Vốn xã hội, nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Một trong những cách để tìm hiểu khái niệm mới là bắt đầu từ những trải nghiệm thực tế, sau đó đem đối chiếu thực tế đó với một số cách hiểu phổ biến được giới thiệu về khái niệm. Kết quả của quá trình này-ở mức tối thiểu là người tìm hiểu có thể gọi tên những “sự vật” mình có thể “thấy được” phù hợp với ý nghĩa đã xác định của khái niệm. Nếu tốt hơn thì người tìm hiểu có thể bổ sung hoặc tạo mới những ý nghĩa cho khái niệm đã có sẵn.
Xin được bắt đầu bằng ví dụ từ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phần mềm. Công ty này làm ra và bán các phần mềm về quản lý. Đó là công việc làm chung của tất cả những nhà quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, sự ràng buộc lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty thường dựa trên một số yếu tố cơ bản dưới đây:
1. Thống nhất với nhau về mục tiêu hoạt động (Tạo ra lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh, thực hiện mơ ước tạo ra những sản phẩm phần mềm quản lý của người Việt Nam phục vụ cho thị trường trong nước và nước ngoài, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhân văn cho mọi người v.v…)
2. Thống nhất với nhau về quy định, chuẩn mực trong hành xử giữa nhà quản lý và nhân viên, giữa các bộ phận, cá nhân khác nhau trong công ty, giữa công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp.
3. Thống nhất với nhau về quyền và nghĩa vụ trong từng vị trí công việc, các chế độ, chính sách về lương, thưởng, đào tạo, đánh giá thành tích, xử phạt v.v…
4. Niềm tin vào sản phẩm đang kinh doanh, niềm tự hào về công ty
5. Niềm tin vào lãnh đạo cao nhất và đội ngũ quản lý của công ty.
Có thể nhận thấy đây là những yếu tố có tác động chồng chéo và ảnh hưởng lớn đến cách thức mỗi cá nhân giao dịch (hoặc giao tiếp) trong tổ chức cũng như với các tổ chức bên ngoài liên quan. Chúng ảnh hưởng đến quyết định cá nhân gia nhập vào công ty, thái độ làm việc trong công ty và chia tay với công ty. Năm yếu tố trên được đáp ứng và thỏa mãn sẽ làm cho sự ràng buộc lẫn nhau trong các thành viên chặt chẽ và bền vững hoặc ngược lại.
Trở lại với khái niệm “Vốn xã hội là những sự ràng buộc lẫn nhau do người ta đặt ra hay tuân giữ khi giao dịch hay khi chung sức làm một việc gì đó; nó còn được gọi là những ràng buộc xã hội (social bonds) hay các hành vi mẫu mực (norms) hoặc quy tắc (rules) xã hội và chúng là những yếu tố quan trọng cho sự bền vững của cuộc sống”. Những ràng buộc lẫn nhau này, được hiểu là vốn xã hội, được kết tinh sau một quá trình gồm có: (1) sự tin cẩn lẫn nhau (trust) hay niềm tin; (2) sự có đi có lại, hay sự hỗ tương; (3) những quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự chế tài; (4) sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới´”[1].
Có lẽ cách hiểu này cần được làm rõ là vốn xã hội sẽ phụ thuộc vào số lượng hay chất lượng của sự ràng buộc lẫn nhau. Bên cạnh đó cũng cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự ràng buộc lẫn nhau (số lượng và chất lượng), vì đây là những cơ sở để trả lời cho một số vấn đề đang được quan tâm liên quan đến vốn xã hội như: làm sao để đánh giá vốn xã hội và liệu có thể đo lường được nó không? Vai trò của vốn xã hội trong việc thúc đẩy sự quản lý tốt?
Từ thực tế đã nêu trong một doanh nghiệp, một khi xác định đó là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sự ràng buộc lẫn nhau trong tổ chức, liệu chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu về khái niệm về vốn xã hội như sau: Vốn xã hội là những yếu tố tinh thần (ví dụ như sự đồng thuận, niềm tin) có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng sự ràng buộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong một tổ chức, cộng đồng.
Với cách hiểu đã nêu, chúng ta sẽ đưa ra những diễn dịch sau: Muốn tạo ra vốn xã hội trong doanh nghiệp, chúng ta cần phải xây dựng sự đồng thuận và niềm tin. Muốn đo lường vốn xã hội trong doanh nghiệp chúng ta sẽ đo lường sự đồng thuận (về mục tiêu họat động, các quy định, chuẩn mực, các chế độ, chính sách) và niềm tin (đối với lãnh đạo, sản phẩm và công ty) của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Và đây sẽ là cơ sở để chúng ta nhận thức về vốn xã hội trong doanh nghiệp, xây dựng các công cụ phương pháp để đo lường và xác định các giải pháp hành động thúc đẩy công tác quản lý của doanh nghiệp?
Lời kết
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của một khái niệm mới chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi cung cấp cho người tìm hiểu những nhận thức mới về thực tế hiện tại, và quan trọng hơn, những nhận t thức mới đó trở thành sức mạnh, động lực để hành động tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cuộc sống.
Vốn xã hội là khái niệm được chuyển dịch từ ngôn ngữ nước ngoài. Nội hàm trước hết của khái niệm được hiểu theo định nghĩa và cách sử dụng khái niệm này của tác giả người nước ngoài. Ngay cả trong trường hợp này, hiểu như thế nào cho đúng và thống nhất là đã khó vì “chưa có một định nghĩa hoàn thiện nào được mọi người thừa nhận chung cho khái niệm vốn xã hội, lại càng chưa có một cách thức nào đo lường, đong đếm một cách định lượng nguồn vốn đó để có thể đưa “đại lượng” vốn xã hội vào các mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đây là hiện tượng bình thường trong ngôn ngữ và cuộc sống.
Khi chuyển dịch sang Tiếng Việt, ngữ nghĩa của từ này sẽ bị “khúc xạ” qua “lăng kính” của người dịch và người đọc. Độ khúc xạ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào năng lực hiểu biết và khả năng ngôn ngữ, thái độ khách quan của người dịch và người đọc. Bên cạnh đó, nhu cầu hiểu khái niệm này theo cách riêng của mình cũng bắt đầu xuất hiện. Sự diễn dịch, dẫn chứng cho ví dụ từ những khái niệm ban đầu sẽ làm cho khái niệm được mở rộng. Một khi khái niệm càng được mở rộng ý nghĩa, cách hiểu thống nhất về khái niệm càng thu nhỏ. Một khi không thể xây dựng được một chuẩn thống nhất để hiểu, việc đo lường cũng trở nên vô cùng khó khăn.
Nêu ra những điều này để xin được bày tỏ một vài mong đợi đối với diễn đàn “Vốn xã hội trong phát triển” như sau:
1. Diễn đàn sẽ giới thiệu càng nhiều càng tốt những cách hiểu, định nghĩa về khái niệm “vốn xã hội” .Việc đưa ra một khái niệm thống nhất về khái niệm này chắc là không thể thực hiện được, nhưng hy vọng những người tham gia diễn đàn sẽ thảo luận và giới thiệu một số định nghĩa, cách hiểu phổ biến, nhất là những cách hiểu phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam. Nếu Việt hóa được khái niệm vốn xã hội thì thật là tuyệt vời.
2. Dựa trên những định nghĩa phổ biến, diễn đàn sẽ đúc kết được một số công cụ và phương pháp giúp các nhà quản lý xã hội, doanh nghiệp, tổ chức đánh giá, đo lường vốn xã hội một cách có hệ thống và khoa học.
3. Diễn đàn sẽ khơi gợi niềm tin và tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội để sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến xây dựng và phát huy vốn xã hội, biết cách sử dụng vốn xã hội để phát triển cá nhân, xây dựng những tổ chức, doanh nghiệp lành mạnh, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Trân trọng cảm ơn.
———————
* ( Phó giám đốc nhân sự trung tâm công nghệ phần mềm SSP- Thạc sĩ Xã hội học)
[1] Trích từ tham luận “Vốn xã hội và phát triển”- LS Nguyễn Ngọc Bích.
1. Thống nhất với nhau về mục tiêu hoạt động (Tạo ra lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh, thực hiện mơ ước tạo ra những sản phẩm phần mềm quản lý của người Việt Nam phục vụ cho thị trường trong nước và nước ngoài, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhân văn cho mọi người v.v…)
2. Thống nhất với nhau về quy định, chuẩn mực trong hành xử giữa nhà quản lý và nhân viên, giữa các bộ phận, cá nhân khác nhau trong công ty, giữa công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp.
3. Thống nhất với nhau về quyền và nghĩa vụ trong từng vị trí công việc, các chế độ, chính sách về lương, thưởng, đào tạo, đánh giá thành tích, xử phạt v.v…
4. Niềm tin vào sản phẩm đang kinh doanh, niềm tự hào về công ty
5. Niềm tin vào lãnh đạo cao nhất và đội ngũ quản lý của công ty.
Có thể nhận thấy đây là những yếu tố có tác động chồng chéo và ảnh hưởng lớn đến cách thức mỗi cá nhân giao dịch (hoặc giao tiếp) trong tổ chức cũng như với các tổ chức bên ngoài liên quan. Chúng ảnh hưởng đến quyết định cá nhân gia nhập vào công ty, thái độ làm việc trong công ty và chia tay với công ty. Năm yếu tố trên được đáp ứng và thỏa mãn sẽ làm cho sự ràng buộc lẫn nhau trong các thành viên chặt chẽ và bền vững hoặc ngược lại.
Trở lại với khái niệm “Vốn xã hội là những sự ràng buộc lẫn nhau do người ta đặt ra hay tuân giữ khi giao dịch hay khi chung sức làm một việc gì đó; nó còn được gọi là những ràng buộc xã hội (social bonds) hay các hành vi mẫu mực (norms) hoặc quy tắc (rules) xã hội và chúng là những yếu tố quan trọng cho sự bền vững của cuộc sống”. Những ràng buộc lẫn nhau này, được hiểu là vốn xã hội, được kết tinh sau một quá trình gồm có: (1) sự tin cẩn lẫn nhau (trust) hay niềm tin; (2) sự có đi có lại, hay sự hỗ tương; (3) những quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự chế tài; (4) sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới´”[1].
Có lẽ cách hiểu này cần được làm rõ là vốn xã hội sẽ phụ thuộc vào số lượng hay chất lượng của sự ràng buộc lẫn nhau. Bên cạnh đó cũng cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự ràng buộc lẫn nhau (số lượng và chất lượng), vì đây là những cơ sở để trả lời cho một số vấn đề đang được quan tâm liên quan đến vốn xã hội như: làm sao để đánh giá vốn xã hội và liệu có thể đo lường được nó không? Vai trò của vốn xã hội trong việc thúc đẩy sự quản lý tốt?
Từ thực tế đã nêu trong một doanh nghiệp, một khi xác định đó là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sự ràng buộc lẫn nhau trong tổ chức, liệu chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu về khái niệm về vốn xã hội như sau: Vốn xã hội là những yếu tố tinh thần (ví dụ như sự đồng thuận, niềm tin) có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng sự ràng buộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong một tổ chức, cộng đồng.
Với cách hiểu đã nêu, chúng ta sẽ đưa ra những diễn dịch sau: Muốn tạo ra vốn xã hội trong doanh nghiệp, chúng ta cần phải xây dựng sự đồng thuận và niềm tin. Muốn đo lường vốn xã hội trong doanh nghiệp chúng ta sẽ đo lường sự đồng thuận (về mục tiêu họat động, các quy định, chuẩn mực, các chế độ, chính sách) và niềm tin (đối với lãnh đạo, sản phẩm và công ty) của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Và đây sẽ là cơ sở để chúng ta nhận thức về vốn xã hội trong doanh nghiệp, xây dựng các công cụ phương pháp để đo lường và xác định các giải pháp hành động thúc đẩy công tác quản lý của doanh nghiệp?
Lời kết
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của một khái niệm mới chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi cung cấp cho người tìm hiểu những nhận thức mới về thực tế hiện tại, và quan trọng hơn, những nhận t thức mới đó trở thành sức mạnh, động lực để hành động tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cuộc sống.
Vốn xã hội là khái niệm được chuyển dịch từ ngôn ngữ nước ngoài. Nội hàm trước hết của khái niệm được hiểu theo định nghĩa và cách sử dụng khái niệm này của tác giả người nước ngoài. Ngay cả trong trường hợp này, hiểu như thế nào cho đúng và thống nhất là đã khó vì “chưa có một định nghĩa hoàn thiện nào được mọi người thừa nhận chung cho khái niệm vốn xã hội, lại càng chưa có một cách thức nào đo lường, đong đếm một cách định lượng nguồn vốn đó để có thể đưa “đại lượng” vốn xã hội vào các mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đây là hiện tượng bình thường trong ngôn ngữ và cuộc sống.
Khi chuyển dịch sang Tiếng Việt, ngữ nghĩa của từ này sẽ bị “khúc xạ” qua “lăng kính” của người dịch và người đọc. Độ khúc xạ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào năng lực hiểu biết và khả năng ngôn ngữ, thái độ khách quan của người dịch và người đọc. Bên cạnh đó, nhu cầu hiểu khái niệm này theo cách riêng của mình cũng bắt đầu xuất hiện. Sự diễn dịch, dẫn chứng cho ví dụ từ những khái niệm ban đầu sẽ làm cho khái niệm được mở rộng. Một khi khái niệm càng được mở rộng ý nghĩa, cách hiểu thống nhất về khái niệm càng thu nhỏ. Một khi không thể xây dựng được một chuẩn thống nhất để hiểu, việc đo lường cũng trở nên vô cùng khó khăn.
Nêu ra những điều này để xin được bày tỏ một vài mong đợi đối với diễn đàn “Vốn xã hội trong phát triển” như sau:
1. Diễn đàn sẽ giới thiệu càng nhiều càng tốt những cách hiểu, định nghĩa về khái niệm “vốn xã hội” .Việc đưa ra một khái niệm thống nhất về khái niệm này chắc là không thể thực hiện được, nhưng hy vọng những người tham gia diễn đàn sẽ thảo luận và giới thiệu một số định nghĩa, cách hiểu phổ biến, nhất là những cách hiểu phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam. Nếu Việt hóa được khái niệm vốn xã hội thì thật là tuyệt vời.
2. Dựa trên những định nghĩa phổ biến, diễn đàn sẽ đúc kết được một số công cụ và phương pháp giúp các nhà quản lý xã hội, doanh nghiệp, tổ chức đánh giá, đo lường vốn xã hội một cách có hệ thống và khoa học.
3. Diễn đàn sẽ khơi gợi niềm tin và tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội để sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến xây dựng và phát huy vốn xã hội, biết cách sử dụng vốn xã hội để phát triển cá nhân, xây dựng những tổ chức, doanh nghiệp lành mạnh, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Trân trọng cảm ơn.
———————
* ( Phó giám đốc nhân sự trung tâm công nghệ phần mềm SSP- Thạc sĩ Xã hội học)
[1] Trích từ tham luận “Vốn xã hội và phát triển”- LS Nguyễn Ngọc Bích.
Trần Minh Trọng*
(Visited 1 times, 1 visits today)