Thành lập các phức hợp nghiên cứu dùng chung thiết bị theo vùng địa lý
Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, kinh phí phân bổ cho khoa học còn thiếu và yếu. Chúng ta phải có chính sách sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách, viện trợ và sự đóng góp trong lĩnh vực tư nhân.
1. Thay đổi tư duy trong việc quản lý thiết bị, sử dụng thiết bị
Về nghiên cứu khoa học để tiết kiệm kinh phí đầu tư và tập trung nguồn lực chất xám, chính phủ cần thành lập một số phức hợp nghiên cứu mà trong đó có rất nhiều thiết bị dung chung như máy SEM, TEM, phổ Raman, NMR… đây là những thiết bị đắt tiền được dung chung cho nhiều viện, trường, trung tâm nghiên cứu theo khu vực địa lý.
Đây là ý tưởng hay để tiết kiệm kinh phí đầu tư trang thiết bị, không đấu tư dàn trải, không kéo dãn nguồn nhân lực trong điều kiện thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
2. Sử dụng hiệu quả trang thiết bị hiện có
Trang thiết bị là tài sản cố định có khấu hao và sẽ bị mất giá trị khi không sử dụng có hiệu quả trong thời gian khoảng 10 năm.
Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đang thiếu những thiết bị nghiên cứu chuyên sâu để có thế tiến hành những đế tài nghiên cứu lớn có khà năng đăng ở các tạp chí quốc tế. Đó lá thực tế (?!). Chính cách làm hiện nay đã dàn mỏng kinh phí đầu tư, đầu tư dàn trải các thiết bị cùng chủng loại cho nhiều viện trường trong cùng một khu vực địa lý (trong khoảng không gian 20km) dẫn tới thiết bị thiếu động bộ, lập lại những thiết bị có giá trị từ 30,000-70,000 USD nhưng hầu như không chạy hết công suất khi thực hiện chức năng nghiên cứu cũng như đạo tạo. Trong khi những thiết bị chuyên sâu như như phổ Maldi –Tof, HPLC, FACS, NMR, Raman,… không có kinh phí để đầu tư và nếu có cũng không có kinh phí mua hoá chất để vận hành.
Tôi lấy ví dụ, hiện này hầu hết viện trường đều có máy Real-time PCR (giá trung bình ở Việt Nam thường từ 35,000-70,000, tuỳ hang sản xuất), nhưng hang năm có bao nhiêu phẩn trong một đề tài nghiên cứu có sử dụng thiết bị này và có bao nhiêu sinh viên đại học và sau đại học được sử dụng thiết bị này ?
Tính khoàng 30 máy Real Time trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhưng với công suất hiện nay chỉ cần 8 máy Real time PCR dùng cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm cà trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu nếu những mày này được đạt trong một phức hợp nghiên cứu (thiết bị dùng chung ) theo khu vực địa lý (như khu vực Đông Sài Gòn). Tiết kiệm hơn 1 triệu USD. Số tiền này sẽ dùng mua được một hệ Maldi-Tof, một hệ Raman, FACS… và hoá chất vận hành trong vòng 2 năm.
3. Thành lập phức hợp nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh học (các thiết bị dùng chung) theo khu vực địa lý.
– Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh – Các trường có khả năng đóng góp kinh phí để thành lập (Trường đại học khoa học tự nhiên- Đại học Y Dược- Đại học Bách Khoa- Trung tâm Công nghệ sinh học Tp.HCM và lĩnh vực đại học tư nhân)
– Khu vực Đông Sái Gòn – Đại học Nông Lâm- Viện Sinh học Nhiệt Đới- Đại học quốc tế (đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)- Khu Công Nghệ Cao TP.HCM
– Khu Tây Bắc Sài Gòn – Khu nông nghiệp công nghệ cao- Trung tâm kỹ nghệ Việt Kiều.
Như vậy khi tiến hành thành lập các khu phức hợp nghiên cứu theo khu vực địa lý sẽ có những thuận lợi sau:
– Giảm kinh phí nhà nươc và đơn vị để trang bị các thiết bị chuyên sâu
– Tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao vào một khu vực làm việc, tăng cường khả năng hợp tác triển khai các đề tài nghiên cứu.
– Tạo thành một vành đai các phức hợp nghiên cứu y sinh học từ đó phát triển các trung tâm dịch vụ kèm theo.
– Chi phí bào trì thiết bị được đóng góp từ các đơn vị thành viên.
———–
* Viện nghiên cứu Y sinh Samsung