Tăng trưởng kinh tế có mang lại hạnh phúc?
Câu trả lời không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn liên quan đến chính trị và chuyện cá nhân mỗi người. Nhưng rõ ràng: tiền không phải là tất cả.
Nhà kinh tế người Thụy Sĩ này hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Warwick (Anh) và là nhà khoa học đầu tiên gắn hạnh phúc với các mô hình kinh tế. Trong sự so sánh giữa các quốc gia khác nhau, ông cho rằng, kinh tế phát triển, cuộc sống tiện nghi sẽ đem lại hạnh phúc cho người dân hơn, người dân ở các nước giàu hạnh phúc hơn người dân các nước nghèo.
Mức độ hạnh phúc
Khi nói về hạnh phúc, người ta nghĩ đến ngay mức độ hài lòng với cuộc sống một cách chủ quan. Độ sung túc đóng một vai trò lớn trong phản ánh tác động của tiền lên sự cảm nhận hạnh phúc.
Tuy nhiên, một người nghèo cảm thấy hạnh phúc hơn một người giàu khi nhận được lương gấp đôi. Hay nói cách khác như Frey: “Người nhiều tiền không cảm thấy hạnh phúc hơn được vì họ có thể kiếm được tiền hơn thế nữa.”
Tất nhiên, tiền bạc không phải là tất cả. “Có nhiều yếu tố khác để xác định hạnh phúc” – nhà nghiên cứu hạnh phúc này nói. Ngoài yếu tố di truyền, mà trên tất cả là sức khỏe, còn có các yếu tố xã hội như bạn bè và gia đình quyết định mức độ hạnh phúc của con người.
Một nước phát triển thịnh vượng như Đức khác với các nước mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ, tăng trưởng kinh tế không phải là mục tiêu trọng tâm. Thành viên trong hội đồng quản trị của Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) ở Berlin, Gerd Wagner nêu quan điểm: “Tỷ lệ thất nghiệp thấp, ngân sách nhà nước bền vững, hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt, tự do và dân chủ là những các mục tiêu còn cao hơn sự tăng trưởng kinh tế.”
Sự tăng trưởng kinh tế có thể giúp thực hiện những mục tiêu này nhưng không phải là nhất thiết. “Thất nghiệp có thể tránh được nếu giảm thời gian làm trong tuần, mọi người cũng sẵn sàng làm việc ít đi nếu như thu nhập vẫn đảm bảo. Nhà nước có thể chỉ tiêu bớt đi hay tăng thuế để giảm các khoản nợ chính phủ mà không nhất thiết là phải tăng trưởng kinh tế.”
Dân chủ mang lại hạnh phúc
Các yếu tố chính trị ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của người dân với cuộc sống. “ Con người trong một xã hội dân chủ hạnh phúc hơn trong một xã hội độc tài” – Frey nhận định. Đặc biệt, người dân cảm thấy hạnh phúc khi những chính sách, hành động của nhà nước đi liền với nhu cầu của họ và mang lại điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của họ.
Liên minh châu Âu chính là minh chứng cho “sự thiếu hụt dân chủ lớn”. Theo cuộc thăm dò thường xuyên của Trung tâm nghiên cứu Pew ở Washington thì người dân châu Âu tỏ ra ít tin tưởng vào thể chế chính trị của họ. Frey cho rằng: “Liên minh châu Âu nên tăng cường chỉ đạo trưng cầu dân ý về các vấn đề quan trọng của đất nước, cần thiết lập và ý thức tầm quan trọng mối quan hệ giữa các vấn đề châu Âu và sự ảnh hưởng của nó với người dân.”
Ít nhất 20 triệu người ở châu Âu hiện nay đang bức xúc trước vấn đề tìm việc làm.
Thất nghiệp gây buồn chán
Ai thất nghiệp cũng đều cảm thấy buồn chán hơn trước đây. Trợ cấp thất nghiệp không làm người thất nghiệp vui hơn, chỉ có công việc mới mang lại hạnh phúc cho họ. Frey cho hay: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, nam giới thất nghiệp buồn chán sâu sắc hơn nữ giới, vì phụ nữ thường tìm được vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc gia đình.” Nhưng khi nạn thất nghiệp ở châu Âu được giải quyết thì sự hài lòng với cuộc sống của người dân lại trở lại như trước.
Frey không tin rằng, có thể đo mức độ hạnh phúc của người dân bằng các mục tiêu của chính phủ, ngược lại, nó là thước đo đánh giá sự hài lòng, ủng hộ hay phản đối của người dân đối với chính phủ.
Diệu Hoa dịch
Nguồn: http://www.dw.de/