Âm nhạc làm tăng chất lượng cuộc sống của người già
Các nhà khoa học Đức và Thụy Sỹ đã cùng nghiên cứu về những ảnh hưởng của âm nhạc với não bộ cua người lớn tuổi. Hãng thông tấn DW của Đức đã trao đổi với trưởng nhóm nghiên cứu này về những thách thức và kết quả có thể đạt được của nghiên cứu.
Giáo sư Eckart Altenmüller
Nhiều người có khả năng chơi ít nhất một nhạc cụ thường được học nhạc từ nhỏ nhưng các nhà nghiên cứu về não từ Hanover và Geneva muốn chứng tỏ rằng những bài học âm nhạc vẫn có giá trị với con người ngay khi đã già.
“Nghiên cứu mới đã kiểm tra những ảnh hưởng của âm nhạc lên chất lượng cuộc sống của người già. Nó nhằm tập trung vào tìm hiểu vai trò quan trọng của việc được sống hạnh phúc của người già và giúp họ có thể cố gắng thử nghiệm những điều mới mẻ trong cuộc sống của mình thêm lần nữa”, nhà sinh lý học thần kinh âm nhạc và trưởng nhóm nghiên cứu Eckart Altenmüller cho DW biết như vậy.
Hơn 100 người đã tham gia các buổi học piano hoặc các lớp về lý thuyết âm nhạc trong vòng một năm, khóa học này sẽ kết thúc vào mùa hè 2018. Bất cứ ai ở độ tuổi từ 64 đến 76 chưa có kinh nghiệm học nhạc, chưa biết chơi một nhạc cụ nào đều được tham gia các khóa học này.
Anh đã tìm hiểu những tác động của âm nhạc đến chất lượng cuộc sống của người già như thế nào? Anh đã hy vọng đạt được kết quả gì?
Chúng tôi hi vọng rằng âm nhạc sẽ đóng vai trò tích cực vào những yếu tố tâm lý khác nhau. Chúng tôi chờ đợi vào việc đem đến niềm vui, giảm bớt nỗi buồn chán, phiền muộn của những người tham gia, tuy nhiên chúng tôi cũng tập trung vào các vấn đề khác như kích thích sự tư duy, tăng cường trí nhớ, kỹ năng tổng hợp và kiểm soát bệnh tật.
Những gì khiến nghiên cứu này trở nên phức tạp là chúng tôi hướng đến việc kiểm tra xem tình trạng các chức năng của não trong giai đoạn về già như thế nào và những yếu tố nào trong các phần kiểm soát về cấu trúc não và các mạng liên kết trong não ảnh hưởng đến những bài học về âm nhạc, lý thuyết âm nhạc.
Anh đặt niềm tin vào những bằng chứng khoa học gì trong nghiên cứu của mình?
Nhiều năm trước đây, chúng tôi đã từng kiểm tra những học viên trong độ tuổi từ 20 đến 30 và chúng tôi có tư liệu tin cậy để thấy mỗi một bài học piano có thể dẫn đến việc tạo ra những mạng liên kết giữa trung tâm của vùng não điều khiển thính giác và chuyển động. Chúng tồn tại một cách ổn định trong nhiều tuần sau đó.
Hiện tại chúng tôi muốn biết liệu có sự thay đổi tương tự mà chúng ta vẫn gọi là sự thích nghi mang tính khả biến thần kinh (neuroplastic adaptation) đến trong vùng não này của người lớn tuổi hay không.
Anh đã theo dõi hai nhóm: một nhóm học các bài piano còn nhóm khác thì học lý thuyết tâm nhạc. Tại sao vậy?
Với chúng tôi, điều đó đóng vai trò quan trọng để lưu giữ cái mà chúng ta vẫn gọi là sự thay đổi của tham số. Trong cách gọi khác, hai nhóm được phân biệt chỉ bởi một điều duy nhất, và trong trường hợp này, đó là trải nghiệm về thể chất với nhạc cụ.
Vậy anh đề xuất là việc nghe nhạc nhiều vẫn chưa đủ để đạt được hiệu quả mong muốn hoặc những điều tương tự?
Đúng vậy. Nghe nhạc là điều tốt và có thể hoàn toàn cải thiện được chất lượng cuộc sống nhưng việc chơi nhạc lại nhiều hiệu quả rõ rệt hơn.
Vậy anh có thể đảm bảo rằng những ảnh hưởng này là kết quả trực tiếp của việc chơi nhạc?
Chúng ta không nên loại trừ thứ mà chúng ta vẫn gọi là những tác động mang tính động cơ không rõ ràng (unspecific motivational effects), đó là điều giải thích tại sao có người không học chơi đàn nhưng vẫn thích học hỏi những điều thú vị về âm nhạc.
Theo cách diễn đạt khác, có thể những hoạt động sáng tạo khác bên cạnh âm nhạc cũng có tác động tích cực?
Đó không phải là chủ đề trong nghiên cứu của chúng tôi nhưng chúng tôi có thể đảm đương được, ví dụ một lớp học làm gốm hoặc học vẽ có thể có những hiệu ứng tích cực tương tự lên não hay không. Đã có những dấu hiệu này ở trẻ em và thanh niên. Những thay đổi trong não này dẫu sao cũng rất khác biệt.
Vậy âm nhạc có thể có những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe không?
Ảnh hưởng tiêu cực chỉ đến khi những hoạt động về âm nhạc bị gia tăng quá mức. Việc tập luyện một cách cưỡng bức cũng có thể gây hại nếu như anh bị buộc phải tập chơi nhạc với âm lượng cực lớn hoặc lặp đi lặp lại những động tác giống nhau.
Tập luyện quá sức không có lợi ích gì vì nó có thể ảnh hưởng đến cả những kỹ năng vận động tốt nhất và dẫn đến sự kiệt sức hoặc mất khả năng vận động, nhưng nhiều nhất là chứng rối loạn vận động.
Thanh Nhàn dịch
Nguồn: http://www.dw.com/en/new-study-aims-to-improve-quality-of-life-for-seniors-with-music/a-41972411