250 triệu USD cho chương trình phát triển đô thị miền núi phía bắc

7 thành phố vùng núi phía Bắc Việt Nam, một trong những vùng kém phát triển với tỉ lệ người nghèo cùng cực cao nhất nước, sẽ tham gia một chương trình mới về tăng cường năng lực với mục tiêu trở thành đầu tàu phát triển kinh tế trong vùng.

TP Yên Bái, một trong 7 thành phố được hỗ trợ. 

Vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã phê chuẩn một khoản tín dụng trị giá 250 triệu Đô-la Mỹ cho Chương trình Phát triển Đô thị Quốc gia khu vực Miền núi Phía bắc (RBNUDP-NM). Chương trình sẽ được triển khai tại vùng núi phía Bắc theo phương pháp cấp vốn mới, gắn kết quả thực hiện với số vốn được cấp.

Chương trình Phát triển Đô thị Quốc gia Dựa trên kết quả- Khu vực Miền núi Phía Bắc (RBNUDP-NM hay viết tắt là “Chương trình”) sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam (CPVN) trong việc xây dựng một khuôn khổ thực hiện Chương trình Phát triển Đô thị Quốc gia. Chương trình sẽ thực hiện điều này bằng cách thử nghiệm một hệ thống tài trợ dựa trên kết quả, trong đó Chương trình sẽ cung cấp cho các thành phố tham gia những nguồn lực cần thiết cùng với việc xác định rõ ràng trách nhiệm thực hiện,định hướng dựa trên kết quả, nâng cao công tác lập kế hoạch, tăng cường hoạt động giám sát và trách nhiệm giải trình thông qua hoạt động kiểm toán và xác minhkết quả. Mục tiêu phát triển của Chương trình là tăng cường năng lực của các thành phố Miền núi phía Bắc tham gia trong công táclập kế hoạch, thực hiện đầu tư và duy trì cơ sở hạ tầng đô thị. Công cụ cho vay theo Chương trình dựa trên kết quả (PforR) của Ngân hàng Thế giới được sử dụng cho hoạt động này.Chương trình sẽ được thực hiện tại 7 thành phố (bao gồm Điện Biên Phủ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang và Yên Bái) với tổng kinh phí 300 triệu USD (trong đó 250 triệu USD là vốn IDA, $50 triệu USD là vốn đối ứng).

Những thành phố tham gia Chương trình có thể sử dụng các khoản tài trợ dựa trên kết quả để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị dưới sự quản lý của Uỷ ban Nhân dân Thành phố (UBND TP). Các tiểu dự án sơ bộ dothành phố đề xuất bao gồm cải tạo và nâng cấp đường giao thông, xây dựng cầu, cống thoát nước, khu vực dân cư có thu nhập thấp, khu tái định cư và cơ sở hạ tầng xã hội. Phần lớn các tiểu dự án xác định trong Chương trình có quy mô tương đối nhỏ so với nhiều lĩnh vực dự án cơ sở hạ tầng khác như đường cao tốc quy mô lớn hoặc phát triển công nghiệp, và sẽ chủ yếu được xây dựng trong những khu vực đã từng có các hoạt động phát triển xây dựng trước đây.

Bộ Xây dựng (Bộ XD), được giao là cơ quan đầu mối của Chương trình Phát triển Đô thị Quốc gia (PTĐTQG), sẽ là cơ quan chủ trì của Chương trình nhưng sẽ phân công trách nhiệm điều phối Chương trình cho Cục Phát triển Đô thị (Cục PTĐT). UBND TP sẽ lập kế hoạch và thực hiện các tiểu dự án trong Chương trình. Hoạt động thực hiện tiểu dự án sẽ do các Ban quản lý dự án (Ban QLDA) tiến hành và báo cáo cho UBND TP. Các hoạt động quản lý môi trường và xã hội sẽ do các Ban QLDA thực hiện và phù hợp với những quy định và thủ tục đã được tăng cường của Chính phủ.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)