Vài giải pháp cho việc tăng thu nhập cho nhà khoa học
Phần lớn những người trong ngành, và cả giới lãnh đạo, đều biết, nếu muốn hệ thống đại học và nền khoa học Việt Nam phát triển, không thể không giải quyết vấn đề thu nhập và điều kiện sống của giảng viên đại học và cán bộ khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có hướng nào để giải quyết vấn đề này, ngoài việc cho phép sử dụng một phần kinh phí dành cho đề tài nghiên cứu để tăng thu nhập cho cán bộ khoa học. Vì vậy, xin kiến nghị một số giải pháp trước mắt cho việc tăng thu nhập cho nhà nghiên cứu và giảng viên ĐH, bảo đảm cho họ có thể dành hết tâm sức cho công việc của mình.
Để có được một quốc gia văn minh, phồn vinh và an ninh, không thể không phát triển khoa học và đội ngũ trí thức. Điều này các nước tiên tiến trên thế giới đã nhận thức được từ lâu, và Việt Nam cũng phải đi theo. Tuy nhiên, việc phát triển khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam gặp không ít khó khăn, và một trong những khó khăn đó chính là sự quá bất hợp lý trong hệ thống lương bổng cho các cán bộ nghiên cứu và giảng viên đại học.
Để thấy thu nhập chính thức của các giảng viên đại học ở Việt Nam thấp đến mức nào, có thể so sánh:
– Giữa thu nhập của giảng viên đại học ở Việt Nam với giảng viên ở các nước đang phát triển khác.
– Giữa các giảng viên đại học ở Việt Nam và những người trình độ tương đương nhưng làm những ngành khác như kỹ sư, bác sĩ, tài chính kế toán v.v.
Theo cả hai so sánh đó, thì lương của giảng viên đại học công của Việt Nam đều đang ở mức quá thấp khó có thể chấp nhận. Ví dụ như giáo sư ở Việt Nam (tạm coi là tầng lớp trí thức cao cấp nhất, có trình độ cao nhất của Việt Nam) được không quá 4-500 USD một tháng kể cả phụ cấp, trong khi ở Senegal (là nước đang phát triển còn nghèo hơn Việt Nam) có thể được trên 2000 USD một tháng, hay các cán bộ quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể đạt thu nhập chính thức vài nghìn USD một tháng.
Ở Việt Nam hiện có 4 dự án đại học quốc tế nhà nước: 1 cái với Đức (ở TP.HCM), 1 cái với Mỹ (vùng Mê Kông?), 1 cái với Nhật (ở Đà Nẵng?), và 1 cái với Pháp ở Hà Nội. Các đại học mới này sẽ trả lương cho giảng viên cao hơn hẳn các đại học hiện tại. Tất nhiên, các đại học “đẳng cấp quốc tế” cũng như các viện nghiên cứu “đẳng cấp quốc tế” mới lập ra sẽ phải có chế độ đãi ngộ thì mới thu hút được người giỏi và đảm bảo chất lượng. Thế còn đối với những người giỏi nhưng vẫn ở các đại học cũ thì sao ? (Nếu “rút ruột” hết các đại học cũ chuyển toàn tinh tú sang đại học mới, thì lại thành dở, phá hoại các đại học cũ). Chế độ đãi ngộ với những người giỏi nhưng nằm lại ở các đại học cũ cũng sẽ phải thay đổi theo, để tránh “bất công”. Nếu nâng lương “đại trà” là “không khả thi”, thì sẽ chuyển sang hình thức tăng “phụ cấp khoa học” các phụ cấp khác, ví dụ như làm khoa học tốt có thể được tiền phụ cấp khoa học = vài lần tiền lương chính thức, đăng bài quốc tế thì được tính thành tiền thưởng khoa học đáng kể, như thế cũng đỡ. Thực ra ở nhiều cơ quan Nhà nước khác (các vụ này vụ nọ, chứ không nói đến doanh nghiệp) đã cho phép trả lương bằng ít ra 3-4 lần lương chính thức rồi. Ở Toulouse có một Viện Kinh tế (Toulouse School of Economics) khá có tiếng, ở đó các giảng viên/nghiên cứu viên cũng được nhận tiền phụ cấp khoa học theo tiêu chí bài báo khoa học. Họ có 1 danh sách các tạp chí kinh tế quốc tế có uy tín, chia làm 3 loại: Loại 1 (uy tín nhất, khó đăng nhất) đến loại 3, và tính điểm khoa học (chuyển thành tiền phụ cấp khoa học) theo tổng số lượng bài đăng ở mỗi loại. Đây không phải là cách tính lương/phục cấp khoa học “hoàn thiện” nhất, nhưng là một cách khá khách quan và dễ thực hiện, có thể áp dụng cho Việt Nam. |
Lương thấp cho cán bộ nghiên cứu và giảng viên đại học (cộng với điều kiện làm việc hết sức thiếu thốn) dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
– Các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa. Đấy là hậu quả tất yếu của hệ thống “lương ít lậu nhiều”. Khi lương quá thấp và xã hội thiếu công bằng và kỷ cương, thì người ta dễ bị cám dỗ bởi các cách kiếm tiền, dễ dàng lợi dụng quyền lực trách nhiệm trái với đạo lý nghề nghiệp, ví dụ như bán điểm cho sinh viên. Rất khó hình dung một giảng viên ở một đại học tiên tiến trên thế giới lại đi bán điểm cho sinh viên (ai làm như vậy mà bị phát hiện thì sẽ không còn mặt mũi nào nhìn đồng nghiệp), nhưng ở Việt Nam hiện tượng này không phải là hiếm.
– Chất lượng đào tạo và nghiên cứu kém, lãng phí chất xám. Kể cả các giảng viên hay nghiên cứu viên có năng lực và nhiệt huyết, cũng tốn quá nhiều thời gian cho việc “kiếm kế sinh nhai” (vì lương chính thức không đủ sống), còn rất ít thời gian dành cho khoa học và cho sinh viên, và hệ quả tất yếu là kết quả nghiên cứu khoa học ở Việt Nam thấp (thể hiện qua việc có rất ít công trình khoa học “nghiêm chỉnh” so với số lượng giảng viên đại học và nghiên cứu viên), và chất lượng giảng dạy cũng thấp (dạy xô bồ, chương trình và giáo án lạc hậu chậm thay đổi, v;v.). Đây chính là sự lãng phí chất xám ghê gớm trong đại học: So với sự “chảy máu chất xám” (tức là những người Việt có trình độ bỏ ra nước ngoài làm việc), thì sự lãng phí chất xám trong nước có thể lớn hơn nhiều lần.
– Rất khó thu hút các tài năng trẻ đi theo con đường nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học, bởi nếu hai công việc đòi hỏi khả năng và cố gắng tương đương, nhưng một việc có thu nhập 2000 USD một tháng còn việc khác có thu nhập 200 USD một tháng, thì không cứ gì các bạn trẻ, ngay cả bạn sẽ chọn việc nào? Do vậy rất khó kiếm đủ người có trình độ để tuyển làm giảng viên ở các trường đại học.
Trong khi ngay tại phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước (đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần hóa), chế độ lương bổng của cán bộ đã đi theo cơ chế thị trường, “hưởng theo thành quả” và không bị chặn trên, thì chế độ lương của các cán bộ giảng dạy nghiên cứu vẫn đang bị kìm kẹp bởi các chính sách từ thời bao cấp. Ở Việt Nam hiện tại, lương chính thức của giáo sư bị chặn trên (hệ số lương không quá 8 theo thang lương Nhà nước, và thấp hơn lương của tướng quân đội hay bí thư TW Đảng), trong khi ở Anh, Mỹ, Hàn Quốc và nhiều nước khác, lương giáo sư không bị chặn trên mà chỉ có chặn dưới. Việc chặn trên lương giáo sư là một kiểu quan liêu bao cấp bình quân chủ nghĩa và trái ngược lại với nguyên tắc “hưởng theo lao động”, không thực sự coi trọng khoa học, coi khoa học không thể quan trọng bằng những thứ khác, phủ nhận khả năng có thể đem lại những đóng góp to lớn thay đổi xã hội của các nhà khoa học. Chúng ta cần học tập Mỹ: Tuy không phải là nước “xã hội chủ nghĩa”, nhưng hệ thống lương của họ cho giới khoa học tuân thủ theo qui tắc “hưởng theo lao động”, sòng phẳng và công bằng hơn nhiều lần ở Việt Nam. Những giáo sư cao cấp nhất ở Mỹ có thể có lương chính thức hơn 1 triệu USD một năm, cao hơn mấy lần lương chính thức của Tổng thống. (Tất nhiên Tổng thống ở Mỹ thì có nhiều đặc quyền mà giáo sư không có). Ở Việt Nam, giáo sư vừa không có đặc quyền gì so với các quan chức, vừa bị chặn trên lương chính thức.
Phần lớn những người trong ngành, và cả giới lãnh đạo, đều biết, nếu muốn phát triển hệ thống đại học và nền khoa học Việt Nam một cách đàng hoàng, không thể không giải quyết vấn đề thu nhập và điều kiện sống của giảng viên đại học và cán bộ khoa học, đặc biệt là với các cán bộ khoa học trẻ, những người không có dự trữ về kinh tế, nếu không đảm bảo được điều kiện sống cho họ, thì khó có thể hy vọng họ phát triển về sự nghiệp giảng dạy và khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có hướng nào để giải quyết vấn đề này, ngoài việc cho phép sử dụng một phần kinh phí dành cho đề tài nghiên cứu để tăng thu nhập cho cán bộ khoa học (điều này trái với thông lệ quốc tế) lại dẫn đến những tiêu cực khác. Vì vậy, trong khi chờ Nhà nước có chính sách lương mới bảo đảm cho nhà khoa học có được điều kiện sống và làm việc sao cho phù hợp, trước mắt, Nhà nước cần tăng các khoản phụ cấp sinh hoạt và chi phí công tác. Cụ thể:
– Các khoản phụ cấp về đi lại, điện thoại, rèn luyện sức khỏe, người giúp việc… Ví dụ như Phó thủ tướng có tiêu chuẩn đi lại bằng xe Nhà nước không mất tiền, kể cả khi đi việc riêng. Chi phí xe hơi cho Phó thủ tướng mỗi tháng chắc không dưới 10 triệu VND. Bởi vậy, để cho công bằng, cũng nên chi cho các giáo sư (có lương bằng 2/3 lương của Phó thủ tướng) mỗi tháng vài triệu tiền phụ cấp chi phí đi lại. Ngay giám đốc các doanh nghiệp cỡ vừa (tính về bậc lương Nhà nước thì kém giáo sư) cũng có xe đưa đón?
Tôi là một cán bộ trẻ, đã làm việc 2 năm ở trường Đại học KHTN-HN nên tôi nắm khá cụ thể một số mức lương, thực tế là còn thấp hơn nhiều so với con số 200 USD ở trên. Lương một cán bộ trẻ vừa là sinh viên được giữ lại trường, viện công tác thường xấp xỉ 100 USD. Cụ thể tôi năm đầu được 68 USD/tháng (1.200.000 VND), đến năm thứ 2 được 85 USD / tháng (1.500.000 VND), nếu tôi tiếp tục làm việc ở trường sau khi nhận bằng thạc sĩ thì lương là 124 USD/tháng (2.200.000 VND) (hiện tại tôi đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài). Trong khi tiền VND mất giá kinh khủng, lương thì vẫn giậm chân tại chỗ, thử hỏi với lương như vậy sống thế nào được, nói gì đến nghiên cứu. Đúng là Việt Nam mình đang đi lên và đội ngũ trí thức vẫn 1 lòng yêu nước. Nhưng vấn đề thu nhập của giáo viên thực sự nhức nhối. Tôi đã ra làm 14 năm nay mà mức lương chính chỉ là 2 triệu 2. Cộng thêm các khoản thu nhập khác mới chỉ khoảng 6 triệu/tháng. Với các bạn trẻ mới ra trường thì còn tệ hơn. Kết quả là họ phải lao vào kiếm sống. Người thì đi làm công ty, người thì dạy lấy dạy để. Vì thế không còn thời gian cho NCKH, trau dồi kiến thức, soạn bài giảng cho hay. Trong khi đó thì bộ máy quản lý cồng kềnh, thiếu hiệu quả. Theo tôi được biết, hiện nay chỉ khoảng 6,7% tiền học phí được chi cho tiền giảng dạy. Còn lại làm những gì tôi không biết. Vì thế mà bây giờ vẫn trả 30-40 ngàn đồng/tiết dạy. |
– Tiêu chuẩn về nhà ở. Giáo sư và các giảng viên đại học trẻ cũng cần được trợ cấp nhà cửa, với tỷ lệ theo lương. Đòi hỏi này thực ra không có gì quá đáng: Ngay như Trung Quốc cũng có chính sách cấp nhà ở cho các giảng viên đại học trẻ. Với mức lương hiện tại và giá nhà cửa hiện tại, thì các giảng viên đại học ở Việt Nam không thể nào mua nhà dưới bất cứ hình thức gì, trừ khi có nguồn thu nhập khác. Và không an cư thì không lạc nghiệp. Ví dụ: Có thể phân căn hộ khiêm tốn cho giảng viên trẻ, với giá trị khoảng 50 nghìn USD. Nếu tính chi phí lãi suất 5%, thì việc cấp căn hộ giá trị 50 nghìn USD tương đương với việc phụ cấp 5% X 50.000 = 2500 USD/năm tiền nhà ở, hay khoảng 200USD/tháng tiền nhà, cho 1 cán bộ trẻ (đối với giáo sư phụ cấp nhà ở này phải tăng lên thành ít nhất 500USD/tháng).
Nếu Chính phủ chấp nhận cung cấp các khoản phụ cấp và công tác phí cho giáo sư như đề nghị phía trên (nhà cửa, đi lại, điện thoại, người giúp việc, v.v.), thì cũng đã đủ làm tăng thu nhập thực tế của các giáo sư lên trên 1500 USD một tháng, mà không cần đòi hỏi tăng lương chính thức (và cũng không cần tham nhũng hay làm thêm tay trái). Đó có thể là một giải pháp khả dĩ trong tình hình hiện tại.
Song song với việc kiến nghị đổi mới chế độ lương bổng sao cho xứng đáng và hợp lý hơn, giới đại học và khoa học Việt Nam có thể chủ động tạo thêm nguồn thu nhập cho mình bằng chất xám của mình, làm những việc vừa có ý nghĩa về khoa học và giáo dục vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho bản thân. Ví dụ như:
– Giảng dạy chất lượng cao, đồng thời thu học phí cao tương xứng. (Câu hỏi là: Nếu học phí cao SV không có tiền đóng học phí thì sao? Câu trả lời là, thực tế cho thấy, những chương trình giảng dạy chất lượng cao và tạo công ăn việc làm, nếu có thu học phí cao vẫn có nhiều người xin học. Đồng thời Chính phủ và các trường phải có chính sách cấp học bổng cho học sinh giỏi và cho học sinh nghèo ham học vay). Để làm được việc này, các trường (đại học công) cần có quyền tự chủ cao về tài chính, và có quyền trả thù lao cao cho các bài giảng. Hiện tại mức thù lao này do Nhà nước qui định, và quá thấp.
– Liên kết với doanh nghiệp, làm các nghiên cứu có ứng dụng hiệu quả thực tế vào các mảng khác nhau của nền kinh tế, tạo nguồn thu nhập từ các ứng dụng đó. (Chính phủ phải lo tài trợ các nghiên cứu cơ bản, còn các nghiên cứu ứng dụng có thể “tự nó nuôi nó” và nuôi người làm nó).