Giới hạn của công nghệ trong giải quyết các vấn đề của hệ thống thực phẩm

Các công ty công nghệ đang ngày một mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, đem đến một phong cách cụ thể về văn hóa giải pháp. Nét đặc biệt của Thung lũng Silicon là xây dựng dựa trên niềm tin về một ý tưởng lớn có thể thay đổi cả thế giới. Và lời hứa hẹn của những giải pháp nhanh chóng của công nghệ vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và cả lĩnh vực công.

Nhưng giáo sư UC Santa Cruz Julie Guthman cảnh báo những vấn đề như an ninh lương thực, ô nhiễm thuốc trừ sâu, và biến đổi khí hậu tác động lên các hệ thống thực phẩm không phải là những vấn đề công nghệ cuối cùng; đó còn là các vấn đề xã hội và chính trị. Và bất kỳ “các giải pháp” nào được phát triển mà không có hiểu biết này có thể dẫn đến nhiều thiệt hại hơn là đóng góp.

Trong cuốn sách mới xuất bản của bà, “The Problem with Solutions: Why Silicon Valley Can’t Hack the Future of Food1. Guthman hướng đến việc chuyển thông điệp này tới những người trẻ.

“Tôi muốn các nhà lãnh đạo thế hệ sau của chúng ta hiểu được việc thay đổi đòi hỏi rất nhiều ở việc học hỏi, lắng nghe và làm việc cật lực”, bà nói. “Có một trong nhiều quan điểm ở Thung lũng Silicon cho rằng không nhất thiết phải nghiên cứu lịch sử hoặc học hỏi từ người khác để hiểu cái gì đã được triển khai trong quá khứ. Các doanh nhân nghĩ việc họ có ý tưởng tốt sẽ giúp họ tiến về phía trước mà không cần gắn kết với các cộng đồng chịu ảnh hưởng, và kết cục là họ bị dẫn dắt bằng những gì mà các nhà đầu tư mạo hiểm muốn, chứ không phải là những con người thực tế”.

Guthman đã phát hiện và quan sát hiện tượng này từ vài năm qua thông qua một nghiên cứu mở rộng, nhờ đó bà có cơ hội phân tích sâu vào các nỗ lực chỉnh sửa các hình thức mới của protein. Bà cho biết nhiều người trong ngành công nghiệp công nghệ dường như không nhận thức được những vấn đề xung quanh trong hệ thống thực phẩm của chúng ta thường bị phân mảnh không phải vì những giải pháp đó không tồn tại mà bởi vì những quy tắc trong chính sách công, xã hội và kinh tế khiến những giải pháp hiện có được thực hiện một cách đầy đủ.

Một ví dụ mà bà Guthman đề cập đến trong cuốn sách của mình là việc sử dụng thuốc trừ sâu. Hoạt động của các trang trại hữu cơ cho thấy có thể trồng cây lương thực mà không cần đến thuốc trừ sâu hóa học mà các trang trại thông thường vẫn phụ thuộc (tuy nhiên bà Guthman có lẽ chưa tính đến yếu tố sản lượng của các trang trại hữu cơ này, điều khiến cho các sản phẩm hữu cơ ở các quốc gia đang phát triển trở nên rất đắt đỏ và nằm ngoài tầm với của những người thu nhập thấp). Nguyên nhân này giải thích tại sao hiện tại ở Mỹ chỉ 1% diện tích trang trại được quản lý theo phương thức hữu cơ ngày nay là do thiếu các kỹ thuật canh tác hiệu quả, Guthman lập luận.

Thậm chí, rất nhiều nghiên cứu trước đây của Guthman về chủ đề này đã chỉ ra các nhân tố cấu trúc như các khoản cho vay của ngân hàng và đánh giá giá trị đất đai được giả định trên các mức sản lượng dựa trên việc sử dụng thuốc trừ sâu, và các tiêu chuẩn thẩm mỹ vô cùng khắt khe của người bán hàng và khách hàng.

Một ví dụ khác của khái niệm này là vấn đề an ninh lương thực. Trong khi nhiều công ty đang phát triển các sản phẩm thay thế thịt mà họ quảng bá như những giải pháp cho sự thiếu hụt protein toàn cầu, Guthman lập luận không có nhiều thiếu hụt như vậy tồn tại. Tuy nhiên, có nhiều hoàn cảnh xảy ra trên thế giới này, có nơi thì con người thực sự không đủ thực phẩm để cho nhu cầu ăn uống hằng ngày, và những giải pháp như gia tăng tiền lương, cải thiện các chương trình trợ giá thực phẩm, giảm nợ quốc gia, và những thay đổi về chính sách thương mại địa chính trị là những gì cần làm trên thực tế trong phần lớn các trường hợp.

“An ninh lương thực hiếm khi là vấn đề của sản xuất lương thực”, bà giải thích. “Đó là về việc không đủ khả năng tiếp cận được hệ thống thực phẩm. An ninh lương thực là do thu nhập không đủ và không có mô thức mới cho các tấm protein nào dẫn đến việc giải quyết vấn đề đó”.

Cuối cùng, cuốn sách lập luận những giải pháp công nghệ không phù hợp với những vấn đề mang tính cấu trúc trong hệ thống lương thực – hoặc vấn đề của bất cứ nơi nào khác. Guthman hy vọng cuốn sách sẽ giúp cho nhiều người nhận thức được rằng công nghệ không thể cứu chúng ta khỏi những vấn đề đó, vì vậy chúng ta cần phát triển năng lực để có thể ứng phó bằng hành động xã hội thực tế.

Và điều đó đòi hỏi nhiều người trẻ tập trung vào một cách nghiêm túc, học hỏi việc gắn kết với cộng đồng, như chương trình nghiên cứu cộng đồng của UCSC, hơn là những nỗ lực hời hợt theo phong cách thung lũng Silicon Valley, mang đến những “ý tưởng lớn”.

Quan điểm của Guthman dường như đi ngược lại quan điểm hiện đang nhận được sự ủng hộ ở nhiều nơi, đó là công nghệ có thể giúp chuyển đổi hệ thống sản xuất thực phẩm toàn cầu và loại đi những tác động của nó lên khí hậu và môi trường, ví dụ như trong nông nghiệp chính xác, dự báo thời tiết theo thời gian thực có thể giúp nông dân có quyết định theo ngày về việc tưới nước, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho đồng ruộng vào lúc nào và như thế nào thì phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người cũng hiểu rằng, có nhữn g vấn đề tồn tại trong chuỗi giá trị thực phẩm cần phải giải quyết như giảm thiểu tình trạng lãng phí thực phẩm. Việc này đòi hỏi phải xem xét lại hệ thống logistics chuyển thực phẩm từ các trang trại đến bàn ăn.

“Tôi không phản đối công nghệ nhưng chúng ta không thể khởi đầu ở đó để tìm kiếm giải pháp”, Guthman nói. “Những thay đổi mang tính ứng phó trong các hệ thống thực phẩm của chúng ta đang nhìn vào đó và hiểu tường tận gốc rễ của các vấn đề để đi đến khả năng giải quyết chúng ở nơi chúng cần được giải quyết. Và điều đó thường không chỉ dòi hỏi sự sáng tạo mà còn đòi hỏi cả việc xây dựng ý chí chính trị”.

Thanh Hương tổng hợp

Nguồn: https://news.ucsc.edu/2024/09/guthman-problem-with-solutions.html

https://www.weforum.org/agenda/2022/03/how-technology-can-help-address-challenges-in-agriculture/

——————————————–

1.https://www.ucpress.edu/books/the-problem-with-solutions/epub-pdf

Tác giả

(Visited 235 times, 1 visits today)