Anthony Brown: Vẽ bản đồ sao

Làm việc “phía sau hậu trường”, một nhà thiên văn học đã sắp xếp việc ra thông báo về dữ liệu về dải Ngân hà vốn được mong chờ từ rất lâu.

Với nhiều nhà thiên văn học, Giáng sinh năm 2018 đến một cách chính xác vào 10h00 Giờ phối hợp quốc tế (Coordinated Universal Time) ngày 25/4. Đó là thời điểm các nhà khoa học với dự án Gaia của Cơ quan vũ trụ châu Âu công bố bộ dữ liệu đầu tiên của mình: một thư mục 551 gigabyte với thông tin chi tiết về các vị trí và chuyển động của hơn 1,3 tỷ ngôi sao.

Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sớm lao vào khai thác dữ liệu này. Nhưng Anthony Brown, một nhà thiên văn tại đài quan sát Leiden ở Hà Lan, có cảm giác khác biệt khi bộ dữ liệu này được công bố: “thật mệt mỏi,” anh nói.

Brown có lý. Anh dẫn dắt nhóm nghiên cứu Phân tích và Xử lý dữ liệu của dự án Gaia – một nhóm nghiên cứu có hơn 400 nhà nghiên cứu đã “nghiền ngẫm” các con số này trong nhiều năm. Được phóng từ năm 2013, con tàu Gaia đã quay để quét bầu trời và ghi chép về các ngôi sao trôi rất nhanh qua camera. Việc “chế biến” dữ liệu mà thiết bị này thu được thành những thông tin chính xác về vị trí, chuyển động và những tính chất khác của các ngôi sao đòi hỏi một quá trình xử lý phức tạp trên mặt đất.

Dù mục tiêu của công việc là để các nhà nghiên cứu – những người quan tâm đến việc sử dụng dữ liệu của Gaia để khám phá những điều bí ẩn của dải Ngân hà nhưng trên thực tế, công việc của Brown có vẻ như ít hấp dẫn. Với tính cách thận trọng và bình tĩnh, Brown đã làm cùng nhóm nghiên cứu xử lý dữ liệu trong vai trò trưởng nhóm từ năm 2012. Công việc ngày qua ngày của anh dường như mang tính hành chính nhiều hơn: dành rất nhiều thời gian vào việc phối hợp với các nhóm nhỏ và gặp gỡ các nhóm để đảm bảo dự án vẫn được vận hành một cách trôi chảy.

Nhưng sự tận tâm và hiểu biết một cách sâu sắc của Brown là yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công trong việc hình thành bộ dữ liệu của Gaia và ngay lập tức được hơn 700 bài báo trích dẫn. Nỗ lực của anh đã giúp định hướng hợp tác thông qua việc sửa chữa những điểm yếu, bao gồm một lỗi hệ thống trong dữ liệu thị sai của kính viễn vọng này – để đảm bảo các góc quan sát những ngôi sao, qua đó tạo điều kiện cho các nhà thiên văn có thể tính toán được các khoảng cách. Nhóm nghiên cứu đã quyết định định rõ đặc điểm của vấn đề này một cách cẩn thận, Amina Helmi – một nhà thiên văn học tại Viện nghiên cứu Thiên văn Kapteyn ở Groningen, Hà Lan và một thành viên của nhóm, cho biết. Brown có năng lực đặc biệt thúc đẩy các nhà nghiên cứu làm việc tốt hơn, Helmi nói. “Tôi không rõ là anh ấy điều đó làm như thế nào. Tất cả chúng tôi đều kính trọng anh ấy”.

Brown và cộng sự chỉ có ít thời gian để nghỉ ngơi bởi ngay lập tức họ còn phải chuẩn bị cho bộ dữ liệu tiếp theo, có thể sẽ được loan báo vào nửa đầu năm 2021. Một dự án nữa đã được lập kế hoạch ngay sau đó, cùng nhiều nhiệm vụ khác tiếp theo: vào tháng 11, dự án này đã được kéo dài thời gian đến hết năm 2020. Từng tham gia Gaia từ năm 1997, Brown không còn quá vội vàng để chờ dự án kết thúc: “Làm việc cho dự án này đã hơn 20 năm, giờ đây nó đã trở thành một phần con người tôi”.

Anh Vũ dịch

Nguồn: https://www.nature.com/immersive/d41586-018-07683-5/index.html

Tác giả

(Visited 11 times, 1 visits today)