Suy nghĩ về những chính sách mới trong cải cách quản lý khoa học
Khác với các chính sách đổi mới trong nông nghiệp trước đây, các chính sách đổi mới trong KHCN bên cạnh những cơ hội to lớn cũng đem lại nhiều thách thức.
Các chính sách hợp lòng đân, hợp quy luật của Nhà nước đóng vai trò quyết định đổi mới thành công nông nghiệp nông thôn. Nhưng yếu tố vật chất tạo nên sức bật mạnh mẽ trong sản xuất chính là lao động, nội lực của nhân dân cộng với tiềm năng về tài nguyên và khoa học công nghệ được chính sách khơi nguồn. Chính sách đúng và công nghệ tốt gắn với nhau. Năm 1959, năng suất lúa Việt Nam vào loại cao nhất Đông Nam á, sau khi hợp tác hóa hoàn thành năm 1960, năng suất tụt nhanh. Từ cuối thập kỷ 60, khi giống lúa IR8 ra đời, cuộc “cách mạng xanh” tăng năng suất lúa khắp Châu á thì năng suất lúa Bắc Việt Nam dậm chân tại chỗ và đến năm 1980, tụt xuống gần 1,9 tấn/ha, đứng hạng cuối Đông Nam á. Chỉ đến sau khoán 10 và Chỉ thị 100, năng suất lúa của miền Bắc và toàn quốc mới tăng trở lại, phát huy tiềm năng kỹ thuật chậm 20 năm. Sự cởi trói về chính sách cộng với đổi mới khoa học công nghệ (KHCN) đã đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng đột biến của sản xuất lương thực trong giai đoạn đầu đổi mới. Đáng tiếc là, sau khi khai thác mạnh hiệu quả của KHCN giai đoạn đầu đổi mới, đúng góp của KHCN
Để giúp nhà khoa học và người quản lý vượt ra khỏi sự trăn trở của quá trình tự lột xác này, vươn tới một thể chế mới, phù hợp quy luật, cần phải có sự kiên quyết chỉ đạo của các cán bộ lãnh đạo, trước hết là trong các ngành Tài chính, Nội vụ, Khoa học công nghệ và các cơ quan hữu quan. |
Thêm vào đó, tình trạng phân chia vốn cho các đơn vị nghiên cứu theo kiểu “bốc thuốc”, “rải mành mành” chỉ để nuôi các đơn vị không thể tạo ra các công trình KHCN đột phá trong sản xuất. Hoạt động nghiên cứu, đào tạo và khuyến nông chưa phối hợp chặt chẽ. Các đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ, cấp địa phương và của quốc tế nhiều khi trùng lắp hoặc bỏ trống nhiều lĩnh vực quan trọng…
Các bất cập kể trên đang tạo ra trong các cơ quan khoa học những tình cảnh giống như ở các hợp tác xã trước đổi mới. (Cán bộ không yên tâm công tác, người giỏi bỏ đi, người ở lại lo làm thêm kiếm tiền, không quan tâm đến uy tín, tài sản đơn vị…)
***
Ba năm nay, vốn đầu tư trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp tăng vọt, số Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ giảm xuống một nửa, 60 triệu USD vốn vay nước ngoài sẽ được dành để đầu tư cơ sở vật chất cho các Viện nghiên cứu. Tăng đầu tư cho công tác khoa học là một việc khó, sắp xếp lại tổ chức hệ thống Viện lại càng khó hơn. Tuy vậy việc khó nhất vẫn ở trước mắt đó là thay đổi cơ chế quản lý, cụ thể là cơ chế quản lý tài chính, cơ chế tổ chức cán bộ và hoạt động bộ máy, cơ chế quản lý khoa học. Mặc dù đề án Đổi mới cơ chế quản lý KHCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 9/2004, đề án Phát triển thị trường KHCN và Nghị định quy định cơ chế tự chủ tự chịu
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước gần đây về đổi mới khoa học công nghệ đang thổi lên một làn gió mới, tạo điều kiện để cơ chế thị trường phát huy tác dụng trên hai lĩnh vực chính, một là thị trường lao động của trí thức, hai là thị trường của sản phẩm khoa học công nghệ. Các chính sách này một mặt trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức khoa học công lập, mặt khác tạo ra những khuyến khích về vật chất và tinh thần cho người lao động trí óc, nhất là người tài. ở đầu ra, chính sách mới tạo điều kiện hình thành thị trường công nghệ và tạo điều kiện để thị trường đó phát triển. |
trách nhiệm của các tổ chức KHCN đã thông qua từ tháng 8-9/2005, nhưng cho đến nay, nghị định phát triển doanh nghiệp KHCN và thông tư hướng dẫn Nghị định 115 vẫn chưa được ban hành. Có lẽ khâu chính sách chậm chễ nhất vẫn lại là tài chính. Khác với các chính sách đổi mới trong nông nghiệp trước đây, các chính sách đổi mới trong KHCN bên cạnh những cơ hội to lớn cũng đem lại nhiều thách thức. Với cán bộ nghiên cứu, điều lo ngại chính là việc cắt quỹ lương biên chế thường xuyên. Những người không có khả năng học tập, phấn đấu sợ bị mất nguồn trợ cấp ổn định, nhưng những người chấp nhận cạnh tranh, muốn vươn lên cũng e ngại về khả năng hình thành một thị trường khoa học công bằng. Nhiều câu hỏi hợp lý được nêu lên như: Liệu các đề tài đấu thầu có được xét duyệt một cách cạnh tranh công bằng hay không ? Trình độ và đức độ của những người cầm cân nảy mực trong việc lựa chọn, đánh giá các cơ quan nghiên cứu có công minh, vô tư hay không? Có chấm dứt được tình trạng nể nang, chạy trọt, “quân xanh, quân đỏ” đã từng xẩy ra trong khoa học và trong xây dựng cơ bản? Trong điều kiện giao quyền quản lý cao cho các cấp lãnh đạo, có cách nào gắn giữa trách nhiệm với quyền hạn, có cách nào phát huy dân chủ, đảm bảo chế tài của pháp luật để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lạm quyền được hay không?
Đối với lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhiều băn khoăn vướng mắc cũng được nêu ra như: Có nên nhẫn tâm và có thể quyết tâm đưa ra khỏi công tác nghiên cứu một số lớn cán bộ không đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới nhưng lại là những người đã đóng góp công sức cho cơ quan, cho lĩnh vực nghiên cứu qua nhiều năm gian khổ? Làm thế nào thu hút được đội ngũ các cán bộ trẻ, có năng lực, được đào tạo tốt nhưng đòi hỏi đãi ngộ cao và thiếu nhiều kinh nghiệm về thực tiễn? Làm thế nào chuyển từ một cơ chế chủ yếu dựa vào đầu tư của Nhà nước, dựa vào khách hàng Nhà nước, sang cơ chế đa dạng về nguồn thu, cạnh tranh trên thị trường trong khi các văn bản, luật lệ nhất là về tài chính chuyển đổi rất chậm? Làm thế nào chuyển đổi từ cơ chế quản lý dựa vào tập thể các quyết định, thông qua sự đồng thuận của”bộ tam, bộ tứ”, sang một cơ chế rõ ràng trách nhiệm cá nhân?
Để giúp người lao động và người quản lý vượt ra khỏi sự trăn trở của quá trình tự lột xác này, vươn tới một thể chế mới, phù hợp quy luật, cần phải có sự kiên quyết chỉ đạo của các cán bộ lãnh đạo, trước hết là trong các ngành Tài chính, Nội vụ, Khoa học công nghệ và các cơ quan hữu quan. Trước hết ban hành ngay các nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn chính sách mới; hình thành quĩ giải quyết chế độ cho cán bộ sắp xếp lại như trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hoá và công chức trong cải cách hành chính; tiến hành các cải cách tiếp theo ở cấp quản lý khoa học bộ, ngành; triển khai một số mô hình thực hiện sớm các chính sách mới để rút kinh nghiệm; nghiên cứu chỉnh sửa các văn bản pháp lý khác đã lỗi thời so với chính sách mới; tăng đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và triển khai KHCN; kiên quyết sắp xếp lại tổ chức các cơ quan nghiên cứu, triển khai KHCN.
Trong tương lai, ngành nông nghiệp phải tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, trong hoàn cảnh nguồn đất và nguồn nước ngày càng thu hẹp, giá lao động tăng dần, mức độ cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt. Động lực phát triển chính trong tương lai phải là KHCN. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy hiệu quả đầu tư cho KHCN nông nghiệp Việt Nam cao gấp 4 lần đầu tư giao thông nông thôn, 6 lần giáo dục cơ sở, 10 lần thủy lợi. Không phải đợi đến một nền kinh tế tri thức, nếu quyết tâm ngay từ hôm nay, chất xám sẽ tạo ra sự thần kỳ trước đây đã từng diễn ra nhờ máu, nước mắt và mồ hôi Việt Nam.
Viện Chính sách Lương thực Quốc tế