Cam là màu xanh mới: Vỏ cam đã làm sống lại một khu rừng ở Costa Rica như thế nào?
Vào giữa những năm 1990, 1.000 chuyến xe tải đổ hàng đống vỏ cam và bã cam xuống một cánh đồng cằn cỗi ở một công viên quốc gia ở Costa Rica. Ngày nay, đây là một khu vực được bao phủ bằng những cánh rừng ngập tràn cây cối tươi tốt.
12.000 tấn vỏ cam đã được chở đến và chôn lại vùng đất bạc màu ở Área de Conservación Guanacaste. Nguồn: zmescience
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở trường đại học Princeton đã tìm hiểu vùng đất 16 năm trước, khi hàng đống vỏ cam được thả xuống. Họ tìm thấy lượng sinh khối trên mặt đất tăng 176% – hay chính là lượng gỗ trong những cây cối đó – bên trong ba hecta nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của họ đã được xuất bản trên tạp chí Restoration Ecology, “Low-Cost Agricultural Waste Accelerates Tropical Forest Regeneration” (Chất thải nông nghiệp chi phí thấp làm gia tốc sự tái sinh rừng nhiệt đới” 1.
Câu chuyện này, vốn liên quan đến một vụ kiện gây tranh cãi, cho thấy quyền lực độc nhất vô nhị của chất thải nông nghiệp không chỉ làm tái sinh một khu rừng mà còn làm cô lập một lượng đáng kể carbon mà lại không phải tốn tiền.
“Đây là một trong số những trường hợp tôi đã từng biết về nơi anh có thể cô lập carbon không chi phí”, Timothy Treuer, đồng tác giả chính của nghiên cứu và là một học viên của Khoa Sinh thái và Sinh học tiến hóa, trường đại học Princeton, nói. “Đây không chỉ là đồng chiến thắng cho cả công ty lẫn công viên quốc gia mà là chiến thắng của tất cả mọi người”.
Ý tưởng ban đầu đã được bắt nguồn từ một cặp nhà sinh thái học Daniel Janzen và Winnie Hallwachs ở trường đại học Pennsylvania, người còn đóng vai trò là các nhà tư vấn kỹ thuật trong nhiều năm cho Área de Conservación Guanacaste (ACG, Khu Bảo tồn Guanacaste) ở Costa Rica 2. Janzen và Hallwachs từng tốt nghiệp Princeton vào năm 1976, đã tập trung nửa sau sự nghiệp của mình vào việc bảo vệ tương lai của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang bị đe dọa.
Vào năm 1997, Janzen và Hallwachs đã trình bày một ý tưởng hấp dẫn với Del Oro, một nhà sản xuất nước cam đóng hộp mới bắt đầu sản xuất dọc theo biên giới khu bảo tồn Área de Conservación Guanacaste. Nếu Del Oro có thể tặng một phần đất rừng của mình vào khu bảo tồn, công ty có thể chôn phần chất thải vỏ cam của công ty trên vùng đất bạc màu bên trong công viên và để quá trình phân hủy sinh học này diễn ra mà không mất chi phí.
Nhưng một năm sau khi hợp đồng được ký kết – trong thời gian đó thì 12.000 tấn vỏ cam đã được chở đến và chôn lại vùng đất bạc màu – TicoFruit, một công ty đối thủ, đã khởi kiện và cho rằng công ty này đã “làm ô nhiễm một công viên quốc gia”. TicoFruit cuối cùng đã giành chiến thắng tại Tòa án tối cao Costa Rica, và vùng đất chôn vỏ cam đã bị bỏ quên tới 15 năm.
Vào mùa hè năm 2013, Treuer thảo luận về những địa điểm nghiên cứu tiềm năng với Janzen khi họ trao đỏi về địa điểm ở khu bảo tồn ở Costa Rica. Janzen cho rằng, dù các nhà phân loại (những nhà sinh học nghiên cứu về việc phân loại các sinh vật) đã tới khu vực này nhưng chưa ai thực sự làm về tiến hóa một cách tỉ mỉ. Vì vậy, trong một chuyến nghiên cứu khác tới Costa Rica, Treuer đã quyết định dừng lại để tìm hiểu cái gì đã làm thay đổi khu vực này trong vòng thập kỷ qua.
Sự biến đổi kỳ diệu của vùng đất có vỏ cam ở Área de Conservación Guanacaste. Nguồn: ĐH Princeton
“Ở đó ngập tràn cây cối và dây leo khiến tôi không thể nhìn rõ tấm biển dài hai mét với dòng chữ màu vàng tươi đánh dấu địa điểm cách đường một quãng”, Treuer nói. “Tôi biết là chúng tôi cần đến với việc đo đạc để định lượng chính xác cái gì đang diễn ra và để kiểm tra lại mọi thứ, vốn đã xuất hiện tại nơi này khiến người ta có thể nhận thấy sự khác biệt kinh ngạc giữa vùng đất màu mỡ và cằn cỗi”.
Treuer nghiên cứu về khu vực này cùng với Jonathan Choi, người mà hiện tại là một nhà nghiên cứu về sinh thái và sinh học tiến hóa tại Princeton. Choi tham gia dự án để thực hiện luận văn của mình.
“Địa điểm này ấn tượng hơn những gì tôi có thể hình dung,” Choi nói. “Sau khi đi qua vùng đất đá và đám cỏ tàn tạ ở vùng đồng cỏ gần đó, tôi đã phải leo qua đám cây bụi và tìm đường xuyên qua những ‘bức tường’ dây leo ở chính khu vực chôn vỏ cam.”
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá hai tập hợp mẫu đất để xác định liệu đám vỏ cam có làm giàu dinh dưỡng cho đất không. Bộ mẫu đất đầu tiên đã được đồng tác giả Laura Shanks của trường Beloit thu thập và phân tích trong năm 2000, bộ mẫu thứ hai do Choi thu thập vào năm 2014. Dữ liệu của Shanks chưa từng được công bố, vì vậy phân tích của cô đã được kết hợp với mẫu của Choi cho nghiên cứu này. Các mẫu đất đã được phân tích bằng các phương pháp khác nhau nhưng vẫn có thể so sánh được.
Để định lượng những thay đổi trong cấu trúc cây cỏ, các nhà nghiên cứu đã thiết lập nhiều đường cắt bên trong khu vực chôn chất thải vỏ cam. Những đường cắt này là những đường song song với khu vực và dài khoảng 100m, nơi những cây trong vòng ba mét đều được đo đạc và gắn thẻ. Việc này là để xem cây lớn nhanh như thế nào trên vùng đất chôn vỏ cam. Để so ánh, họ cũng thực hiện một đo đạc tương tự với vùng đất bên kia đường, nơi không hề có vỏ cam. Họ đã đo đạc đường kính thân cây và xác định tất cả các loài bên trong cả hai khu vực.
Những gì họ tìm được là sự khác biệt đáng ngạc nhiên giữa những khu vực được vỏ cam bao phủ và nơi không được hưởng chất màu mỡ đó. Khu vực chôn vỏ cam thực sự có đất đai màu mỡ, nhiều sinh khối của cây, độ phong phú của cây lớn hơn và độ khép tán của cây mạnh hơn.
“Vô cùng nhiều các vấn đề môi trường do các công ty tạo ra đang dần dẫn đến những điều mà mọi người cần hoặc mong muốn”, đồng tác giả David Wilcove, một giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa, các vấn đề công cụ tại Viện nghiên cứu môi trường Princeton 3, nói. “Nhưng có thể làm giảm bớt rất nhiều vấn đề như vậy nếu lĩnh vực tư và cộng đồng môi trường cùng nhau hợp tác. Tôi tin tưởng nếu chúng ta tìm ra nhiều cơ hội hơn để tận dụng những loại ‘hàng tồn kho’ của ngành công nghiệp thực phẩm để mang tới cho các cánh rừng nhiệt đới. Đó là cách tái chế tốt nhất”.
Thêm vào cùng với Choi, Hallwachs, Janzen, Shanks, Treuer và Wilcove, các đồng tác giả khác còn có Andrew Dobson, một giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Princeton 4, và Daniel Perez Aviles, Jennifer Powers, và Leland K. Werden của Đại học Minnesota.
Nghiên cứu do Quỹ Walbridge của Viện nghiên cứu môi trường Princeton, Khoa Sinh thái học và Sinh học tiến hóa Princeton, Quỹ High Meadows, Hội làm vườn Mỹ và Área de Conservación Guanacaste tài trợ.
Thanh Phương dịch
https://www.zmescience.com/science/orange-peels-save-forests/
————————————
1. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/rec.12565
2. http://whc.unesco.org/en/list/928
3.https://spia.princeton.edu/faculty/dwilcove
4. https://dobber.princeton.edu/