Các nhà khoa học tìm thấy hàng trăm độc chất trong nhựa tái chế
Khi các nhà khoa học kiểm tra các hạt nhựa tái chế thu thập ở 13 quốc gia, họ tìm thấy hàng trăm độc chất, bao gồm cả thuốc và dược phẩm.
Những kết quả này được xuất bản do các nhà nghiên cứu ở ĐH Gothenburg.
Bởi vì các nhà khoa học xét thấy nhựa tái chế không phù hợp cho phần lớn các mục đích và là trở ngại trong những nỗ lực tạo ra nền kinh tế tuần hoàn. Các phái đoàn, các nhà khoa học, những người ủng hộ môi trường và sức khỏe từ khắp thế giới tới Nairobi, Kenya cho phiên hội thảo thứ ba Ủy ban đàm phán liên chính phủ thỏa thuận về nhựa (INC-3), diễn ra từ ngày 13 đến 19/11/2023.
Các nhà khoa học sẽ thúc đẩy các phái đoàn lưu ý đến những thông tin khoa học mới nhất về độc chất đã được sử dụng cho quá trình chế tạo các loại nhựa và nhựa sẽ hút bám các hóa chất trong thời gian sử dụng, không loại nhựa nào được coi là an toàn hoặc phù hợp cho sử dụng tuần hoàn.
“Tái chế nhựa đã quảng cáo như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa nhưng các độc chất trong nhựa làm phức tạp quá trình tái sử dụng nhựa, thải loại và cản trở việc tái chế”, giáo sư Bethanie Carney Almroth, trường đại học Gothenburg.
Nhận diện hơn 600 hợp chất hóa học
Trong nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Data in Brief, do Carney Almroth dẫn dắt, các hạt nhựa từ các nhà máy tái chế nhựa ở 13 quốc gia khác nhau đặt tại châu Phi, Nam Mỹ, châu Á và Đông Âu đều chứa hàng trăm loại hóa chất, trong đó có những loại thuốc trừ sâu nồng độ cao.
Tổng số, 491 hợp chất hữu cơ đã được tìm ra và định lượng trong những các hạt nhựa, được bổ sung 170 hợp chất. Các hợp chất này thuộc về vô số loại khác nhau, bao gồm thuốc trừ sâu, dược phẩm, hóa chất công nghiệp, phụ gia nhựa.
Hiện diện nguy cơ cho tất cả
Có một số quy định về hóa chất trong nhựa, và thương mại quốc tế trong chất thải nhựa làm phức tạp hơn vấn đề này.
Trong một bài báo dạng letters, phản hồi từ bài báo này và được xuất bản trên tạp chí Science 1, các nhà khoa học từ trường đại học Gothenburg, IPEN, trường đại học Aarhus, và trường đại học Exeter lưu ý “Các hóa chất độc hại đã cho thấy những nguy cơ rủi ro cho công nhân tái chế nhựa và cả người tiêu dùng, cũng như xã hội và môi trường rộng lớn hơn. Trước khi việc tái chế có thể gia cố thêm vào cuộc khủng hoảng về ô nhiễm nhựa, ngành công nghiệp nhựa phải giới hạn các hóa chất độc hại”.
Hơn 13.000 hóa chất được sử dụng trong quá trình chế tạo nhựa, trong đó 25% được xếp vào loại độc hại. Các nhà khoa học tuyên bố là “không có hóa chất nào dùng trong nhựa có thể được phân loại là an toàn”.
Giáo sư Bethanie Carney Almroth đem đến một thông điệp rõ ràng cho cuộc họp ở Nairobi, “vô số nghiên cứu chứng tỏ các hóa chất độc hại có thể tích tụ ngay cả trong các hệ thống tái chế nhựa điều khiển vòng kín có liên quan. Chúng ta cần loại bỏ các hóa chất trong nhựa có thể là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe con người và môi trường”.
Thanh Hương tổng hợp
Nguồn: https://phys.org/news/2023-11-scientists-hundreds-toxic-chemicals-recycled.html
————————————————
1. https://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S2352340923008090
2. https://www.science.org/doi/10.1126/science.adk9846