Các chất khó phân hủy polyfluoroalkyl có nguy cơ gây ung thư tuyến giáp

Các nhà nghiên cứu Mount Sinai đã khám phá ra mối liên hệ giữa các hợp chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS) và nguy cơ ngày một gia tăng của ung thư tuyến giáp.

PFAS thường được sử dụng phổ biến trong các nồi, chảo chống dính.

Kết quả nghiên cứu của họ được xuất bản trên tạp chí eBioMedicine 1.

PFAS, hay còn gọi là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, chất vĩnh cửu, là một nhóm chức lớn, phức tạp của các hóa chất tổng hợp có thể phân tán vào đất, nước và không khí. Do liên kết carbon-fluorine của chúng rất mạnh, các hóa chất này không bị phân hủy một cách dễ dàng trong môi trường. Những hóa chất bền vững này thường được dùng trong các sản phẩm ở khắp thế giới kể từ những năm 1940, bao gồm nồi chống dính, quần áo chống thấm nước, vải dệt chống vết bẩn và những sản phẩm chống dầu, chống nước khác 2.

Rất nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế, bao gồm Nghị viện châu Âu và Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), đã tuyên bố việc phơi nhiễm PFAS là một khủng hoảng sức khỏe. Nghiên cứu này ủng hộ cho hành động cần thiết để điều phối và loại bỏ các hóa chất đó khỏi các con đường dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm. Dẫu việc phơi nhiễm PFAS đã được nhận diện như một đóng góp tiềm năng vào khả năng làm gia tăng ung thư tuyến giáp, vẫn còn ít nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa phơi nhiễm PFAS và ung thư tuyến giáp ở con người.

“Với sự gia tăng của người mắc bệnh ung thư tuyến giáp trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây, chúng tôi muốn tìm hiểu các nhân tố môi trường tiềm năng có thể là nguyên nhân của sự gia tăng này. Điều đó dẫn chúng tôi đến phát hiện là PFAS, các hóa chất khó phân hủy, có thể ít nhất giải thích sự gia tăng của ung thư tuyến giáp và là một nơi phải tiếp tục nghiên cứu thêm”, theo nhận xét của đồng tác giả Maaike van Gerwen, trợ lý giáo sư và giam đốc nghiên cứu của Khoa Tai họng – phẫu thuật đầu cổ, trường Y Icahn tại Mount Sinai.

“Nguy cơ ung thư tuyến giáp từ phơi nhiễm PFAS là mối lo ngại toàn cầu khi có sự lưu hành của PFAS trên toàn thế giới. Nghiên cứu này đem lại bằng chứng xác thực để tiến hành những nghiên cứu ở quy mô lớn hơn khám phá tác động của phơi nhiễm PFAS lên tuyến giáp”, TS. van Gerwen cho biết thêm.

Bản đồ phân bố PFAS ở Bắc Mỹ

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu những mối liên hệ giữa các mức plasma PFAS và chẩn đoán ung thư tuyến giáp bằng BioMe, một ngân hành sinh học liên quan đến hồ sơ y tế tại Icahn Mount Sinai. Họ nghiên cứu 88 bệnh nhân ung thư tuyến giáp với các mẫu plasma được thu thập trên người bệnh hoặc trước khi họ được chẩn đoán ung thư và 88 người khỏe mạnh – không mắc ung thư tuyến giáp hoặc bất kỳ loại ung thư nào – tất cả đều được ghi chép cẩn thận về giới tính, chủng tộc/sắc tộc, tuổi (trong vòng năm năm), chỉ số sinh khối cơ thể, tình trạng hút thuốc và năm thu thập mẫu.

Các nhà nghiên cứu đã đo lường các mức độ của tám loại PFAS trong các mẫu máu từ những người tham gia BioMe bằng việc use dụng metabolomics không hướng đích (trao đổi chất học). Các mức độ của từng loại PFAS riêng lẻ được so sánh trong nhóm những người tham gia có phát triển bệnh ung thư tuyến giáp và nhóm khỏe mạnh, sử dụng các mô hình thống kê khác nhau để ước tính độ chính xác.

Các kết quả cho thấy việc phơi nhiễm perfluorooctanesulfonic acid (n-PFOS, một nhóm hóa chất thuộc PFAS) dẫn đến 56% nguy cơ gia tăng chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu thực hiện phân tích trong một nhóm 31 bệnh nhân có ít nhất một năm tham gia BioMe và chẩn đoán ung thư tuyến giáp của họ, để xem xét thời gian trễ giữa phơi nhiễm hóa chất PFAS và phát triển bệnh.

Từ phân tích thứ hai, có một mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa phơi nhiễm n-PFOS và rủi ro ung thư tuyến giáp cũng như tỉ lệ thuận giữa một số hóa chất phụ của PFAS, bao gồm các nhánh perfluorooctanesulfonic acid, perfluorononanoic acid, perfluorooctylphosphonic acid, và perfluorohexanesulfonic acid.

“Các kết quả của nghiên cứu này đã đem lại sự xác nhận cho khủng hoảng sức khỏe do PFAS và nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc giảm thiếu nó và hy vọng vào ngày nào đó sẽ loại trừ được phơi nhiễm PFAS”, theo đồng tác giả Lauren Petrick, phó giáp sư Y học môi trường và sức khỏe công Icahn Mount Sinai.

“Ngày nay, gần như không thể tránh được PFAS trong hoạt động đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúng tôi hi vọng những phát hiện này sẽ làm tăng nhận thức về sự nghiêm trọng của các hóa chất khó phân hủy. Mọi người cần thảo luận về sự phơi nhiễm PFAS với các bác sĩ điều trị để xác định nguy cơ của mình và có được sàng lọ, nếu cần thiết. Thêm vào đó, chúng ta cần tiếp tục thay đổi giới công nghiệp loại trừ PFAS”.

Thanh Đức tổng hợp

Nguồn: https://medicalxpress.com/news/2023-10-per-polyfluoroalkyl-chemicals-potential-factor.html

https://www.medicalnewstoday.com/articles/pfas-forever-chemicals-linked-to-higher-thyroid-cancer-risk

——————————————

1. https://dx.doi.org/10.1016/j.ebiom.2023.104831j

2. http://tiasang.com.vn/quan-ly-khoa-hoc/hop-chat-huu-co-kho-phan-huy-pops-tu-nghien-cuu-den-chinh-sach-11052/

Tác giả

(Visited 8 times, 1 visits today)