Các thực hành và quản trị nông nghiệp đã định hình bất bình đẳng giàu nghèo trong suốt 10.000 năm

Một nghiên cứu mới do Amy Bogaard, giáo sư khảo cổ học châu Âu, trường Khảo cổ, ĐH Oxford, thực hiện đã tiết lộ sự bất bình đẳng giàu nghèo cao ở các xã hội loài người khắp 10.000 năm qua đã được thúc đẩy bằng các thực hành trồng trọt đói khát đất đai.

Cung điện Minoan thời kỳ đồ đồng tại Knossos, đảo Crete, khu phức hợp cung điện rộng khoảng 1 ha trong bối cảnh hiện đại của nó, được bao quanh bởi các lô đất canh tác ở thung lũng sông Kairatos. Vào thời kỳ hoàng kim, đây là trung tâm của một vùng lãnh thổ nông nghiệp trải dài khắp trung tâm Crete. Hoạt động nông nghiệp mở rộng được cung điện quản lý thông qua việc cho những người nông dân chia sẻ tiền thuê trâu cày. Các khu nhà ở được bảo tồn tại Knossos thời kỳ đồ đồng cho thấy hệ thống canh tác thiếu đất đai này đã duy trì sự bất bình đẳng giàu nghèo cao giữa các hộ gia đình. Ảnh: Gerald Cadogan

Nơi đất đai trở nên khan hiếm, sự bất bình đẳng giàu nghèo thường xuất hiện giữa các gia đình, nhưng nơi đất đai thừa mứa , sự thịnh vượng thường được phân bổ một cách công bằng hơn.

Nghiên cứu này được xuất bản trong ấn phẩm đặc biệt của tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, đồng biên tập là Bogaard và Tim Kohler (ĐH bang Washington) và với sự tham gia của 27 nhà khoa học từ khắp thế giới, khi phân tích về 47.000 hộ gia đình từ 1.700 khu định cư thời cổ đại. Cơ sở dữ liệu mới này giờ được công khai như một nguồn mở, trao cơ hội truy cập miễn phí cho mọi người.

Giáo sư Amy Bogaard nói, “Những xã hội trong quá khứ thường được giả định là theo chủ nghĩa bình quân nhưng nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ có tồn tại sự bất bình đẳng giàu nghèo cao, và có thể càng được khoét sâu ở những nơi các điều kiện chính trị và sinh thái cho phép.

“Sự đột sinh của bất bình đẳng giàu nghèo không phải là một kết quả tất yếu của hoạt động nông nghiệp. Nó không là một chức năng đơn giản của các điều kiện thể chế hay môi trường. Nó đột sinh nơi đất đai trở thành nguồn khan hiếm và có thể bị độc quyền. Nghiên cứu của chúng tôi tiết lộ cách các xã hội tránh được những xung đột cực đoan của bất bình đẳng thông qua các thực hành quản trị.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu xem xét những gợi ý về sự biến thiên phân bố giàu nghèo trong các quy mô hộ gia đình và năng lực lưu trữ của họ trong các khu định cư và cách sử dụng đất và thực hành trồng trọt tác động đến sự thay đổi này.

Họ phát hiện ra trong các vùng có các hệ thống canh tác thâm dụng đất đai như những vùng sử dụng các loài động vật cụ thể để canh tác (ví dụ trâu bò kéo cày), sự bất bình đẳng giàu nghèo trở nên dai dẳng, với số lượng nhỏ các hộ kiểm soát đất đai trồng trọt. Ở những vùng không sử dụng động vật kéo cày, đất đai trở nên có giá trị cao thông qua kỹ thuật làm ruộng bậc thang, thủy lợi, tưới tiêu. Trong khi nhiều dự án kỹ thuật có thể bắt đầu như những nỗ lực hợp tác, một số lượng nhỏ các hộ thường có được quyền kiểm soát vùng đất.

Nghiên cứu chứng tỏ sự bất bình đẳng giàu nghèo đột sinh trong những vùng khác nhau của thế giới. Nếu có nhiều áp lực đất đai, ví fuj thông qua sự tăng trưởng dân số, các đầu tư vào ruộng bậc thang và thủy lợi hay gia súc kéo cày có thể thúc đẩy năng suất và khiến cho đất đai trở nên có giá hơn. Điều này càng thêm tiếp nhiên liệu cho cuộc cạnh tranh. Theo thời gian, các khu định cư lớn hơn phát triển như trung tâm của những khu định cư phân tầng xã hội rộng hơn và phát triển bền vững thông qua các hệ thống nông nghiệp thâm dụng đất đai.

Bất bình đẳng ngày nay vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới.

Các phát hiện này thách thức ý tưởng là sự bất bình đẳng giàu nghèo là thứ không thể tránh được. Thật vậy, nó thường là một hệ quả địa phương hóa của việc mở rộng các xã hội mà thiếu các cơ chế chính trị để thỏa thuận với những ràng buộc đất đai một cách công bằng. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng một số xã hội cổ đại thực hành nông nghiệp thâm dụng đất tránh được sự bất bình đẳng lên tới mức cực đoan thông qua quản trị. Các ví dụ bao gồm Teotihuacan ở Mexico, Mohenjo-daro ở đồng bằng châu thổ sông Indus.

Cuối cùng, điều nay hiển thị là sự bất bình đẳng giàu nghèo đã tồn tại như một thách thức dài hạn nhưng quản trị và những thay đổi trong thực hành nông nghiệp có thể giúp kiềm chế sự bất bình đẳng giàu nghèo. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng nghiên cứu về các xã hội cổ xưa có thể đem lại những bài học giá trị để giải quyết bất bình đẳng ngày nay.

“Sự bất bình đẳng giàu nghèo đã là một thách thức trong hàng ngàn năm”, Bogaard nói. “Hiểu cách bất bình đẳng giàu nghèo đã thay đổi trong thời gian rất dài có thể cho phép chúng ra hiểu được vai trò của các hệ thống sử dụng đất đai đã khuyến khích cạnh tranh như thế nào. Quá khứ đưa ra cho chúng ta những bài học để định vị các vấn đề gây sức ép trong xã hội hiện nay. Tin tốt là các xã hội có thể và có sức kháng cự được các xung đột của bất bình đẳng cao thông qua quản trị.

“Những dịch chuyển trong thực hành nông nghiệp và sự bất bình đẳng giàu nghèo đã có từ thời tiền sử trên toàn cầu. Bằng việc nghiên cứu về những thay đổi đó, chúng ta có thể giải quyết được tốt hơn những ngụ ý của chúng cho tương lai. Nếu chúng ta hiểu cách bất bình đẳng đột sinh và tiến hóa, chúng ta sẽ ở một vị thế tốt hơn để loại trừ những tác động cực đoan và tai hại của nó trong hôm nay”.

Anh Vũ dịch từ University of Oxford

Nguồn: https://www.arch.ox.ac.uk/article/new-analysis-archaeological-data-reveals-how-agricultural-practices-and-governance-have

Tác giả

(Visited 102 times, 37 visits today)