Bốn yếu tố để khởi nghiệp thành công
Tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) được coi là một trong những giải pháp góp phần tăng số lượng các doanh nghiệp KH&CN, đồng thời mang lại những đóng góp cụ thể có thể thấy ngay được cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết bốn vấn đề cơ bản.
Trước hết, các doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần một hệ sinh thái hoàn chỉnh, trong đó các chủ thể hỗ trợ startup không thể đứng riêng rẽ mà thường xuyên phải cõ sự gắn kết về thông tin và hợp tác, tương trợ cùng phát triển giữa startup với vườn ươm tạo doanh nghiệp/tổ chức tư vấn khởi nghiệp, giữa các startup với nhau, và đặc biệt uqan trọng là giữa startup với nhà đầu tư/quỹ đầu tư. Các nhà đầu tư cũng cần thường xuyên có cơ hội gặp gỡ, thậm chí được “đào tạo” để hiểu về cách thức, những điểm yếu, điểm mạnh đặc thù của hoạt động đầu tư cho các startup nói riêng và doanh nghiệp KH&CN nói chung, bởi đây là lĩnh vực khá mới mẻ với đa số các nhà đầu tư ở Việt Nam.
Đối với các startup trong lĩnh vực KH&CN thì nhu cầu về vốn rất lớn bởi họ cần đầu tư phát triển các kết quả nghiên cứu của mình thành công nghệ hoàn chỉnh và liên tục cập nhật các công nghệ đó để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đa số họ không thể đi vay ngân hàng, bởi tài sản đang kể duy nhất của các startup là ý tưởng công nghệ, một loại tài sản vô hình mà các ngân hàng Việt Nam thường không chấp nhận làm tài sản thế chấp. Vì vậy theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu khi hoàn thiện công nghệ (giai đoạn ươm mầm), Nhà nước đóng vai trò quan trọng là cung cấp vốn mồi cho các startup. Sau đó, khi qua giai đoạn ươm mầm, để có được vốn nhằm phát triển sản phẩm thử nghiệm và đưa sản phẩm rộng rãi ra thị trường, các startup Việt Nam rất cần tiếp cận được các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các nhà đầu tư tư nhân.
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cơ khí, năng lượng… lại rất cần được sử dụng các phòng thí nghiệm và nhà xưởng để tiến hành nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và kiểm thử được sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị trường. Điều này đòi hỏi những nguồn lực tốn kém vượt quá khả năng của các doanh nghiệp khởi nghiệp, vì vậy họ rất cần nhà nước tổ chức các vườn rươm tạo với đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dụng phù hợp. Tuy nhiên để tổ chức hiệu quả các cơ sở này, trước hết chúng ta phải có những khảo sát, điều tra về số lượng các startup trong từng lĩnh vực cũng như nhu cầu cụ thể của họ.
Điều cuối cùng là cần tạo điều kiện để startup được đào tạo, huấn với những chuyên gia về quản trị doanh nghiệp, tài chính, marketing, sở hữu trí tuệ,… cũng như những “người thành công đi trước” trong lĩnh vực kinh doanh.
Bốn vấn đề ciow bản trên đây có sự đan xen, liên hệ mật thiết với nhau, đòi hỏi sự quan tâm và nhuqngx chính sách thúc đẩy, hỗ trợ một cách toàn diện, thống nhất của nhà nuowcs, các cơ quan quản lý, sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư, các vườn ươm, và đặc biệt là nỗ lực tìm tòi sáng tạo và tự hoàn thiện không ngừng của bản thân các doanh nghiệp khởi nghiệp.
—
Xem thêm:
“Những nút thắt cần tháo gỡ”
(http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=8144)