Quy hoạch tầm nhìn
Nhâm nhi ly cà phê ở một góc phố nhỏ Hà Nội cùng với một người bạn nước ngoài mà hằng năm đều đến Hà Nội vào thu. Chợt hỏi người bạn: Hàng chục năm nay rồi sao năm nào anh cũng sang Việt Nam và nhận được câu trả lời: Việt Nam đẹp lắm, Hà Nội đẹp lắm và tôi muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước bạn trước khi “công nghiệp hóa - hiện đại hóa” làm chúng bớt đẹp đi. Tự hào xen lẫn nỗi đau làm cho ly cà phê trở nên đắng ngắt.
Vâng, quy hoạch phát triển đô thị không còn là vấn đề mới nhưng vẫn mang tính thời sự khi hàng ngày chúng ta vẫn được biết qua báo chí về những dự án bán được những lô đất “vàng” với giá “kim cương” ở trung tâm những đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… cho những nhà đầu tư để xây dựng những văn phòng cho thuê, những chung cư cao cấp. Rồi những dự án dọc hai bờ sông Hồng, biến công viên Thống Nhất của Thủ đô trở thành điểm vui chơi kiểu Disney Land, Disney World của Hoa Kỳ mà ở đó dù đất rộng mà họ cũng “đặt” những công viên giải trí đó cách xa khu dân cư dễ chừng trăm dặm, những dự kiến nâng chiều cao cho phép những công trình trung tâm Thủ đô…
Và cứ một thời gian trở lại một đô thị nào đó của đất nước là một lần nhìn thấy những tòa nhà cao tầng mới lại mọc lên ở ngay trung tâm của đô thị. Dòng người lại đổ vào thành phố vốn đã chặt chội lại càng chặt chội hơn để rồi lại đau đầu nghĩ đến bài toán xử lý như việc sử dụng những khoản tiền thu thuế hầu bao chặt hẹp của dân để giải phóng mặt bằng làm những con đường đắt nhất thế giới hoặc xây những cầu vượt hoặc làm đường bất luận ở chỗ nào có thể: trên không hoặc dưới lòng đất làm xé đau đô thị. Đó là chưa kể đến cả những việc người dân đau yếu bệnh tật sẽ phải ra ngoại ô cấp cứu, chữa bệnh khi kế hoạch di rời các bệnh viện ra ngoại ô sẽ được thực hiện nhường không gian trung tâm đô thị cho những khu thương mại, văn phòng xa xỉ, đắt tiền…
Quanh quẩn vòng vo với bài toán kinh tế, tăng trưởng và lợi ích cục bộ sẽ không có tầm nhìn chiến lược vài chục năm cho quy hoạch phát triển đô thị. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trả giá cho những tầm nhìn như vậy. Không chỉ dân ta mà cả người nước ngoài cũng không muốn Hà Nội sẽ trở nên tương tự như Băngcốc của Thái Lan, Jacácta của Inđônêxia… và nhiều thủ đô khác trong khu vực. Nha Trang đẹp mê hồn ngày nào với bãi biển không bị che khuất tầm mắt mà giờ đây những công trình xây dựng bên bờ biển tưởng chừng đáp ứng nhu cầu quý khách du lịch hoặc những cáp treo qua biển đang lạ lẫm với dân ta đã và đang làm cản trở tầm nhìn của chúng ta về tương lai đô thị. Một người khách du lịch nước ngoài đã chọn Quy Nhơn thay vì đến Nha Trang trong lịch trình du lịch Việt Nam của mình cũng không nằm ngoài nguyên nhân đó.
Những dự án khu đô thị mới được quy hoạch trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay mà chúng ta vẫn không thể vẽ được một bản đồ cho ra hồn trên một tờ giấy trắng để rồi những lợi ích về giá căn hộ, giá đất biệt thự… quá cao làm che mất tầm nhìn của chúng ta về việc hãy dành lại quỹ đất xây những con đường trong khu đô thị rộng rãi đủ để mươi mười lăm năm sau con cháu chúng ta có xe hơi đi lại, có chỗ đậu xe được và cả việc xây những công viên cây xanh cho con trẻ có chỗ chơi khỏi phải giam lỏng sau bốn bức tường của khu đô thị…
Vâng, ai cũng biết rồi và cũng chẳng ai muốn phải khổ sở để nói mãi bài toán quy hoạch đô thị nếu như những câu chuyện trên chỉ thuộc về quá khứ và những bài học đắt giá của thủ đô, của đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh đang không bị lặp lại ở những đô thị khác trong cả nước.
Quy hoạch một đô thị không phải là chuyện không làm được nhưng dường như chúng ta còn thiếu một quy hoạch khác quan trọng hơn để không chỉ làm việc quy hoạch đô thị mà còn làm những việc phát triển khác của đời sống xã hội: đó là quy hoạch tầm nhìn.
Và cứ một thời gian trở lại một đô thị nào đó của đất nước là một lần nhìn thấy những tòa nhà cao tầng mới lại mọc lên ở ngay trung tâm của đô thị. Dòng người lại đổ vào thành phố vốn đã chặt chội lại càng chặt chội hơn để rồi lại đau đầu nghĩ đến bài toán xử lý như việc sử dụng những khoản tiền thu thuế hầu bao chặt hẹp của dân để giải phóng mặt bằng làm những con đường đắt nhất thế giới hoặc xây những cầu vượt hoặc làm đường bất luận ở chỗ nào có thể: trên không hoặc dưới lòng đất làm xé đau đô thị. Đó là chưa kể đến cả những việc người dân đau yếu bệnh tật sẽ phải ra ngoại ô cấp cứu, chữa bệnh khi kế hoạch di rời các bệnh viện ra ngoại ô sẽ được thực hiện nhường không gian trung tâm đô thị cho những khu thương mại, văn phòng xa xỉ, đắt tiền…
Quanh quẩn vòng vo với bài toán kinh tế, tăng trưởng và lợi ích cục bộ sẽ không có tầm nhìn chiến lược vài chục năm cho quy hoạch phát triển đô thị. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trả giá cho những tầm nhìn như vậy. Không chỉ dân ta mà cả người nước ngoài cũng không muốn Hà Nội sẽ trở nên tương tự như Băngcốc của Thái Lan, Jacácta của Inđônêxia… và nhiều thủ đô khác trong khu vực. Nha Trang đẹp mê hồn ngày nào với bãi biển không bị che khuất tầm mắt mà giờ đây những công trình xây dựng bên bờ biển tưởng chừng đáp ứng nhu cầu quý khách du lịch hoặc những cáp treo qua biển đang lạ lẫm với dân ta đã và đang làm cản trở tầm nhìn của chúng ta về tương lai đô thị. Một người khách du lịch nước ngoài đã chọn Quy Nhơn thay vì đến Nha Trang trong lịch trình du lịch Việt Nam của mình cũng không nằm ngoài nguyên nhân đó.
Những dự án khu đô thị mới được quy hoạch trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay mà chúng ta vẫn không thể vẽ được một bản đồ cho ra hồn trên một tờ giấy trắng để rồi những lợi ích về giá căn hộ, giá đất biệt thự… quá cao làm che mất tầm nhìn của chúng ta về việc hãy dành lại quỹ đất xây những con đường trong khu đô thị rộng rãi đủ để mươi mười lăm năm sau con cháu chúng ta có xe hơi đi lại, có chỗ đậu xe được và cả việc xây những công viên cây xanh cho con trẻ có chỗ chơi khỏi phải giam lỏng sau bốn bức tường của khu đô thị…
Vâng, ai cũng biết rồi và cũng chẳng ai muốn phải khổ sở để nói mãi bài toán quy hoạch đô thị nếu như những câu chuyện trên chỉ thuộc về quá khứ và những bài học đắt giá của thủ đô, của đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh đang không bị lặp lại ở những đô thị khác trong cả nước.
Quy hoạch một đô thị không phải là chuyện không làm được nhưng dường như chúng ta còn thiếu một quy hoạch khác quan trọng hơn để không chỉ làm việc quy hoạch đô thị mà còn làm những việc phát triển khác của đời sống xã hội: đó là quy hoạch tầm nhìn.
Lưu Tiến Dũng
(Visited 5 times, 1 visits today)