Thành tích sạch

Việc hội nhập với thế giới càng đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết những giá trị, những thành tích sạch.


Cơ sở của thị trường là tự do cạnh tranh và cũng như từ thị trường, từ tự do cạnh tranh trải nhiều đời đã bị một nỗi oan khó tả.Nhiều người quan niệm rằng tự do cạnh tranh là tự do cá lớn nuốt cá bé, là vô đạo đức.Quả thật đã có một thời gian dài vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản mới phát sinh, mà các nhà kinh tế học gọi là thời kỳ tư bản chủ nghĩa rừng (capitalisme sauvage) người ta đã sử dụng tự do cạnh tranh một cách khá man rợ.Nhưng đó không phải lỗi của tự do cạnh tranh, mà lỗi của những người sử dụng nó.

 

Các thế hệ cha chú qua hai cuộc chiến tranh dựng nước ác liệt đã để lại một di sản lớn cho lớp trẻ.

Nhưng lớp trẻ chỉ có thể phát triển đầy đủ di sản đó trên cơ sở một xã hội lành mạnh. Mà một xã hội thật sự lành mạnh nhất thiết phải được xây dựng trên những hệ giá trị trung thực rõ ràng và minh bạch.

Tự do cạnh tranh không tốt cũng không xấu (nhưng nhất định tốt hơn chế độ sản xuất tự cung tự cấp của nền kinh tế phong kiến).Tự do cạnh tranh chỉ là một phương tiện hay nói đúng hơn một phương thức, một cỗ máy. Không ai dở hơi mà nói chuyện đạo đức với một cỗ máy!Ruột của tự do cạnh tranh chính là thi đua. Thi đua có thể rất đạo đức.Nó giúp huy động tối đa khả năng vật chất cũng như tinh thần của những thành viên trong một cộng đồng vì lợi ích chung.Thành tích chính là những kết quả đặc biệt trong quá trình nỗ lực tự giác của một cộng đồng vươn lên.Do đó thành tích xét đến cùng có một hàm lượng nhân văn và đạo đức cao.Nhưng cuộc đời thường không đơn giản. Như nữ thần Janus hai mặt, một mặt chiến tranh, một mặt hòa bình, mọi biểu hiện của con người trong xã hội đều có hai mặt: mặt xấu/mặt tốt, mặt cao thượng/mặt hèn hạ.

 Việc tuyên dương thành tích là một hành động vừa có giá trị thực dụng vừa có giá trị đạo đức, nó thúc đẩy con người vươn lên tự hoàn thiện đóng góp tối đa cho cộng đồng.
Điều đáng buồn là những thành tích sạch, có giá trị đạo đức cao luôn luôn bị làm vấy bẩn bởi những tính toán thấp kém của chủ nghĩa cá nhân.

Điều đáng buồn là những thành tích sạch, có giá trị đạo đức cao luôn luôn bị làm vấy bẩn bởi những tính toán thấp kém của chủ nghĩa cá nhân.Trong vận động của một cộng đồng, cái cao thượng luôn có nguy cơ trở thành cái xấu xa (hay ngược lại tùy theo định hướng và nỗ lực của cộng đồng này).Trong phong trào thi đua ta đã chứng kiến bao nhiêu thành tích đáng ca ngợi, những thành tích tuyệt vời dựa trên sự trung thực và đức hy sinh, mặt khác cũng không ít những thành tích bẩn xây dựng trên sự dối trá, ích kỷ của những thói xấu “làm láo, báo cáo hay, vẽ vời những thành tích ảo, chạy bằng, chạy chức vị… đủ các thứ “chạy” mà báo chí đã không ngừng tố cáo, lên án.Người ta bàn tán mất thời giờ về số lượng thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư như hiện nay là nhiều hay ít mà quên không bàn kỹ xem một tiến sĩ thứ thiệt giá trị gấp bao nhiêu lần một tiến sĩ giấy. Lẽ dĩ nhiên đó không phải là mặt chính của xã hội, nhưng chúng ta không được coi nhẹ vì đặc tính của cái xấu là nó lây lan rất nhanh và nguy hiểm như một thứ dịch cúm gà (!)Gần đây trong một cuộc thi mỹ thuật (địa hạt vẫn được coi là sang trọng của xã hội vì là địa hạt của sự sáng tạo của cái đẹp), đã xẩy ra một sự cố đáng buồn- Ban giám khảo đã trao giải cho một bức tranh cóp của người khác (điều càng đáng buồn hơn là bức nguyên mẫu xem ra cũng chẳng “ghê gớm” gì).Nó chứng tỏ hai việc: một là đạo đức kém của người dự thi. Thứ hai là trình độ thẩm mỹ đáng ngờ của một số ủy viên trong hội đồng chấm giải.

Chúng ta cần rút kinh nghiệm. Việc tổ chức các hội đồng thẩm định phải được tiến hành một cách nghiêm túc hơn trên cơ sở những tiêu chí khắt khe về chuyên môn cũng như về đạo đức thật sự chứ không phải dựa trên cơ sở những học hàm học vị chưa được phân tích.Trong quốc sách tiết kiệm chống lãng phí không nên coi quá nhẹ mảng tiết kiệm danh hiệu.Không nên quên rằng tiêu sài hoang phí những danh hiệu có nguy cơ dẫn đến nạn lạm phát cũng như sụt giá một số quy chiếu đạo đức của xã hội.Danh hiệu cũng là tài sản của nhân dân, tuyệt đối không được xem nó như tiền chùa mà vung tay quá trán một cách hoang phí.

***

Chúng ta hay nhắc đến việc xây dựng một nhà nước pháp quyền- nhưng pháp quyền chỉ có thể vận hành tốt trong một môi trường sạch.
Pháp luật không phải là đạo đức, nhưng không thể tách rời đạo đức thậm chí đi ngược lại đạo đức, “nén bạc đâm toạc tờ giấy”.
Pháp luật để bảo đảm an toàn cho đạo đức, đạo đức để bảo đảm tính đúng đắn cho pháp luật. Tòa án tối cao thật sự chính là tòa án lương tâm.
Anh có thể lừa vợ lừa con
                 lừa cả nước
Nhưng thế nào cũng có lần anh phải ra trước 
                vành móng ngựa bản thân anh
Tạ tội nhân cúi đầu trước ta Thượng đế.
Khi lời phán xét cuối cùng
.
***
Các thế hệ cha chú qua hai cuộc chiến tranh dựng nước ác liệt đã để lại một di sản lớn cho lớp trẻ.
Nhưng lớp trẻ chỉ có thể phát triển đầy đủ di sản đó trên cơ sở một xã hội lành mạnh. Mà một xã hội thật sự lành mạnh nhất thiết phải được xây dựng trên những hệ giá trị trung thực rõ ràng và minh bạch.
Việc hội nhập với thế giới càng đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết những giá trị, những thành tích sạch.
Chữ tín là chữ thiết yếu hàng đầu trong mọi cuộc giao lưu, trao đổi.
Cổ nhân dạy “lời nói đọi máu”.
Bao nhiêu những người con ưu tú của đất nước đã lấy máu mình để bảo đảm lời cam kết độc lập tự do. Hàng triệu liệt sĩ là kho trữ kim quý báu hơn bất kể một thứ trữ kim nào trên đời của đạo đức và nhân cách Việt Nam…
Các thế hệ cha chú vì tương lai của Tổ quốc có nghĩa vụ chi viện cho lớp trẻ trong nhiệm vụ thiêng liêng này.
Trong cuộc đấu tranh khó khăn và quyết liệt chống mọi tệ nạn để tạo dựng một không khí sạch, cao thượng cho tương lai, anh linh của triệu triệu liệt sĩ sẽ chứng giám và làm chỗ dựa hùng hậu cho chúng ta. Chỉ cần chúng ta quyết tâm nhất định chúng ta làm được.
Sống khác làng
Chết cùng quê liệt sĩ
Đọi máu thay lời
Trang nghĩa trăng soi.

Lê Đạt

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)