Các cây bị bỏ qua lại đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững

Các loại cây trồng như táo, anh đào, olive, cà phê, cacao chiếm hơn 183 triệu ha canh tác trên toàn thế giới phần lớn vẫn bị bỏ qua trong các chính sách nông nghiệp, bất chấp vai trò quan trọng của chúng trong việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Các cây ăn quả cũng đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế, với sự tham gia của các nhà khoa học ĐH Göttingen, đã nhấn mạnh vào cách những mùa vụ này không chỉ thiết yếu với việc cung cấp sản vật cho thế giới và cho nền kinh tế toàn cầu mà còn có vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh thái và khí hậu, cũng như cải thiện sinh kế của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Phát hiện này được nêu trong bài báo xuất bản trên tạp chí Nature Sustainability.

Những phát hiện của nghiên cứu thúc giục các nhà hoạch định chính sách phát triển những chương trình cụ thể để thúc đẩy các thực hành bền vững trong việc trồng trọt các loại cây ăn quả. Các chính sách nông nghiệp thường tập trung vào các mùa vụ hằng năm – như lúa mì, hướng dương hay lúa gạo – vốn có chu trình sống ngắn hơn từ lúc nảy mầm đến lúc khai thác chỉ trong vòng một năm. Trong khi thúc đẩy các thực hành bền vững với những cây trồng như lúa mì quan trọng thì các lợi ích sinh thái của các hệ thống này thường bị giới hạn do thảm thực vật của chúng đơn giản hơn và chu trình sống ngắn hơn.

Các cây ăn trái thì ngược lại phức tạp hơn, bao gồm nhiều lớp  thực vật hơn – cỏ, cây bụi, cây thân gỗ – và cung cấp nơi trú ngụ bền vững có thể hỗ trợ sự đa dạng sinh thái khi được quản lý và trông nom một cách bền vững.

Với hệ thống rễ bền vững và thảm lá rụng, cây ăn quả ngăn ngừa sự xói mòn đất, tăng cường dưỡng chất, và đem lại nơi trú ngụ cho nhiều loài động vật hằng năm. Chúng cũng đóng góp vào việc làm giảm phát thải khí nhà kính thông qua cô lập carbon, cải thiện sự kết nối môi trường sống với những hệ sinh thái phân mảnh, và là tầng đệm cho các khu vực được bảo vệ khỏi những tác động của nông nghiệp tập trung. Các cây ăn quả có xu hướng ít bị cơ giới hóa và đòi hỏi nhiều nhân công, đưa ra những cơ hội tuyển dụng nhân lực, cụ thể là ở các quốc gia thu nhập trung bình và thấp, nơi những mùa cây ăn quả đang được mở rộng diện tích.

Các nhà nghiên cứu kêu gọi sự hoàn thiện của những quy định, các khuyến khích tài chính và những chính sách hỗ trợ hướng đến cải thiện thực hành nông nghiệp với cây ăn quả để gia tăng tối đa sự đóng góp của chúng cho sự bền vững toàn cầu.

“Những diện tích trồng cây ăn quả chồng lấn với nhiều khu vực giàu đa dạng sinh thái trên thế giới, khiến cho chúng trở thành điều quan trọng trong bảo tồn. Do đó cần có các thực hành địa phương và đo đạc ở quy mô cảnh quan thích ứng với những bối cảnh khác nhau. Chúng tôi kêu gọi những chính sách được thiết kế cho cây ăn quả để đảm bảo quản lý bền vững các loại cây này”, đồng tác giả nghiên cứu, TS. Elena Velado-Alonso của Nhóm nghiên cứu đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học nông nghiệp theo chức năng của ĐH Göttingen, nói.

“Chúng ta đang để lỡ cơ hội thúc đẩy các cây ăn quả để giải quyết những thách thức môi trường và xã hội lớn nhất của thời đại chúng ta”, theo TS. Carlos Martínez-Núñez, nhà nghiên cứu của Trạm Sinh học Doñana và điều phối viên của nghiên cứu. “Khi quản lý một cách phù hợp, các hệ nông nghiệp đó có thể trở thành một công cụ hữu dụng cho bảo tồn đa dạng sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đói nghèo nông thôn, trong việc gia tăng sản lượng lên khoảng 1.000 triệu tấn thực phẩm hằng năm”.

“Lợi ích này góp thêm tiếng nói hành động, tiến thêm một bước cốt lõi trong việc nghĩ lại về vai trò của nông nghiệp trong xây dựng một tương lai công bằng và bền vững hơn”, Velado-Alonso cho biết thêm.

Anh Vũ dịch từ ĐH Göttingen

https://www.uni-goettingen.de/en/3240.html?id=7687

Tác giả

(Visited 93 times, 3 visits today)