Việt Nam chính thức gia nhập WTO
Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới vừa kết thúc với sự đồng thuận của 149 thành viên. Chủ tịch Ban Công tác Eirik Glenne gõ búa, thông qua toàn bộ hồ sơ, mở đường đưa VN bước vào sân chơi thương mại toàn cầu.
Thông tin trên được phát đi từ trụ sở WTO tại Geneva ít phút sau khi cuộc họp kết thúc.
Phát biểu tại lễ ký nghị định thư gia nhập với Việt Nam, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã chúc mừng thành công của Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới. Theo ông, nỗ lực của Việt Nam là điều đáng khích lệ đối với các thành viên WTO.
“Việt Nam là một ví dụ cho thấy những nỗ lực cải cách trong nước để gia nhập WTO đã mang lại kết quả rõ nét. Năm ngoái, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8%, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6 tỷ USD và xuất khẩu tăng 20%. Chắc chắn Việt Nam còn đạt được những thành quả lớn hơn nhờ những bộ luật mới, các chế tài hành chính và các cam kết về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong văn kiện gia nhập WTO”.
Ông Pascal Lamy từng là cao uỷ thương mại của Liên minh châu Âu EU. Chính ông đã đặt bút ký hiệp định kết thúc đàm phán gia nhập WTO giữa Việt Nam và EU.
Tại lễ gia nhập, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển một lần nữa nhấn mạnh các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam luôn đi cùng công cuộc đổi mới.
“Chính những cải cách trong nước đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam, tạo cơ sở cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Mặt khác, việc gia nhập WTO giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình cải cách, tạo cơ hội mở rộng thương mại, một yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế”.
Theo Bộ trưởng Tuyển, với sự hợp tác ngày càng mở rộng giữa các thành viên WTO, Việt Nam sẽ tận dụng tốt nhất được các cơ hội, vượt qua các thách thức, đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và ổn định, góp phần tích cực trong việc phát triển hệ thống thương mại đa phương.
Phiên họp đặc biệt của đại hội đồng WTO hôm nay có sự tham gia của đông đủ đại diện 49 thành viên Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Chủ tịch Đại hội đồng, cũng là Chủ tịch Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, ông Eirik Glenne đã tóm tắt quá trình đàm phán và kết quả việc thương thảo của Việt Nam trong tiến trình gia nhập.
Ông chủ tịch Đại hội đồng cũng trình bày 4 bộ hồ sơ văn kiện cam kết của Việt Nam xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, bao gồm báo cáo của Ban công tác dài 260 trang; bản cam kết dài 560 trang của Việt Nam trong lĩnh vực hàng hóa, thuế quan, trợ cấp nông nghiệp cùng lộ trình xuất khẩu; bản cam kết trong lĩnh vực dịch vụ 60 trang; cuối cùng là dự thảo nghị định thư về việc gia nhập WTO của Việt Nam.
Sau màn trình bày của ông Glenne, không ai có ý kiến phản đối. Chính ông đã gõ búa xuống mặt bàn chủ tọa, kết thúc phần biểu quyết thông qua từng văn kiện.
Khoảng thời gian này, là những gì mà phía VN dồn nén, xúc động, đợi chờ sau hơn 11 năm gian nan đàm phán.
Champagne đã nổ vang, với sự chứng kiến của toàn thể Ban công tác và bạn bè quốc tế, chung vui với Việt Nam trong giây phút trọng đại. Đáp lời chúc mừng của các đại biểu, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã cảm ơn sự nhiệt tình, giúp đỡ đầy thiện chí của bạn bè thế giới, giúp Việt Nam chính thức bước vào ngôi nhà chung kinh tế toàn cầu.
Phiên bỏ phiếu của WTO diễn ra chỉ vài ngày trước khi Hà Nội đăng cai hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, với sự tham gia của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên và hàng nghìn doanh nhân quốc tế.
Phát biểu tại lễ ký nghị định thư gia nhập với Việt Nam, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã chúc mừng thành công của Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới. Theo ông, nỗ lực của Việt Nam là điều đáng khích lệ đối với các thành viên WTO.
“Việt Nam là một ví dụ cho thấy những nỗ lực cải cách trong nước để gia nhập WTO đã mang lại kết quả rõ nét. Năm ngoái, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8%, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6 tỷ USD và xuất khẩu tăng 20%. Chắc chắn Việt Nam còn đạt được những thành quả lớn hơn nhờ những bộ luật mới, các chế tài hành chính và các cam kết về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong văn kiện gia nhập WTO”.
Ông Pascal Lamy từng là cao uỷ thương mại của Liên minh châu Âu EU. Chính ông đã đặt bút ký hiệp định kết thúc đàm phán gia nhập WTO giữa Việt Nam và EU.
Tại lễ gia nhập, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển một lần nữa nhấn mạnh các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam luôn đi cùng công cuộc đổi mới.
“Chính những cải cách trong nước đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam, tạo cơ sở cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Mặt khác, việc gia nhập WTO giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình cải cách, tạo cơ hội mở rộng thương mại, một yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế”.
Theo Bộ trưởng Tuyển, với sự hợp tác ngày càng mở rộng giữa các thành viên WTO, Việt Nam sẽ tận dụng tốt nhất được các cơ hội, vượt qua các thách thức, đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và ổn định, góp phần tích cực trong việc phát triển hệ thống thương mại đa phương.
Phiên họp đặc biệt của đại hội đồng WTO hôm nay có sự tham gia của đông đủ đại diện 49 thành viên Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Chủ tịch Đại hội đồng, cũng là Chủ tịch Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, ông Eirik Glenne đã tóm tắt quá trình đàm phán và kết quả việc thương thảo của Việt Nam trong tiến trình gia nhập.
Ông chủ tịch Đại hội đồng cũng trình bày 4 bộ hồ sơ văn kiện cam kết của Việt Nam xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, bao gồm báo cáo của Ban công tác dài 260 trang; bản cam kết dài 560 trang của Việt Nam trong lĩnh vực hàng hóa, thuế quan, trợ cấp nông nghiệp cùng lộ trình xuất khẩu; bản cam kết trong lĩnh vực dịch vụ 60 trang; cuối cùng là dự thảo nghị định thư về việc gia nhập WTO của Việt Nam.
Sau màn trình bày của ông Glenne, không ai có ý kiến phản đối. Chính ông đã gõ búa xuống mặt bàn chủ tọa, kết thúc phần biểu quyết thông qua từng văn kiện.
Khoảng thời gian này, là những gì mà phía VN dồn nén, xúc động, đợi chờ sau hơn 11 năm gian nan đàm phán.
Champagne đã nổ vang, với sự chứng kiến của toàn thể Ban công tác và bạn bè quốc tế, chung vui với Việt Nam trong giây phút trọng đại. Đáp lời chúc mừng của các đại biểu, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã cảm ơn sự nhiệt tình, giúp đỡ đầy thiện chí của bạn bè thế giới, giúp Việt Nam chính thức bước vào ngôi nhà chung kinh tế toàn cầu.
Phiên bỏ phiếu của WTO diễn ra chỉ vài ngày trước khi Hà Nội đăng cai hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, với sự tham gia của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên và hàng nghìn doanh nhân quốc tế.
(Theo VnExpress)
(Visited 8 times, 1 visits today)