nhiên có thể biến khổ thành vui, biến khó thành dễ, biến nguy thành an. Helen Keller nói: “Hướng về ánh nắng, bạn sẽ không nhìn thấy bóng tối.” Nhân sinh quan tích cực, chính là ánh nắng trong trái tim, lời này thật là chân giá trị!
Đại sư Tinh Vân
Nguồn tin: ebud.net(Nhuệ Anh dịch)
(Visited 57 times, 1 visits today)