Tư pháp, tự trị địa phương, sửa đổi hiến pháp, pháp quy tối cao

"Trò chuyện về tân hiến pháp” (1947) được soạn ra để giúp người dân Nhật Bản lĩnh hội được nội dung của hiến pháp mới, thay thế cho Hiến pháp Đại đế quốc Nhật Bản ban bố dưới thời Minh Trị. Tia Sáng xin trích đăng một phần nội dung của cuốn sách đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình dân chủ hóa nước Nhật và khai sáng quốc dân Nhật.

10. Nội các

[…]

11. Tư pháp

“Tư pháp” là công việc xét xử tranh chấp, quyết định xem có tội hay không có tội. “Tòa án” là thứ chỉ công việc tương tự. Cho dù là ai thì cũng có quyền tiếp nhận sự phán xử công bằng để bảo vệ sinh mệnh, tự do, tài sản…của bản thân. Việc nước gọi là tư pháp này là việc rất quan trọng đối với quốc dân vì thế việc xét xử và đưa ra phán quyết công bằng là rất quan trọng.

Ở đó nhà nước có “tòa án” là nơi tiến hành công việc “tư pháp”. Tòa án khi tiến hành công việc này chỉ tuân theo pháp luật mà hiến pháp và quốc hội tạo ra và xét xử một cách công bằng theo quy định của hiến pháp. Ngoài ra không được nói ra bất cứ thứ gì khác. Thêm nữa, người có vai trò xét xử tức là “thẩm phán” không được tùy tiện quyết định.

Đây gọi là “sự độc lập của quyền tư pháp”. Để cho sự phán xử công bằng thì ai cũng có thể nghe và xem xét xử. Cũng giống như quốc hội công việc của tòa án được diễn ra trước sự chứng kiến của quốc dân. Điều này cũng được hiến pháp quy định rõ ràng.

Hiến pháp lần này có một điều thay đổi lớn cần phải nói. Đó là có thể điều tra xem pháp luật do quốc hội tạo ra có hợp với hiến pháp hay không. Nếu như cho rằng pháp luật đó trái với điều hiến pháp quy định thì việc bất tuân pháp luật đó là có thể. Vì vậy tòa án có vai trò rất lớn.

Các bạn thân mến, quốc dân chúng ta cần phải nghĩ rằng quốc hội là nơi thay mặt cho chúng ta và tin tưởng quốc hội đồng thời phải nghĩ rằng tòa án là nơi bảo vệ tự do và quyền lợi của chúng ta đồng thời tôn kính nó.

12. Tài chính

[…]

13. Tự trị địa phương

Trong thời chiến tranh cái gì cũng nói “vì đất nước” vì thế việc của từng người dân đã bị tư duy rất cứng nhắc. Tuy nhiên đất nước là sự tập trung của quốc dân vì vậy từng quốc dân không tốt thì đất nước sẽ không thể tốt. Cũng giống như thế, nước Nhật Bản chia làm rất nhiều địa phương, các địa phương này nếu như không trở nên giàu có thì đất nước cũng không thể nào giàu có.

Để làm được điều đó thì từng địa phương tự mình tiến hành mọi việc là tốt nhất. Bởi vì ở địa phương đó có rất nhiều thông tin và người sống ở địa phương đó là người biết rõ nhất mọi điều. Tự mình làm những việc của mình gọi là “tự trị”. Vì vậy việc nhà nước trao quyền cho từng địa phương tiến hành tự trị được gọi là “tự trị địa phương”.
Trong Hiến pháp lần này, tự trị địa phương này được xem trọng và quy định rõ ràng. Từng địa phương trở thành một đoàn thể và tự mình tiến hành công việc của bản thân.
Thủ đô Tokyo, đạo Hokkaido, các phủ tỉnh, thành phố làng đều là các đoàn thể. Đây  được gọi là “Đoàn thể công cộng địa phương” .
 
Nếu như tiến hành việc nước là dân chủ thì cách tiến hành công việc của đoàn thể công cộng địa phương cũng phải là dân chủ. Đoàn thể công cộng địa phương có thể nói là bộ phận của đất nước. Giống như nước có quốc hội, đoàn thể công cộng địa phương cũng có “Hội đồng ” làm đại diện cho người dân sống ở địa phương. Thống đốc điều hành công việc của đoàn thể công cộng địa phương và những người có trách nhiệm quan trọng khác, cả các nghị viên của hội đồng  địa phương tất cả đều do người dân tự mình bỏ phiếu bầu ra.

Và như thế tự trị địa phương đã được quy định rõ trong Hiến pháp vì vậy pháp luật quy định công việc của một đoàn thể công cộng địa phương nào đó khi được tạo ra ở quốc hội muốn biết ý kiến của người dân ở địa phương thì tiến hành bỏ phiếu và nếu như số phiếu không quá bán thì sẽ không thể được.
Các bạn thân mến,  để yêu nước và dốc sức cho đất nước  các bạn hãy yêu địa phương mình sống và dốc sức cho địa phương mình. Hãy nghĩ rằng nếu địa phương giàu có thì đất nước cũng sẽ phồn vinh.

14. Sửa đổi

“Sửa đổi” là chỉ việc thay đổi hiến pháp. Hiến pháp như trước đó đã nói là quy tắc quan trọng nhất trong số các quy tắc của đất nước vì vậy thủ tục sửa đổi nó phải hết sức nghiêm cẩn.
 
Vì vậy, trong Hiến pháp lần này quy định khi sửa đổi hiến pháp thì một mình quốc hội không thể làm được mà quốc dân phải bỏ phiếu tán thành hay phản đối.

Trước hết là một viện của quốc hội có trên 2/3 số nghị viện tán thành thì sẽ quyết định thay đổi Hiến pháp. Đây gọi là “đề xuất” sửa đổi Hiến pháp. Sau đó thông báo cho quốc dân biết và quốc dân tiến hành bỏ phiếu tán thành hay phản đối. Khi trên một nửa tổng số phiếu tán thành thì có nghĩa là việc sửa đổi Hiến pháp đã được quốc dân đồng ý. Đây gọi là sự “thừa nhận” của quốc dân. Sự sửa đổi được quốc dân thừa nhận sẽ được công bố dưới tên Thiên hoàng. Đây gọi là sự “công bố”.

Hiến pháp mới do quốc dân tạo ra là của quốc dân vì vậy khi công bố cũng phải dưới danh nghĩa của quốc dân.

15. Pháp quy tối cao

Giống như đã nói ở phần đầu tiên của cuộc trò chuyện này, “Pháp quy tối cao” là quy tắc có vị trí cao nhất nước tức là Hiến pháp. Trong Hiến pháp này với tư cách  là pháp quy tối cao đã nói về hai nội dung là quy tắc quyết định cách tiến hành việc nước và quy tắc quy định các quyền con người cơ bản của quốc dân. Trong đó các quyền con người cơ bản của quốc dân do từ trước đến nay bị tư duy rất cứng nhắc vì vậy Điều 9 của Hiến pháp đã ghi rất nghiêm trang rằng các quyền con người cơ bản này là thứ con người có được sau thời gian dài nỗ lực, được thử thách qua rất nhiều  sự việc và nó là quyền vĩnh viễn không thể xâm phạm.

Hiến pháp này là pháp quy tối cao  vì vậy những gì trái với những điều được quy định bởi Hiến pháp này cho dù là pháp luật hay mệnh lệnh đều không có hiệu lực với tư cách là quy tắc. Điều này được Hiến pháp quy định rõ.  Cả Thiên hoàng, bộ trưởng, nghị viên quốc hội, thẩm phán tất cả đều phải có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp này. Thêm nữa, Nhật Bản cũng phải tuân theo cả giao ước giữa Nhật Bản và các nước khác (gọi là “điều ước”), cả các quy tắc về giao lưu giữa các nước (gọi là “pháp quy quốc tế”) và điều này cũng được Hiến pháp quy định.

Các bạn thân mến, Hiến pháp mới là hiến pháp do quốc dân Nhật Bản tạo ra và là hiến pháp của quốc dân. Từ giờ về sau các bạn hãy tuân theo Hiến pháp và làm cho nước Nhật Bản phồn vinh.

Người dịch: Nguyễn Quốc Vương (Khoa Lịch sử ĐH Sư phạm Hà Nội)

Tác giả

(Visited 6 times, 1 visits today)